Bài 42. BẾP ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN | Công Nghệ 8 | Phần ba - Kĩ thuật điện - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bếp điện, nồi cơm điện.


I - BẾP ĐIỆN

1. Cấu tạo

Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp.

Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim gì?

Bếp điện có hai loại:

a) Bếp điện kiểu hở

Dây đốt nóng của bếp điện kiểu hở được quấn thành lò xo, đặt vào rãnh của thân bếp (đế) làm bằng đất chịu nhiệt. Hai đầu dây đốt nóng được luồn trong chuỗi sứ hạt cườm.

b) Bếp điện kiểu kín

Dây đốt nóng được đúc kín trong ống (có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây đốt nóng) đặt trên thân bếp làm bằng nhôm, gang hoặc sắt.

Ngoài ra trên thân bếp còn có đèn báo hiệu, công tắc điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu sử dụng (h.42.1).

hinh-anh-bai-42-bep-dien-noi-com-dien-2694-0

So sánh hai loại bếp điện trên, theo em nên sử dụng loại bếp điện nào an toàn hơn?

2. Các số liệu kĩ thuật

Điện áp định mức: 127V; 220V.

Công suất định mức: từ 500W đến 2000W.

3. Sử dụng

Bếp điện được sử dụng để đun nấu thực phẩm. Khi sử dụng cần chú ý:

- Sử dụng đúng với điện áp định mức của bếp điện.

- Không để thức ăn, nước rơi vào dây đốt nóng và thường xuyên lau chùi bếp điện sạch sẽ.

- Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt, đặc biệt đối với bếp kiểu hở.

Để đảm bảo an toàn điện khi đun nấu cần phải làm gì?

II - NỒI CƠM ĐIỆN

1. Cấu tạo

Nồi cơm điện có ba bộ phận chính là vỏ nồi, soong và dây đốt nóng.

a) Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt.

b) Soong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong được phủ một lớp men đặc biệt để cơm không bị dính với soong.

Căn cứ vào cấu tạo của vỏ nồi, em hãy giải thích tại sao sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện?

Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken - crom, gồm dây đốt nóng chính và dây đốt nóng phụ.

Dây đốt nóng chính công suất lớn được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm (có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây) đặt sát đáy nồi, dùng ở chế độ nấu cơm.

Dây đốt nóng phụ công suất nhỏ gắn vào thành nồi được dùng ở chế độ ủ cơm. Ngoài ra còn có đèn báo hiệu và mạch điện tự động để thực hiện các chê' độ nấu, ủ, hẹn giờ... theo yêu cầu (h.42.2).

hinh-anh-bai-42-bep-dien-noi-com-dien-2694-1

2. Các số liệu kĩ thuật

- Điện áp định mức: 127V; 220V.

- Công suất định mức: từ 400W đến 1000W.

- Dung tích soong 0,75 l; 1 l; 1,5 l; 1,8 l; 2,5 l.

3. Sử dụng

Nồi cơm điện ngày càng được sử dụng nhiều, rất tiện lợi, từ loại đơn giản cho đến loại tự động nấu cơm theo chương trình và báo tín hiệu bằng màn hình.

Cần sử dụng đúng với điện áp định mức của nồi cơm điện và bảo quản nơi khô ráo.

Ghi nhớ

1. Nguyên lí làm việc của bếp điện và nồi cơm điện dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng.

2. Dây đốt nóng được đúc kín trong ống có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây.

3. Sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện.

Câu hỏi

1. Dựa vào nguyên lí chung của đồ dùng loại điện - nhiệt, hãy nêu nguyên lí làm việc của bếp điện và nồi cơm điện.

2. Hãy so sánh công suất, cách đặt và chức năng của dây đốt nóng chính và dây đốt nóng phụ của nồi cơm điện.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 42. BẾP ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN | Công Nghệ 8 | Phần ba - Kĩ thuật điện - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 8

  1. Phần một - Vẽ kĩ thuật
  2. Phần hai - Cơ khí
  3. Phần ba - Kĩ thuật điện

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.