Nội Dung Chính
(Trang 67)
Thực hiện được một số động tác cơ bản sơ cứu người bị tai nạn điện.
Em cần phải làm gì khi gặp người bị tai nạn điện trong tình huống ở Hình 13.1? |
Hình 13.1. Tai nạn do đến gần dây dẫn điện bị rơi xuống đất
1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Khi phát hiện thấy người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
a) | b) | c) |
Hình 13.2. Một số tình huống tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
KHÁM PHÁ
Hãy cho biết: Cách xử lí nào trong các tình huống ở Hình 13.2 là đúng? Giải thích tại sao?
(Trang 68)
Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, người cứu nạn cần:
- Ngắt nguồn điện bằng những thiết bị đóng cắt ở gần nhất, như: công tắc điện, cầu dao,...
- Trang bị bảo hộ (dép cao su/ ủng cách điện, găng cách điện,...) và các vật dụng cách điện (đứng trên tấm gỗ hoặc thảm cách điện, dùng gậy bằng gỗ khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện).
- Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân.
2. Các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ
Bước 1: Kiểm tra tình trạng nạn nhân
- Nếu nạn nhân còn tỉnh: nới rộng quần áo; nhanh chóng đưa nạn nhân tới vị trí thuận lợi và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác.
- Nếu nạn nhân đã bị ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật và run, cần phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được, tỉnh lại và mời nhân viên y tế.
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 13.3, sắp xếp trinhg tự và mô tả các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ.
a) | b) |
c) | d) |
Hình 13.3. Các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ
(Trang 69)
Bước 2: Thực hiện hô hấp nhân tạo
- Chuẩn bị: Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng. Để đầu ngửa ra sau và nghiêng về một bên.
- Thực hiện ngay việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Người cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực nạn nhân rồi dùng sức ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (5 - 6) cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 100-120 lần/phút.
- Thực hiện hà hơi thổi ngạt, chọn một trong hai cách sau:
+ Thổi vào mũi: Ấn mạnh cằm để giữ miệng nạn nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh.
+ Thổi vào miệng: Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi mạnh.
Làm từ 16 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tỉnh.
Lưu ý: Nếu chỉ có một người cứu thì cứ 15 lần xoa bóp tim chuyển sang hà hơi thổi ngạt 02 lần. Nếu có 02 người thì một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ 5 : 1.
3. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Sơ cứu tại chỗ, gọi xe cứu thương để các nhân viên y tế cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
THỰC HÀNH
I - Chuẩn bị
Dụng cụ, thiết bị: phù hợp với tình huống tai nạn điện đề xuất.
II – Nội dung và trình tự thực hành
1. Đặt ra một tình huống tai nạn điện.
2. Đề xuất cách sơ cứu người bị tai nạn điện trong tình huống đã đề xuất.
3. Đóng vai thành các nhân vật, thực hành sơ cứu người bị tai nạn điện trong tình huống đã đề xuất với các dụng cụ, thiết bị được cung cấp.
VẬN DỤNG
Xây dựng kịch bản xử lí tình huống người bị điện giật do tiếp xúc với đồ dùng bị rò điện.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn