Nội Dung Chính
- Vật liệu cơ khí
- Truyền và biến đổi chuyển động
- Gia công cơ khí bằng tay
- Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
- Dự án: Gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay
(Trang 33)
Nhận biết được một số vật liệu thông dụng.
Em hãy quan sát Hình 6.1 và cho biết: Bộ nồi, chảo nấu ăn thường được làm bằng những vật liệu gì? Tại sao lại sử dụng vật liệu đó? |
Hình 6.1. Bộ nồi, chảo nấu ăn
I. Khái quát về vật liệu cơ khí
KHÁM PHÁ
Quan sát và cho biết: Các chi tiết của xe đạp trong Hình 6.2 được làm từ vật liệu gì?
- Vật liệu cơ khí bao gồm các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí để tạo nên các sản phẩm.
- Vật liệu cơ khí rất đa dạng và phong phú.
- Vật liệu cơ khí có các tính chất cơ bản như: tính chất vật lí, tính chất hoá học và tính chất công nghệ.
Hình 6.2. Xe đạp
II. Các loại vật liệu cơ khí thông dụng
Căn cứ vào tính chất, vật liệu cơ khí chia làm hai nhóm: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.
1. Vật liệu kim loại
Vật liệu kim loại | ||||
Kim loại đen | Kim loại màu | |||
Thép | Gang | Đồng và hợp kim dồng | ... | Nhôm và hợp kim nhôm |
Hình 6.3. Sơ đồ phân loại vật liệu kim loại
(Trang 35)
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 6.3 và cho biết: Vật liệu kim loại được chia thành mấy loại, là những loại nào? Mỗi loại gồm những vật liệu (hợp kim) gì?
- Kim loại đen: Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và carbon. Dựa vào tỉ lệ carbon, kim loại đen được chia thành hai loại chính là gang (tỉ lệ carbon ≥ 2,14%) và thép (tỉ lệ carbon <2,14%).
- Kim loại màu: Ngoài kim loại đen, các kim loại còn lại chủ yếu là kim loại màu. Kim loại màu thường được sử dụng dưới dạng hợp kim.
Inox còn được gọi là thép không gỉ. Thành phần của inox bao gồm: sắt, carbon và các thành phần khác như chromium, nickel, manganese,... |
Bảng 6.1. Một số loại vật liệu kim loại phổ biến
Vật liệu | Đặc điểm | Ứng dụng |
Thép | Thường có màu trắng sáng, cứng, dẻo, dễ gia công, dễ bị oxy hoá. Khi bị oxy hoá sẽ chuyển sang màu nâu. | Làm chi tiết máy, máy công nghiệp, nông nghiệp, trong xây dựng, cầu đường,... các vật dụng trong gia đình như khoá cửa, đinh vít,... |
Gang | Thường có màu xám, cứng, giòn, không thể dát mỏng, chịu mài mòn. | Làm vỏ máy như vỏ động cơ, vỏ máy công nghiệp,... các vật dụng gia đình như nồi cơm,.... |
Đồng và hợp kim đồng | Có màu vàng hoặc đỏ, mềm, dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính chống mài mòn cao, tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt, ít bị oxy hoá trong môi trường. | Làm dây dẫn điện, chi tiết máy như bạc trượt, các chi tiết gia dụng như vòng đệm, vòi nước, các chi tiết tiếp xúc trong đồ điện,... |
Nhôm và hợp kim nhôm | Thường có màu trắng sáng, nhẹ, dễ kéo dài, tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt, ít bị oxy hóa trong môi trường. | Làm dây dẫn điện, chi tiết máy như vỏ máy công nghiệp, vật gia dụng như khung cửa, tủ,... |
KHÁM PHÁ
Từ Bảng 6.1 cho biết những sản phẩm sau đây: lưỡi kéo cắt giấy, đầu kìm điện, lõi dây điện, khung xe ô tô được làm từ vật liệu kim loại gì?
(Trang 36)
2. Vật liệu phi kim loại
Các vật liệu phi kim loại được dùng phổ biến trong cơ khí là chất dẻo, cao su.
- Chất dẻo là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ như dầu mỏ, than đá, khí đốt,... Chất dẻo được chia làm hai loại: chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn (chất dẻo được hoá rắn sau khi ép dưới áp suất và nhiệt độ).
- Cao su là loại vật liệu phi kim loại, cao su gồm hai loại: cao su có nguồn gốc từ tự nhiên và cao su nhân tạo.
- Ngoài ra còn có các vật liệu khác như thuỷ tinh, gốm,...
Bảng 6.2. Một số loại vật liệu phi kim loại phổ biến
Vật liệu | Đặc điểm | Ứng dụng |
Chất dẻo nhiệt | Có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ; dẻo, không dẫn điện, không bị oxy hoá, ít bị hoá chất tác dụng, dễ pha màu và khả năng tái chế. | Làm các vật dụng trong gia đình: dép, can, rổ, cốc,... |
Chất dẻo nhiệt rắn | Chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. | Làm chi tiết máy, ổ đỡ, vỏ bút máy,... |
Cao su | Có tính đàn hồi cao, khả năng giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt. | Làm săm, lốp, ống dẫn, đai truyền, vòng đệm,... |
KHÁM PHÁ
Từ Bảng 6.2 cho biết những sản phẩm sau đây: áo mưa, vỏ ổ lấy điện, vỏ quạt bàn, túi ni lông được làm từ vật liệu gì?
THỰC HÀNH
Sau khi quan sát bộ tiêu bản vật liệu cơ khí, em hãy phân biệt các vật liệu cơ khí sau đây: gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm, cao su, chất dẻo.
VẬN DỤNG
Hãy kể tên một số vật dụng trong gia đình có sử dụng các vật liệu nêu trong bài học và gọi tên các vật liệu đó.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn