Nội Dung Chính
(Trang 35)
Kể một câu chuyện tưởng tượng
Câu chuyện tưởng tượng là câu chuyện do người kể hư cấu (có thể dựa vào những điều có thật rồi tưởng tượng thêm cho thú vị). Phần Nói và nghe của bài học này sẽ hướng dẫn em cách kể một câu chuyện như vậy.
(Trang 36)
1. TRƯỚC KHI NÓI
Mục đích nói Kể một câu chuyện tưởng tượng để giải trí và mang đến cho người nghe một thông điệp nào đó. Người nghe Những người thích các câu chuyện tưởng tượng. |
– Lựa chọn một câu chuyện tưởng tượng mà em muốn kể. Chuyện tưởng tượng không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế mà do em nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình.
– Em có thể tham khảo một số đề tài gợi ý sau:
+ Việc em sống ở thế giới tương lai trong thế kỉ tiếp theo.
+ Em gặp gỡ một nhân vật văn học.
+ Cuộc trò chuyện của em với một sự vật (bàn ghế ở lớp học, chiếc máy tính, chiếc đồng hồ, cái cây trong sân trường,...).
+ Sáng tạo kết thúc khác cho truyện ngắn đã đọc theo cách của em.
– Ghi chú ngắn gọn một số ý quan trọng không thể bỏ qua khi kể như: nhan đề của câu chuyện tưởng tượng em muốn kể, bối cảnh diễn ra câu chuyện, nhân vật trong truyện (trang phục, ngoại hình, lời nói, hành động,...), hệ thống sự kiện,...
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
– Kể lại câu chuyện tưởng tượng một cách diễn cảm.
– Nhấn mạnh những chi tiết tưởng tượng về thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện.
– Điều chỉnh giọng nói, sử dụng cử chỉ, điệu bộ và các phương tiện hỗ trợ một cách phù hợp để tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục cho câu chuyện được kể; lưu ý phân biệt rõ ngữ điệu của lời người kể chuyện và lời nhân vật.
3. SAU KHI NÓI
Người nghe | Người nói |
Trao đổi về bài kể chuyện với tinh thần xây dựng và thái độ tôn trọng. Có thể tập trung vào một số nội dung sau: • Diễn biến của câu chuyện. • Những chi tiết tưởng tượng trong câu chuyện. • Ý nghĩa của câu chuyện. • Sự phù hợp của các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,...) với nội dung câu chuyện. | Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với thái độ tôn trọng và tinh thần cầu thị: • Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng. • Trả lời các câu hỏi, giải thích thêm về những sự kiện, chi tiết mà người nghe chưa rõ. • Tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện nội dung câu chuyện và nâng cao kĩ năng kể chuyện. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn