Nội Dung Chính
(Trang 24)
Đọc được bản vẽ lắp đơn giản.
Hình 4.1 là một bản vẽ lắp. Hãy quan sát và cho biết có những điểm khác biệt nào so với bản vẽ chi tiết. |
Hình 4.1. Bản vẽ lắp bộ ghép đinh tán
I. Nội dung bản vẽ lắp
Bản vẽ lắp là bản vẽ kĩ thuật thể hiện một sản phẩm gồm nhiều chi tiết lắp ráp tạo thành. Bản vẽ lắp dùng làm tài liệu cho quá trình thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.
Nội dung của bản vẽ lắp được tóm lược trên sơ đồ Hình 4.2.
Hình 4.2. Sơ đồ nội dung bản vẽ lắp.
Hình biểu diễn | ||
Bảng vẽ | BẢN VẼ LẮP | Khung tên |
Kích thước |
- Hình biểu diễn: gồm các hình chiếu và hình cắt thể hiện hình dạng kết cấu và vị trí của các chi tiết trong sản phẩm.
- Kích thước: gồm kích thước chung toàn bộ sản phẩm, kích thước lắp ráp giữa các chi tiết,....
- Bảng kê: gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu.
- Khung tên: gồm tên sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, nơi thiết kế (chế tạo),...
(Trang 25)
Trong kĩ thuật, mối ghép đinh tán thường được dùng để ghép các chi tiết dạng tấm. Thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép (Hình 4.3a), sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ (Hình 4.3b).
Mối ghép bằng chốt (Hình 4.4) và mối ghép bu lông, đai ốc (Hình 4.5) cũng được sử dụng phổ biến trong thực tế.
a) Thân đinh tán được luồn qua lỗ | b) Tán đầu còn lại thành mũ | c) Một hình chiếu của mối ghép đinh tán |
Hình 4.3. Mối ghép đinh tán
Hình 4.4. Mối ghép bằng chốt | Hình 4.5. Mối ghép bu lông đai ốc |
II. Đọc bản vẽ lắp
Khi đọc bản vẽ lắp, thường theo trình tự trình bày trên Bảng 4.1 (Ví dụ đọc bản vẽ lắp bộ bản lề Hình 4.6).
Trình tự đọc | Nội dung | Bộ bản lề (Hình 4.6) |
1. Khung tên | - Tên gọi sản phẩm. - Tỉ lệ bản vẽ. | - Bộ bản lề. - 1 : 2. |
2. Bảng kê | Tên gọi chi tiết và số lượng | - Bản lề trái (1), số lượng 1. - Vòng đệm (2), số lượng 1. - Bản lề phải (3), số lượng 1. - Chốt (4), số lượng 1. |
3. Hình biểu diễn | - Hình chiếu. - Các hình biểu diễn khác. | Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng. |
(Trang 26)
Trình tự đọc | Nội dung | Bộ bản lề (Hình 4.6) |
4. Kích thước | – Kích thước chung: chiều dài, rộng và chiều cao toàn bộ sản phẩm. – Kích thước lắp ráp: kích thước chung của hai chi tiết lắp với nhau. – Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết. | - 100; 20; 68. - Kích thước lắp giữa chi tiết (4) với các chi tiết (1), (2), (3) đều là ∅10. |
5. Phân tích các chi tiết | Vị trí của các chi tiết. Có thể tô màu khác nhau cho các chi tiết để dễ phân biệt. | Tô màu các chi tiết như Hình 4.7. |
6. Tổng hợp | Trình tự tháo lắp. | - Thao tác chi tiết 1 - 2 -3 - 4. - Lắp các chi tiết 4 -3 - 2 - 1. |
Chú ý: Khi bản lề trái và bản lề phải được lắp với bộ phận khác thì trình tự tháo lắp có thể sẽ phải thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế.
Hình 4.6. Bản vẽ lắp của bộ bản lề
(Trang 27)
Hình 4.7. Tô màu phân biệt các chi tiết
THỰC HÀNH
Đọc bản vẽ lắp bộ giá đỡ (Hình 4.8) theo trình tự trên Bảng 4.1 (kẻ bảng theo mẫu Bảng 4.1 vào vở và ghi phần trả lời vào bảng.
Hình 4.8. Bản vẽ lắp bộ giá đỡ
VẬN DỤNG
Lựa chọn một sản phẩm đơn giản trong gia đình và cho biết sản phẩm đó được tạo bởi bao nhiêu chi tiết, vai trò của từng chi tiết trong sản phẩm.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn