Nội Dung Chính
(Trang 16)
HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu về cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân
1. Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.
Gợi ý:
– Em đã tranh biện, thương thuyết với ai?
– Em đã thực hiện cuộc tranh biện, thương thuyết như thế nào? Kết quả ra sao?
(Trang 17)
2. Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân.
a) Cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân.
Gợi ý:
Chủ đề tranh biện: Mạng xã hội rất hữu ích cho mọi người
Các bước lập luận | Nhóm ủng hộ | Nhóm phản đối |
1. Trình bày rõ ràng luận điểm hay lí do chính vì sao ủng hộ hoặc phản đối. | Mạng xã hội cập nhật thông tin mới nhanh hơn tất cả các kênh truyền thông khác. | Mạng xã hội truyền tải nhiều thông tin không đáng tin cậy và sai sự thật. |
2. Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng,.... để giải thích, chứng minh cho luận điểm. | - Thực tế là có rất nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin mới. Tỉ lệ số người sử dụng các trang mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng gia tăng. - ... | Thực tế cho thấy có không người đã tìm kiếm những thông tin chưa được kiểm chứng và ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. |
3. Đưa ra kết luận chung. | Mạng xã hội hữu ích cho mọi người trong tìm kiếm thông tin nhưng cần phải được kiểm chứng. |
b) Lưu ý để tranh biện có hiệu quả.
Trình bày, lập luận rõ ràng, chặt chẽ | Lưu ý khi tranh biện | Tự tin, cởi mở, thẳng thắn. |
Nắm vững quan điểm của bản thân | Tôn trọng, lắng nghe ý kiến đối phương. |
3. Thảo luận về cách thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.
a) Chỉ ra cách thương thuyết của nhân vật trong tình huống sau:
Hùng rất muốn tham gia Câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, mẹ chỉ muốn Hùng dành tất cả thời gian cho việc học. Hùng đã thương thuyết như sau: Hùng: Mẹ ơi, con muốn được tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường. |
(Trang 18)
Mẹ Hùng: Không được đâu, nhiệm vụ chính của con bây giờ là học tập. Con phải dành nhiều thời gian cho việc này. Hùng: Thưa mẹ, bóng đá là môn thể thao tốt cho sự phát triển thể chất của lứa tuổi chúng con. Câu lạc bộ chỉ sinh hoạt 1 lần/ tuần nên không ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nhiều bạn tham gia câu lạc bộ bóng đá mà vẫn học rất tốt đấy ạ. Mẹ Hùng: Nhưng mẹ lo con mải mê đá bóng rồi quên hết chuyện học hành. Hùng: Con hứa với mẹ là sẽ không để ảnh hưởng đến học tập. Xin mẹ cho phép con tham gia câu lạc bộ thử một tháng. Sau một tháng, nếu việc này ảnh hưởng đến thời gian và kết quả học tập thì con sẽ không tham gia câu lạc bộ nữa được không ạ? Mẹ Hùng im lặng mỉm cười. Hùng: Vậy mẹ đồng ý cho con tham gia câu lạc bộ bóng đá rồi nhé. Con cảm ơn mẹ, ngày mai con sẽ nộp đơn xin tham gia câu lạc bộ ạ. |
b) Trao đổi về cách thương thuyết.
Gợi ý:
Cách thương thuyết: – Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn, hoặc không muốn. – Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thoả hiệp tương xứng. – Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được. – Chốt lại ý kiến đồng thuận của cả hai bên. Lưu ý để thương thuyết hiệu quả: − Tôn trọng, lắng nghe đối phương. – Tạo được cảm tình với đối phương. − Tự tin, thiện chí. − Chọn thời điểm thương thuyết phù hợp. |
HOẠT ĐỘNG 2 Thực hành tranh biện, thương thuyết
1. Thực hành tranh biện về quan điểm: "Thức khuya chơi điện tử có hại cho sự phát triển của bản thân".
(Trang 19)
2. Thực hành thương thuyết trong tình huống sau:
Lớp em chuẩn bị đi dã ngoại ở một địa điểm cách trường khoảng 10 km. Một số bạn đề nghị thuê ô tô đi cho nhanh và an toàn, trong khi một số bạn khác lại muốn đi bằng xe đạp để tiết kiệm chi phí. |
HOẠT ĐỘNG 3 Nhận diện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân
1. Chia sẻ những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân khi tham gia tranh biện, thương thuyết.
2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện về khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
Gợi ý:
Hạn chế Còn lúng túng, chưa tự tin khi tranh biện. | Biện pháp rèn luyện – Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng trước khi tranh biện. – Luyện tập trước khi tranh biện. – Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện. |
HOẠT ĐỘNG 4. Rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết
– Thực hiện các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
– Ghi lại và chia sẻ kết quả sự tiến bộ của em sau mỗi lần tranh biện, thương thuyết.
ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2 |
- Nhận diện được ít nhất 3 nét đặc trưng trong tính cách của bản thân. - Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. - Xác định được ít nhất 2 điểm mạnh và 2 điểm hạn chế của bản thân về khả năng tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống. Mức độ em đạt được: Đạt/ Chưa đạt |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn