Bài 2. HÌNH CHIẾU | Công Nghệ 8 | Phần một - Vẽ kĩ thuật - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

1. Hiểu được thế nào là hình chiếu. 2. Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.


I - KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU

Quan sát hình 2.1, vật thể được chiếu lên mặt phẳng. Hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm A’ trên mặt phẳng. Đường thẳng AA’ gọi là tia chiếu và mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu hay mặt phẳng hình chiếu.

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-2625-0

II - CÁC PHÉP CHIẾU

Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau.

Hãy quan sát các hình 2.2 và nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b và c.

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-2625-1

Phép chiếu vuông góc (h.2.2c) dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.

Phép chiếu song song (h.2.2b) và phép chiếu xuyên tâm (h.2.2a) dùng để vẽ các hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên các bản vẽ kĩ thuật.

III - CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

1. Các mặt phẳng chiếu

Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể, ta lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo ba hướng khác nhau lên ba mặt phẳng chiếu như hình 2.3:

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-2625-2

- Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng.

- Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng.

- Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

2. Các hình chiếu

Tên gọi các hình chiếu tương ứng với các hướng chiếu (h.2.4):

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-2625-3

- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.

- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.

- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

Quan sát hình 2.3 và hình 2.4, cho biết các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào?

IV - VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU

Trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ. Vì vậy, sau khi chiếu vật thể, mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng (h.2.4). Ta có bản vẽ các hình chiếu như hình 2.5.

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-2625-4

Chú ý:

Trên bản vẽ có quy định:

- Không vẽ các đường bao của các mặt phẳng chiếu.

- Cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm.

- Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét đứt.

Em hãy quan sát hình 2.5 và cho biết vị trí các hình chiếu ở trênbản vẽ được sắp xếp như thế nào?

Ghi nhớ

1. Trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu diễn tả hình dạng các mặt của vật thể theo các hướng chiếu khác nhau.

2. Vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ như sau:

- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.

- Hình chiếu cạnh ở bên phải, hình chiếu đứng.

Câu hỏi

1. Thế nào là hình chiếu của một vật thể?

2. Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?

3. Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?

Bài tập

Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, c và các hình chiếu 1, 2, 3 (h.2.6).

a) Hãy đánh dấu (x) vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.

b) Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2.

Bảng 2.1

Hình chiếu Hướng chiếu
A B C
1      
2      
3      

Bảng 2.2

Hình chiếu Tiêu chuẩn chiếu
1  
2  
3  

Có thể em chưa biết. TIÊU CHUẨN BẢN VẼ KĨ THUẬT

Các bản vẽ kĩ thuật được lập theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kĩ thuật.

1. Khổ giấy

Bảng 2.3 trình bày các khổ giấy chính dùng cho các bản vẽ và tài liệu kĩ thuật.

Bảng 2.3. Các khổ giấy chính

Kí hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4
Kích thước các cạnh khổ giấy tính bằng milimét (mm) 1189 x 841 841 x 594 594 x 420 420 x 297 297 x 210

2. Nét vẽ

Bảng 2.4 trình bày một số loại nét vẽ cơ bản dùng trên các bản vẽ kĩ thuật.

a) Các nét vẽ

Bảng 2.4. Một số loại nét vẽ cơ bản

 

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-2625-5

 

b) Chiều rộng

Chiều rộng của nét vẽ lấy trong dãy kích thước sau:

0,13;  0,18;  0,25;  0,35;  0,5;  0,7;  1;  1,4;  2 mm.

c) Cách vẽ

Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng (d) của nét đậm thường lấy bằng 0,5mm và chiều rộng của nét mảnh lấy bằng d/2 (0,25mm).

- Khe hở các nét đứt, nét gạch chấm mảnh lấy khoảng l,5d.

- Các gạch ngắn trong nét đứt lấy khoảng 6d.

- Các chấm trong nét gạch chấm mảnh 0,25d.

- Các gạch trong nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 12d.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2. HÌNH CHIẾU | Công Nghệ 8 | Phần một - Vẽ kĩ thuật - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 8

  1. Phần một - Vẽ kĩ thuật
  2. Phần hai - Cơ khí
  3. Phần ba - Kĩ thuật điện

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.