Nội Dung Chính
(Trang 63)
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)
Giữa văn học và cuộc sống có mối quan hệ phong phú. Thông qua các tác phẩm văn học, người đọc có thể cảm nhận được muôn mặt của cuộc sống. Nhiều vấn đề thực tiễn được các tác giả phản ánh trong tác phẩm gợi cho bạn đọc những suy tư, trăn trở, mong muốn tìm ra giải pháp giúp xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Trong bài học này, em sẽ thảo luận về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học để rèn luyện kĩ năng thảo luận về một vấn đề sao cho hiệu quả.
1. TRƯỚC KHI THẢO LUẬN – Để chuẩn bị cho hoạt động thảo luận, cần thực hiện các bước chuẩn bị trước khi thảo luận như đã thực hành ở bài 2, bài 4, bài 5. – Đề tài thảo luận là một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học như bài thơ Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ), Mưa xuân (Nguyễn Bính),... Có thể chọn thảo luận một trong những vấn đề sau: tiếng Việt trên các vùng miền của đất nước những hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực đến tiếng Việt; vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của tiếng Việt; ý nghĩa của thơ ca đối với đời sống con người;... |
|
2. THẢO LUẬN
– Mở đầu: Người chủ trì nêu vấn đề thảo luận đã được thống nhất ở phần chuẩn bị.
– Triển khai:
+ Các thành viên tham gia thảo luận phát biểu ý kiến dưới sự điều hành của người chủ trì. Cần chú ý theo dõi những ý kiến trước đó để nắm được nội dung thảo luận. Khi trình bày ý kiến của mình về vấn đề, nếu đồng tình với phát biểu nào trước đó thì nêu ý kiến tán thành; nếu không đồng tình thì có thể nêu ý kiến phản đối. Dù đồng tình hay phản đối thì người phát biểu cũng cần đưa ra những lí lẽ, bằng chứng xác đáng.
+ Các thành viên tham gia phát biểu trao đổi, giải đáp thoả đáng ý kiến góp câu hỏi từ phía người nghe với tinh thần cầu thị, tôn trọng các quan điểm khác biệt.
+ Thư kí ghi chép nội dung các ý kiến thảo luận thành biên bản.
– Kết thúc: Dựa trên các ý kiến đã trao đổi, thảo luận, người chủ trì tổng kết các nội dung chính đã thảo luận; khẳng định ý nghĩa của việc thảo luận về vấn đề, cảm ơn sự đóng góp của các thành viên tham gia.
(Trang 64)
3. ĐÁNH GIÁ
– Đánh giá về ý nghĩa của vấn đề thảo luận (tính thiết thực đối với đời sống của lứa tuổi học sinh); chất lượng các ý kiến phát biểu (sự tập trung vào vấn đề trọng tâm, tính độc đáo của các ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng,...); mức độ giải quyết vấn đề qua các ý kiến thảo luận (tính thiết thực, khả thi của giải pháp mà các ý kiến nêu ra).
– Trao đổi, rút kinh nghiệm về sự kết hợp ngôn ngữ nói với ngôn ngữ cơ thể và hiệu quả sử dụng các phương tiện hỗ trợ; cách tổ chức, điều hành cuộc thảo luận (vai trò của người chủ trì, thư kí, các thành viên tham gia thảo luận; sự cởi mở, thân thiện, sôi nổi của không khí thảo luận;...).
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn