Bài 31. Thực hành TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔl CHUYỂN ĐỘNG | Công Nghệ 8 | Phần hai - Cơ khí - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

1. Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động. 2. Tháo, lắp được và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền động. 3. Có tác phong làm việc đúng quy trình.


I - CHUẨN BỊ

- Thiết bị:

1 bộ thí nghiệm truyền chuyển động cơ khí gồm:

  + Bộ truyền động đai.

  + Bộ truyền động bánh răng.

  + Bộ truyền động xích.

Mô hình cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền trong động cơ 4 kì.

- Dụng cụ: Thước lá, thước cặp, kìm, tua vít, mỏ lết...

- Học sinh chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III.

II - NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích

- Dùng thước lá, thước cặp đo đường kính các bánh đai (đơn vị đo được tính bằng mm).

- Đánh dấu để đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích, ghi số liệu đo và đếm được vào báo cáo thực hành.

2. Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền

- Lần lượt lắp ráp các bộ truyền vào giá đỡ.

- Đánh dấu vào một điểm của bánh bị dẫn, quay bánh dẫn và đếm số vòng quay của bánh bị dẫn.

- Kết quả đo và đếm được ghi vào báo cáo thực hành.

- Kiểm tra tỉ số truyền: điền các số liệu cần thiết vào bảng trong báo cáo thực hành, tính toán tỉ số truyền thực tế và so sánh với tỉ số truyền lí thuyết.

3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ 4 kì

Quan sát mô hình động cơ 4 kì ở hình 31.1, tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của các cơ cấu: cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền; cơ cấu cam cần tịnh tiến đóng mở van nạp, van thải.

hinh-anh-bai-31-thuc-hanh-truyen-va-bien-dol-chuyen-dong-2681-0

- Quay đều tay quay, quan sát sự lên xuống của pit-tông và việc đóng mở các van nạp, van thải.

- Dùng tay quay quay đều trục khuỷu và cho nhận xét:

  + Khi pit-tông lên đến điểm cao nhất và điểm thấp nhất thì vị trí của thanh truyền và trục khuỷu như thế nào?

  + Khi tay quay quay một vòng thì pit-tông chuyển động ra sao?

III - BÁO CÁO THỰC HÀNH

TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

Họ và tên học sinh:…………………………………………………………………………….…………………………………….

Lớp: ……………………………………………………………………….………………………….………………….………………….………

1. Các số liệu thực hành

hinh-anh-bai-31-thuc-hanh-truyen-va-bien-dol-chuyen-dong-2681-1

2. Trả lời các câu hỏi

   1. Khi pit-tông ở điểm cao nhất và thấp nhất, vị trí của thanh truyền và tay quay như thế nào?

   2. Tại sao khi quay tay quay thì van nạp và van thải lại đóng, mở được? Để van nạp và van thải đóng mở một lần thì trục khuỷu phải quay mấy vòng?

3. Nhận xét và đánh giá bài thực hành

Học sinh tự nhận xét và đánh giá bài thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 31. Thực hành TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔl CHUYỂN ĐỘNG | Công Nghệ 8 | Phần hai - Cơ khí - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 8

  1. Phần một - Vẽ kĩ thuật
  2. Phần hai - Cơ khí
  3. Phần ba - Kĩ thuật điện

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.