Nội Dung Chính
I - CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: Thước, êke, compa, bút chì, tẩy...
- Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy nháp, ...
- Sách giáo khoa, vở bài tập.
II - NỘI DUNG
Đọc các bản vẽ hình chiếu 1, 2, 3, 4 (h.5.1) và đối chiếu với các vật thể A, B, C, D (h.5.2) bằng cách đánh dấu (x) vào bảng 5.1 để chỉ rõ sự tương ứng giữa các bản vẽ và các vật thể. Hãy vẽ các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh của một trong các vật thể A, B, C, D.
Bảng 5.1
Bảng vẽ | Vật thể | |||
A | B | C | D | |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 |
III - CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Yêu cầu thực hiện bài tập thực hành trong vở bài tập hoặc trên tờ giấy khổ A4. Các bước được tiến hành như sau :
Bước 1. Đọc kĩ nội dung bài thực hành và kẻ bảng 5.1 vào bài làm, sau đó đánh dấu (x) vào ô thích hợp của bảng.
Bước 2. Vẽ các hình chiếu đứng, bằng và cạnh của một trong các vật thể A, B, C, D.
Chú ý:
- Cách vẽ tiến hành như bài 3, chia làm hai bước : bước vẽ mờ và bước tô đậm.
- Các kích thước của hình lấy theo các hình đã cho, có thể vẽ theo tỉ lệ gấp đôi. Cần bố trí cân đối các hình trên bản vẽ.
- Bài tập được hoàn thành tại lớp.
- Nếu có điều kiện, học sinh nên làm ở nhà mô hình các vật thể bằng vật liệu mềm.
IV - NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
Học sinh tự nhận xét và đánh giá bài làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Có thể em chưa biết. CÁCH VẼ HÌNH BA CHIỀU
1. Cách vẽ hình ba chiều của hình hộp chữ nhật
2. Cách vẽ hình ba chiều của hình lăng trụ (h.5.4) và hình chóp (h.5.5)
Cách vẽ hình ba chiều của hình lăng trụ và hình chóp dựa trên cơ sở vẽ hình ba chiều của hình hộp chữ nhật như hình 5.3.
•Hình lăng trụ đều có đáy là tam giác đều cạnh a, chiều cao b và chiều cao hình lăng trụ h.
• Hình chóp đều có đáy là hình vuông cạnh a và chiều cao hình chóp h.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn