Nội Dung Chính
(Trang 130)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
|
A. ÔN TẬP KIẾN THỨC
1. Trong học kì I, em đã học các bài Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền. Hãy chọn mỗi bài một văn bản mà em xác định là tiêu biểu cho thể loại và chủ đề của bài học và lập bảng vào vở theo mẫu gợi ý sau:
Bài | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nghệ thuật | Nội dung | ||||
2. Em đã thực hành viết các kiểu bài tóm tắt văn bản; tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ; phân tích đặc điểm nhân vật; viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc; viết văn bản tường trình. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:
a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.
b. Tóm tắt một văn bản mà em đã đọc, đã học. Chọn một trong hai hình thức thể hiện sau:
- Tóm tắt văn bản bằng hình thức đoạn văn.
– Tóm tắt văn bản bằng hình thức bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
3. Nêu những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua. Những nội dung này có liên quan như thế nào với những gì em đã đọc hoặc viết?
4. Tóm tắt kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu sau:
Bài | Kiến thức tiếng Việt |
Bầu trời tuổi thơ | Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ: Trạng ngữ của câu có thể là từ hoặc cụm từ. Nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,... Ví dụ: (1) Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. |
(Trang 131)
(2) Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. Trạng ngữ trong câu (2) mở rộng hơn so với trạng ngữ trong câu (1), cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian của sự việc được nêu trong câu. |
B. LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
Sau khi đã ôn tập kiến thức về các thể loại văn bản và tiếng Việt; kiểu bài viết, kiểu bài nói và hoạt động nghe tương ứng trong các bài học của học kì I, em hãy thực hành trên lớp và ở nhà (làm vào vở) theo các phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. ĐỌC
a. Đọc văn bản
Rừng cháy
[...] Quanh co trong rừng, chẳng biết đâu là đâu, thế mà chỉ chừng một giờ sau tía nuôi tôi đã dắt tôi ra đúng chỗ cây tràm chúng tôi ngồi nghỉ ăn cơm chiều bữa trước...
Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn [...]. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loại hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho cảm giác mệt mệt mỏi mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chăng đợi chờ...
Tôi đã ngủ một giấc dài như vậy, sau khi tía con chúng tôi đã lấy mật đầy vào hai thùng sắt tây. Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun gọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng.
Tôi ngồi tựa lưng vào một thân cây lá rậm xùm xoà, lơ mơ nhìn những làn tơ nhện mỏng tang rung rung trong ánh nắng. Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều, mọi tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị nén lại, không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả. Tôi còn đang chăm chú nghe tiếng quạt cánh của một con ong vàng mà không thấy nó đâu, thì bỗng nghe tiếng động cơ gào rú chuyển động rung trời.
Ba chiếc tàu bay của giặc Pháp bay vút qua bên trên khu rừng chúng tôi đang lấy mật. Chúng bay rất thấp, là là trên ngọn cây, khi tôi vừa kịp nghe thì chúng đã tới rồi [...]. Lửa chớp chớp. Súng liên thanh nã đạn xuống rừng nghe inh tai chát óc.
(Trang 132)
Rồi hàng loạt bom nổ ầm ầm, chuyển động cả một vùng rừng ban nãy còn lặng phắc như tờ. Đất dưới chân tôi rung rinh như chực sụp xuống. [...]
– An ơi! Nằm xuống mau. Nó thả cái gì đen đen xuống kia. Nó thả... - Tía nuôi tôi chưa nói dứt câu, vội đẩy tôi nằm gí xuống cỏ. [...] Hai khuỷu tay tôi chống xuống đất đỡ bộ ngực lên, đầu cúi gằm xuống trước, tôi dán sát thân mình vào đất như con thằn lằn. Nếu có bom nổ gần cũng khỏi bị dội tức ngực vì sức chấn động. Phụt... Phụt... Phụt... Tiếng gì vậy? Sao không nghe tiếng nổ?
Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con! – Tía nuôi tôi vừa bảo tôi như vậy, trong lúc tôi chưa kịp ngóc đầu lên thì bỗng nghe tía nuôi tôi hét một tiếng gọi: "An ơi!". Chưa bao giờ tôi nghe ông kêu to như vậy, một thứ tiếng kêu rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng.
- Giặc đốt rừng, con ơi! – Tía nuôi tôi tay vớ chiếc nỏ, tay lôi tôi nhỏm dậy.
Một màn khói đen cuồn cuộn dựng lên trên dãy rừng dọc dài theo sông. [...] Tiếng động cơ vẫn gào rú khủng khiếp trên đầu chúng tôi. Chúng không bắn nữa...
Chỉ nghe tiếng phụt... phụt... Lửa cháy khắp bốn phía rồi. [...]
– Làm sao khiêng hai thùng mật, tía ơi! – Tôi tiếc của, kêu lên.
Chạy thoát thân đã! – Tía nuôi tôi vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nó lôi tôi chạy ngược hướng gió, nơi ngọn lửa bắt đầu tràn đến chúng tôi...
– Lửa dày ở đó... Đùng về phía đó, tía ơi!
Thoát ra mau. Cố lên. May ra thì còn kịp...
[...] Hốt nhiên, tôi nghe có nhiều tiếng chân chạy dồn dập trên đất, như tiếng giày khua.
- Tía ơi, Tây đuổi sau lưng nhiều quá!
- Tây đâu mà Tây. Cứ chạy đi!
Mặc cho tía tôi quát, tôi vẫn cứ ngoái đầu trông lại. Trời ơi, không phải Tây. Trong khói mù nhô ra một con heo đầu đàn, cao gần bằng con bò, lông gáy dựng ngược, mũi ngước lên thở phì phì làm cho hai cái nanh dài chỗ khoé mép vươn ra như hai lưỡi dao găm. Rồi vun vút tràn đến một bầy heo rừng, con lớn con bé tranh nhau chạy, sống lưng nhấp nhô tràn tới như một đàn heo mục. Nai co giò phóng bay qua những lùm cây thấp. Hươu, chồn bông lau, cáo, mèo,... tất cả những con thú bốn chân trong rừng đều nhắm mắt nhắm mũi tranh nhau chạy...
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam, Sđd, tr. 172-175)
(Trang 133)
b. Thực hiện các yêu cầu
- Chọn phương án đúng (làm vào vở)
Câu 1. Đề tài chính được tác giả khai thác trong văn bản là gì?
A. Thiên nhiên vùng rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp
B. Thiên nhiên và cuộc sống con người vùng rừng tràm Nam Bộ
C. Nạn cháy rừng và những nguy cơ về môi trường vùng rừng tràm Nam Bộ
D. Cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Câu 2. Giữa người kể chuyện và các sự việc trong câu chuyện có mối quan hệ như thế nào?
A. Người kể chuyện là người chứng kiến các sự việc đã xảy ra.
B. Người kể chuyện là một nhân vật trong tác phẩm.
C. Người kể chuyện vừa chứng kiến vừa trực tiếp tham gia vào sự việc.
D. Người kể chuyện được nghe kể lại từ lời một nhân vật khác.
- Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu những chi tiết tiêu biểu giúp em nhận biết thời gian, không gian của các sự việc xảy ra trong câu chuyện.
Câu 2. Tóm tắt nội dung câu chuyện (khoảng 7 – 10 câu).
Câu 3. Các sự việc trong câu chuyện được kể theo trình tự nào?
Câu 4. Tìm những chi tiết tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An.
2. VIẾT
đặc điểm nhân Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) phân tích đặc điểm nhân vật người cha – tía của cậu bé An. nuôi
3. NÓI VÀ NGHE
Trình bày tóm tắt một văn bản truyện em tự tìm đọc có nội dung gần gũi với những văn bản đã học.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. ĐỌC
a. Đọc đoạn thơ
tôi yêu đất nước này áo rách
căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai
tôi yêu đất nước này như thế
(Trang 134)
như yêu cây cỏ ở trong vườn
như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
nuôi tôi thành người hôm nay
yêu một giọng hát hay
có bài mái đẩy thơm hoa dại
có sáu câu vọng cổ chứa chan
có ba ông táo thờ trong bếp
(Trần Vàng Sao, trích Bài thơ của một người yêu mước mình,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2020, tr. 35)
b. Thực hiện các yêu cầu
- Chọn phương án đúng (làm vào vở)
Câu 1. Cách trình bày các dòng thơ trong đoạn trích có gì đặc biệt?
A. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong các dòng thơ
B. Không viết hoa tên riêng trong các dòng thơ
C. Không viết hoa tiếng mở đầu, không sử dụng dấu câu
D. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy cuối dòng thơ
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ sau đây: “tôi yêu đất nước này áo rách"?
A. Nhân hoá
B. Hoán dụ
C. Nói giảm nói tránh
D. So sánh
- Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ nào?
Câu 2. Hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhà thơ?
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài".
Câu 4. Các dòng thơ “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió/ vẫn yêu nhau trong từng hơi thở" gợi cho em những liên tưởng gì về đất nước, con người Việt Nam?
2. VIẾT
Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người được bộc lộ trong đoạn trích trên.
3. NÓI VÀ NGHE
Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn