Nội Dung Chính
(Trang 7)
HOẠT ĐỘNG 1 Nhận diện dấu hiệu của bắt nạt học đường
1. Chia sẻ một trải nghiệm bản thân em bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt.
Gợi ý:
– Việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào?
– Người bắt nạt đã có những lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào?
– Em hoặc bạn bị bắt nạt đã có những lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào?
– Em hoặc bạn bị bắt nạt đã phải chịu những tổn thương gì?
2. Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường.
Gợi ý:
– Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình.
– Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn.
– Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối.
(Trang 8)
– Nhắn tin đe doạ.
– Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng.
– Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG 2 Xác định cách phòng, tránh bắt nạt học đường
Thảo luận để xác định những việc nên và không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường.
Gợi ý:
Việc nên làm | Việc không nên làm |
– Kể lại với người mà em tin tưởng về việc bị bắt nạt. – Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt. – Thể hiện rõ thái độ “Không chấp nhận 1 (nghiêm mặt, giật tay ra,...). − Không trả lời tin nhắn có nội dung đe doạ, gây hấn của kẻ bắt nạt. | – Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức. – Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt. – Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt. |
Kêu to để tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh khi bị bắt nạt.
(Trang 9)
HOẠT ĐỘNG 3 Thực hành kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường
Đề xuất cách xử lí thể hiện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường trong các tình huống dưới đây:
Tình huống 1 | Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp một bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp. |
Tình huống 2 | Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn. |
Tình huống 3 | Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển từ trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập. |
HOẠT ĐỘNG 4. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường
– Chủ động phòng tránh, các hành vi bắt nạt học đường, giúp người khác nhận ra các dấu hiệu của hành vi bắt nạt và chia sẻ kết quả thực hiện.
− Thiết kế hình ảnh, thông điệp “Lớp học không có bắt nạt”.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn