Bài 4 : Củng cố, mở rộng và thực hành đọc | Ngữ Văn 9 - Tập 2 | Bài 6: Giải mã những bí mật - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 4 : Củng cố, mở rộng và thực hành đọc


(Trang 37)

Củng cố, mở rộng

1. Kẻ bảng theo mẫu sau (làm vào vở) và điền thông tin về hai văn bản Ba chàng sinh viên và Bài hát đồng sáu xu vào ô phù hợp:

Nội dung\Văn bản Ba chàng sinh viên Bài hát đồng sáu xu
Vụ án    
Không gian hiện trường    

Hệ thống nhân vật:

– Người điều tra

– Nạn nhân

– Nghi phạm

– Thủ phạm

   
Ngôi kể    
Chủ đề    

2. Hãy diễn tả một sự việc hay chi tiết tiêu biểu trong văn bản Ba chàng sinh viên hoặc Bài hát đồng sáu xu bằng một hình thức nghệ thuật mà em thích (tranh, truyện tranh, hoạt cảnh,...).

3. Các văn bản trong bài học này đã giải mã những bí mật gì? Theo em, việc giải mã những bí mật trong thế giới tự nhiên và đời sống xã hội có ý nghĩa như thế nào?

Thực hành đọc

Khi đọc văn bản dưới đây, em cần chú ý những vấn đề sau:

• Cốt truyện của tác phẩm.

• Thời điểm thám tử Kỳ Phát xác định được người lấy trộm chuỗi hột vàng có ba viên ngọc bích.

• Cách thức tìm bằng chứng để giải mã vụ án của thám tử.

• Một số chi tiết có vai trò là manh mối của vụ án.

(Trang 38)

Ba viên ngọc bích

----------------------------
Trích, PHẠM CAO CỦNGhinh-anh-bai-4-cung-co-mo-rong-va-thuc-hanh-doc-10108-0


----------------------------

   (Lược một đoạn: Thám tử Kỳ Phát và người bạn (nhân vật “tôi”) đang chơi cờ ở nhà thì nhận được một cái phong bì do thằng xehinh-anh-bai-4-cung-co-mo-rong-va-thuc-hanh-doc-10108-1 của nhà anh Tham Lượng mang đến. Đó là thư của anh Tham Lượng nhờ Kỳ Phát điều tra giúp một vụ trộm. Kỳ Phát nói với nhân vật “tôi” rằng xem bức thư thì nhận thấy trong lúc anh Tham Lượng ngồi viết, chắc hẳn chị vợ đứng bên cạnh. Kỳ Phát và “tôi” đã đến nhà anh Tham Lượng ngay. Theo lời chị Tham Lượng, chị vừa bị mất chuỗi hột vàng có ba viên ngọc bích rất quý. Ba viên ngọc ấy do nhà vua ban cho ông tổ nhà chị bởi khi làm quan ngự y, cụ có công chữa khỏi bệnh cho vua. Kỳ Phát đề nghị chị Tham Lượng kể lại thật tường tận câu chuyện mất trộm.)
 
   Chị Tham Lượng nói:

   – Anh để tôi nói rõ ràng anh nghe. Nguyên hôm kia, nghĩa là hôm thứ Bảy, tôi và nhà tôi đi xem hát tại Nhà hát Lớn. Tôi định đeo chuỗi hột đi thì nhà tôi bảo nên để ở nhà, vì ở đấy đông nhỡ ra chen nhau, đứt mất thì sao. Thực là tại nhà tôi, chứ nếu đeo đi thì có lẽ lại không bị mất!

   Tham Lượng cãi:

   – Phải, bây giờ nói thế nào chẳng được, nghĩa là số đã mất của thì trăm đường cũng không thoát được. [...]

Kỳ Phát ngắt lời hỏi:

   – Chị không đeo chuỗi hột đi đêm hôm ấy, vậy để ở nhà thì cất vào đâu?

   – Tính tôi vốn cẩn thận nên bỏ chuỗi hột vào chiếc két kia.

Phát nhìn theo tay chỉ, thấy chiếc két sắt kiểu lớn, ba ổ khoá.

Phát gật đầu lẩm bẩm điều gì không rõ, giây lát mới hỏi tiếp:

   – Chị có khoá két lại chứ?

   – Vâng, chính tay tôi khoá lại cẩn thận. – Mấy giờ chị đi xem?

   – Lúc ấy vào quãng 8 giờ rưỡi.

   Phát cười mà hỏi rằng:

   – Chắc chị không quên mang chìa khoá đi.

   Chị Tham Lượng cũng cười:

-----------------------------------------
hinh-anh-bai-4-cung-co-mo-rong-va-thuc-hanh-doc-10108-2Phạm Cao Củng (1913 – 2012) là một trong những nhà văn viết truyện trinh thám đầu tiên và nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Ông được đánh giá là "vua truyện trinh thám Việt Nam” với khoảng 30 cuốn truyện trinh thám gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Vết tay trên trần (1936), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Kỳ Phát giết người (1941), Nhà sư thọt (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942)....

hinh-anh-bai-4-cung-co-mo-rong-va-thuc-hanh-doc-10108-3Thằng xe: người làm công việc kéo xe tay (xe hai bánh, có càng dài, thường để chở người) ở thành thị thời trước.

(Trang 39)

   – Anh nói mới lẫn thẩn, có mỗi cái két mà lại quên không mang chìa khoá đi thì lạ thực, bao giờ chìa tôi cũng giữ, nhưng vì hôm ấy mặc bộ áo vải “phin” mỏng quá, nên sợ rách túi tôi giao cho nhà tôi giữ.

   Phát vẫn cười quay hỏi Tham Lượng:

   – Còn anh, hẳn anh cũng nhớ mang theo, tôi chỉ lo anh đãng trí lại để quên ở nhà thôi!

   Tham Lượng lắc đầu:

   Không, lúc ra khỏi nhà, nhà tôi mới đưa chìa khoá cho tôi, mà lúc về thì tôi lại trao trả nhà tôi ngay.

   Phát có vẻ nghĩ ngợi, sau bỗng nói lẩm bẩm:

   – Quái lạ hôm ấy, tôi cũng có đi xem sao lúc tôi nhìn thấy chị thì lại không thấy anh đâu: tôi lại cứ yên trí rằng chỉ có một mình chị đi xem thôi, còn anh ấy  không đi vì bận việc!

   Chị Tham Lượng hỏi:

   – Có phải anh nhìn thấy tôi lúc “giờ tạm nghỉ” không?

   Kỳ Phát gật đầu:

   Vâng, đúng đó, chắc lúc ấy anh Tham Lượng ra ngoài hàng hiên hút thuốc.

   Tham Lượng lắc đầu:

   – Không, lúc đó tôi có tí việc phải về nhà... Tôi quên chưa lấy cái thư bỏ vào thùng, cái thư cần gửi để nhà dây théphinh-anh-bai-4-cung-co-mo-rong-va-thuc-hanh-doc-10108-4 cho đi chuyến sáng sớm mai!

   Phát nhìn thẳng vào mặt Tham Lượng rồi đột ngột hỏi:

   – Anh về tận nhà bưu điện bỏ thư thì kịp về xem lúc mở màn sao được?

   Tham Lượng lắc đầu:

   – Không, tôi bỏ ngay chỗ hòm thư đầu phố!

   Chị Tham Lượng nói:

   Ấy bỏ ngay đầu phố, thế mà cũng mất xem một đoạn vì quá được chốc lát thì nhà tôi mới về kịp.

   Rồi chị Tham Lượng lại cười:

   – Ấy vì vội vàng vậy, vội đến nỗi trượt chân ngã lấm cả quần, đây này anh xem Phát nhìn theo tay chỉ, rồi chàng đứng dậy hỏi:

   – Bộ quần áo này như mới may đấy chứ, sao mới mà anh mặc không giữ gìn nên chóng hại quá.

   Phát lại về chỗ ngồi, rồi hỏi tiếp:

-------------------------------
hinh-anh-bai-4-cung-co-mo-rong-va-thuc-hanh-doc-10108-5

Nhà dây thép : bưu điện.

(Trang 40)

   Anh đi bộ hay sao mà đến nỗi ngã?

   Tham Lượng lắc đầu:

   – Không, tôi đi xe nhưng vì lúc vội bước xuống, vướng quần phải bánh xe.

   Phát gật đầu.

   – Phải, chẳng thế người ta lại chẳng có câu ví: “Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải gai”.

   Tôi thấy Phát cứ đùa hoài khó chịu quá, bảo:

   – Gớm, anh cứ bông đùa thế thì tra xét thế nào được. Kỳ Phát nhìn tôi rồi cười mà rằng:

   – Nào tới tra xét, vậy chị biết mất chuỗi hột hồi lúc nào?

   Chị Tham Lượng nói:

   – Tôi biết mất ngay từ sáng sớm hôm sau. Lúc mở két ra thì chuỗi hột đã không cánh mà bay.

   Kỳ Phát lại hỏi:

   – Ngoài chuỗi hột ra chị có mất gì nữa không?

   Không, vả lại tiền thì tôi để trong ngăn kéo ở trong tủ, muốn mở lại phải dùng chìa khoá nữa.

   Kỳ Phát hỏi:

   Vậy chị có nghi ngờ cho ai trong nhà này không?

   – Không, vả lại trong nhà hôm ấy thì chỉ có thằng xe ở nhà mà thôi. Con senhinh-anh-bai-4-cung-co-mo-rong-va-thuc-hanh-doc-10108-6 mới xin về hôm trước.

   Kỳ Phát hỏi:

   – Có lẽ là thằng xe lấy?

   Tham Lượng lắc đầu:

   – Không, thằng xe này ở đã lâu, vả lại tôi biết nó là người thực thà cẩn thận.

   Tôi nói một câu hoài nghi:

   Ở đời không biết đâu mà lường được. Nhiều khi mình tin cậy hết sức mà lại gian xảo không chừng!

   (Lược một đoạn: Kỳ Phát hỏi chuyện thằng xe. Theo lời nó, khi ông bà chủ đi xem hát thì nó ở nhà và không có ai vào nhà. Trên đường về nhà, nhân vật “tôi” cho rằng thằng xe lấy cắp chuỗi hột với lí lẽ "Trong nhà chỉ có ba người : anh Tham Lượng, chị Tham lượng và thằng xe. Lẽ tất nhiên chị Tham Lượng không ăn cắp của chị ấy, anh Tham Lượng cũng không ăn cắp nốt, chỉ còn có thằng xe.”. Kỳ Phát cho rằng kết luận với lí lẽ giản đơn, mơ hồ như thế

----------------------------------------
hinh-anh-bai-4-cung-co-mo-rong-va-thuc-hanh-doc-10108-7Con sen :đầy tớ gái trong các gia đình giàu có ở thành thị thời trước.

(Trang 41)

thì thực là ngốc. Theo anh, thằng xe là một người mà hai vợ chồng anh Tham Lượng cùng tin cẩn và nó không có chìa khoá giả mà mở két nên nó không thể là thủ phạm. Rồi anh lại khẳng định chính thằng xe lấy chuỗi ngọc lúc Tham Lượng về nhà lấy thư. Điều này khiến nhân vật “tôi” cảm thấy rất khó hiểu. Kỳ Phát mượn đồng hồ của “tôi” và đi đến Nhà hát Lớn. Anh bảo “tôi” đi về nhà anh Tham Lượng bằng xe tay còn mình thuê xe đạp. Kỳ Phát cắm đầu đạp xe. Khi xe của “tôi” vừa đến nhà anh Tham Lượng thì Kỳ Phát đã đứng đón ở nhà bên cạnh. Sau đó, Kỳ Phát xem đồng hồ rồi lập tức nhảy lên xe đạp đi vụt mất. Kỳ Phát trở lại nhà chị Tham Lượng và nói rằng đã tìm ra thủ phạm lấy cắp chuỗi hột rồi. Anh muốn chị trả công bằng một đêm đi hát với anh Tham Lượng. Kỳ Phát hẹn chị Tham Lượng sáng hôm sau sẽ quay lại nhà chị trả chuỗi ngọc. Kỳ Phát mượn mấy đĩa hát anh Tham Lượng mới mua và bảo chị cho thằng xe đưa đến nhà mình. Nhân vật “tôi” rất nghĩ ngợi vì thường ngày Kỳ Phát rất ghét đi hát ả đào nhưng hôm nay lại thích như vậy. Kỳ Phát vừa về đến nhà thì thằng xe mang mấy đĩa hát đến.)

   Cửa mở, thằng xe nhà anh Tham Lượng mang mấy chiếc đĩa hát vào nó đổ lên bàn rồi toan đi ra, nhưng Phát gọi giật lại:

   − Xe, anh hãy vào đây tôi bảo đã.

   Thằng xe đã luống cuống, nhưng Phát bảo:

   – Anh không có việc gì mà sợ, nhưng tại sao anh lại dám lấy chuỗi hột như vậy? Thằng xe vẫn chối:

   – Thưa ông, con có lấy đâu, lấy thế nào được, vì két khoá.

   Phát quắc mắt, nhảy xổ ra, nắm lấy hai vai nó, nhìn vào tận mặt, rồi cười gằn nói dằn từng tiếng:

   – Con dại lắm, con ạ, bây giờ không phải là lúc nói dối quanh nữa.

   Thằng xe vẫn chối: 

   – Thưa ông oan con, tủ két khoá, con lấy thế nào được.

   Phát lắc đầu:

   – Bất tất anh phải dối tôi, tủ két mở nên anh mới lấy được!

   Rồi Phát vẫn nhìn chằm chằm vào mặt thằng xe, nói nhanh:

   Ta biết hết cả rồi, anh giấu nữa cũng vô ích; sau khi ông Tham về, anh tình cờ thấy tủ két mở, anh lấy chuỗi hột ngọc vì anh không thấy có tiền nong nào để ngoài nữa. Anh lấy xong rồi, anh mang giấu vào trong bếp chỗ chiếc chạn bát, góc bên trái. Tôi biết hết cả rồi. Anh giấu nữa cũng vô ích, vậy anh muốn ngồi tù hay được tôi tha cho? Thằng xe luống cuống, sau đành van lạy:

   – Thưa ông xin ông thương cho con được nhờ, quả thật con không có ý lấy trộm chuỗi hột ngọc nhưng vì lúc ấy tủ kết mở...

   (Lược một đoạn: Kỳ Phát yêu cầu thằng xe mang chuỗi ngọc đến cho anh. Hôm đó anh và “tôi” đi hát cùng anh Tham Lượng cả đêm. Khi anh Tham Lượng về rồi, Kỳ Phát chủ yếu nói chuyện với cô đào Phụng – người yêu của anh Tham Lượng. Sáng hôm sau,Kỳ Phát và "tôi" về

(Trang 42)

nhà chị Tham Lượng. Kỳ Phát đã trả lại chuỗi ngọc quý cho chị Tham Lượng. Sau đó, Kỳ Phát và người bạn về nhà.)

   Lúc về đến nhà Phát nhìn tôi cười:

   – Phải, tôi đã tìm thấy chuỗi hột thực, anh đã hiểu chưa?

   Tôi thì chưa hiểu được chút nào cả.

   Phát đánh diêm châm thuốc lá hút rồi gật đầu:

   – Anh không thể hiểu được thực, vì anh không chịu nghĩ như tôi. Tôi nhận thấy thế ngay khi có chiếc danh thiếp của anh Lượng.

   Tôi chợt nhớ ra, hỏi:

   – Nào, bây giờ thì anh hãy nói cho tôi biết anh nhận thấy ở cái danh thiếp ấy những gì. Phát móc trong túi ra chiếc danh thiếp đưa cho tôi xem lại, rồi cắt nghĩa :

   Phát móc trong túi ra chiếc danh thiếp đưa cho tôi xem lại, rồi cắt nghĩa:

   Trước hết, anh hãy nhắc lại cho tôi biết, anh đã nhận thấy gì lạ.

   – Tôi chỉ nhận thấy có một chỗ chữa, chữa thêm vào chữ “ngay”.

   Phát gật đầu:

   − Phải, đó là chỗ chữa, như thế không phải là tại sao anh Tham Lượng không cẩn thận. Đây anh thử đọc lại tấm thiếp:

   “Anh Kỳ Phát,

   Nếu anh rỗi rãi, thì lại chơi tôi ngay. Tôi có một việc trộm thường, nhưng rất bí mật, nếu được anh tra xét giúp cho thì hay lắm.

   Thế nào anh cũng lại, và trời mưa thì anh xơi cơm luôn thể ở đằng tôi cho vui.

   Anh lại ngay.

   Tham Lượng”

   Kỳ Phát lại nói tiếp:

   – Anh là một nhà văn, sao lại không thấy lời trong thiếp phản trái nhau ư? Này nhé: “nếu anh rỗi rãi” sao lại “thì lại chơi tôi ngay”. Tôi đoán thấy lúc anh Tham Lượng viết thiếp mời thì chị ấy đứng ngay ở bên cạnh. Chính chị ấy bảo chồng viết thêm chữ “ngay” vào. Rồi lại: “việc trộm thường, rất bí mật” đã “thường” lại còn “rất bí mật” đủ hiểu khi viết thiếp, chị ấy muốn mời tôi lại lắm, còn anh ấy thì... không muốn! Hai câu sau là lời chị ấy đọc, nên mới có ý khẩn khoản như vậy.

   Tôi ngẩn người, nghĩ ngợi.

   –  Ừ nhỉ, tại sao anh Tham Lượng lại không muốn anh đến tra xét ?

   Kỳ Phát nhìn thẳng vào tôi rồi cả cười :

   – Có gì là khó hiểu: Vì anh ấy chính là thủ phạm! Anh để nguyên tôi kể lại “vụ trộm thường mà rất bí mật” ấy có đầu đuôi để anh nghe:

(Trang 43)

   Anh Tham Lượng vốn là một người sợ vợ, nhưng anh ấy lại si tình. Anh ấy đi hát, mê đào Phụng quả thể, mà đào Phụng cũng ác, lại cứ một mực đòi anh ấy chuỗi hột, chuỗi hột có ba viên ngọc bích. Lượng khó nghĩ quả, vì những hột vàng có thể mua đánh cho Phụng được, nhưng ba viên ngọc quý thì lấy đâu ra. Bởi vậy cho nên muốn được lòng người yêu, lại không rắc rối với vợ, Lượng nghĩ cách thuê thợ kim hoàn làm một chuỗi hột giả, giống như in chuỗi thực, nghĩa là chỉ có ba viên ngọc bích là giả mà thôi. Rồi Lượng đợi cơ hội để đánh tráo lấy chuỗi hột của vợ. Thì cơ hội ấy đã đến. Hôm đi xem hát Lượng khuyên vợ để chuỗi hột ấy ở nhà rồi trong giờ nghỉ, về mở két, đổi lấy chuỗi thực.

   Tôi ngắt lời Kỳ Phát:

   – Nhưng tại sao anh biết thế?

   Kỳ Phát mim cười:

   – Tôi biết là vì tôi thấy trong vụ trộm này có nhiều điều trái ngược nhau lắm. Ví dụ như việc về nhà bỏ thư. Tôi ngờ vực nên thử lại thì hôm qua tôi đã nhận thấy rõ ràng rằng: Nếu người ta đi xe mà về nhà, như anh đi hôm qua thì một lượt xe mất những 9 phút, hai lần đi về mất 18 phút, không kể còn rẽ vào bỏ thư, còn thuê xe, còn gọi cửa ở nhà. Nghĩa là ít nhất cũng phải mất 25 phút, hay hơn thế nữa. Vậy mà Lượng về nhà chỉ mất có 15, 16 phút thôi. Chẳng lẽ chạy, mà chạy cũng chẳng nhanh hơn xe kéo là mấy, do đó, tôi biết Lượng chỉ có một cách là thuê xe đạp, tôi sực nhớ ngay đến hiệu xe đạp ở cạnh nhà hát. Cũng như anh đã biết tôi thuê xe, lại giở sổ tìm ngày hôm thứ Bảy, quả nhiên có chữ anh Lượng viết thuê xe lúc 10 giờ rưỡi.

   Nhưng anh ấy đi đâu? Đó là một điều cần phải biết. Tôi để ý thấy quần anh ấy có lấm đất sét, tôi biết ngay là anh ấy đi xuống xóm chị em lầy lội.

   Tôi gật đầu.

   – Thôi, bây giờ thì tôi hiểu lắm rồi. Anh Tham Lượng đạp vội xe về nhà, rồi mở két thay chuỗi hột giả vào đấy, rồi vội đi nên không kịp khoá két lại nữa. Xong đâu đấy, anh xuống luôn xóm dưới, trao chuỗi hột thực cho Phụng rồi về Nhà hát Lớn. Thằng xe tình cờ thấy két mở, lấy luôn chuỗi hột giả kia.

   Kỳ Phát gật đầu:

   – Đã đoán ra được nên tôi chỉ còn có việc thử lại xem có đúng không thì quả nhiên đi bằng xe đạp, tôi cũng mất vừa đúng hết 17 phút, cái thời gian mà Lượng đã vắng mặt tại Nhà hát Lớn rồi trở lại sau khi mở màn diễn tiếp hồi sau. Vậy tôi chỉ còn có một việc rất dễ dàng là trả lại cho chị Tham Lượng chuỗi hột thực, chuỗi hột mà đêm qua tôi đã tráo lại của đào Phụng! [...]

(Phạm Cao Củng, Ba viên ngọc bích, in trong Vết tay trên trần,
NXB Công an nhân dân, 2018, tr.60-105)

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4 : Củng cố, mở rộng và thực hành đọc | Ngữ Văn 9 - Tập 2 | Bài 6: Giải mã những bí mật - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.