Bài 7: Giới thiệu về phân bón | Công nghệ trồng trọt 10 | Chương III: Phân bón - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Công nghệ trồng trọt 10 - Bài 7: Giới thiệu về phân bón - Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.


(Trang 41)

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

– Trình bày được khái niệm về phân bón và vai trò của phân bón trong trồng trọt.

– Nêu được đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón phổ biến.

Phân bón là gì? Phân bón có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Các loại phân bón có đặc điểm gì giống và khác nhau? hinh-anh-bai-7-gioi-thieu-ve-phan-bon-13264-0

I - PHÂN BÓN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng. Các chất dinh dưỡng chính có trong phân bón là đạm (N), lân (P) và kali (K). Ngoài các chất trên, trong phân bón còn có các nguyên tố vi lượng và một số thành phần cần thiết khác cho cây trồng.

Sử dụng phân bón hợp lí giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất. Ngoài ra, phân bón còn có tác dụng cải tạo đất.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,.. để tìm hiểu về phân bón lá và vai trò của phân bón lá đối với cây trồng.

(Trang 42)

II – ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN

1. Phân bón hoá học

a) Khái niệm

Phân bón hoá học là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Phân bón hoá học gồm các loại chính là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp (có chứa hai hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng), phân vi lượng (chứa các nguyên tố vi lượng) (Hình 7.1).

hinh-anh-bai-7-gioi-thieu-ve-phan-bon-13264-1

a) Phân đạm

hinh-anh-bai-7-gioi-thieu-ve-phan-bon-13264-2

b) Phân lân

hinh-anh-bai-7-gioi-thieu-ve-phan-bon-13264-3

c) Phân kali 

hinh-anh-bai-7-gioi-thieu-ve-phan-bon-13264-4

d) Phân hỗn hợp NPK 

hinh-anh-bai-7-gioi-thieu-ve-phan-bon-13264-5

e) Phân vi lượng

Hình 7.1. Một số loại phân bón hoá học phổ biến

Khám phá

Kể tên một số loại phân bón hoá học đang được sử dụng ở địa phương em. Nêu một số đặc điểm của chúng mà em biết.

Kết nối năng lực

Tìm hiểu về vai trò của phân đạm, phân lân, phân kali đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

b) Đặc điểm

Phân bón hoá học có một số đặc điểm cơ bản:

− Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Ví dụ: phân urea chứa 46% đạm; phân hinh-anh-bai-7-gioi-thieu-ve-phan-bon-13264-6 (ammonium sulfate) chứa từ 20,8% đến 21% đạm; phân lân nung chảy chứa từ 15% đến 21% hinh-anh-bai-7-gioi-thieu-ve-phan-bon-13264-7, phân KCl (potassium chloride) chứa từ 58% đến 62% hinh-anh-bai-7-gioi-thieu-ve-phan-bon-13264-8.

− Phần lớn phân bón hoá học dễ hoà tan trong nước (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.

Bón nhiều phân bón hoá học, bón liên tục nhiều năm (đặc biệt là phân đạm và phân kali) dễ làm đất hoá chua. Ngoài ra, bón nhiều phân bón hoá học còn gây hại hệ sinh vật đất, làm tồn dư phân bón trong nông sản, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm về đặc điểm của các loại phân bón hoá học.

2. Phân bón hữu cơ

a) Khái niệm

Phân bón hữu cơ là các chất hữu cơ được vùi vào đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất. Các loại phân bón hữu cơ phổ biến như phân chuồng (phân gia súc, phân gia cầm), than bùn, phân xanh, phân rác (như rác thải hữu cơ được phân loại từ rác thải đô thị và rác thải sinh hoạt, các tàn dư thực vật được xử lí làm phân bón),...

Khám phá

Nêu điểm giống và khác nhau của phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.

(Trang 43)

b) Đặc điểm

Phân bón hữu cơ có một số đặc điểm cơ bản:

– Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. Tuy nhiên, thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp (ví dụ: phân lợn chứa khoảng trên 80% nước; đạm, lân, kali mỗi loại khoảng dưới 1%).

– Là loại phân bón có hiệu quả chậm: Khi bón phân bón hữu cơ, cây không sử dụng được ngay các chất dinh dưỡng mà phải qua quá trình khoáng hoá để các vi sinh vật chuyển hoá thành chất khoáng thì cây mới sử dụng được.

Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất mà còn có tác dụng tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất.

Kết nối năng lực

Kể tên các loại phân bón hữu cơ thường được sử dụng ở gia đình và địa phương em. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ đó.

3. Phân bón vi sinh

a) Khái niệm

Phân bón vi sinh là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hoá lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

b) Đặc điểm

Phân bón vi sinh có một số đặc điểm cơ bản:

– Là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật có giới hạn và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên phân bón vi sinh thường có thời gian sử dụng ngắn.

– Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.

– Phân bón vi sinh an toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Bón phân bón vi sinh liên tục nhiều năm không làm hại đất mà còn có tác dụng cải tạo đất.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm về các loại phân bón vi sinh.

Luyện tập

Dựa vào đặc điểm của từng loại phân bón, nêu ưu và nhược điểm của mỗi loại bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Bảng 7.1. Ưu và nhược điểm của các loại phân bón phổ biến

  Phân bón hoá học  Phân bón hữu cơ Phân bón vi sinh
Ưu điểm ? ? ?
Nhược điểm ? ? ?

Vận dụng

Mô tả đặc điểm của một số loại phân bón đang được sử dụng ở gia đình, địa phương em.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 7: Giới thiệu về phân bón | Công nghệ trồng trọt 10 | Chương III: Phân bón - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công nghệ trồng trọt 10

  1. Chương I: Giới thiệu chung về trồng trọt
  2. Chương II: Đất trồng
  3. Chương III: Phân bón
  4. Chương IV: Công nghệ giống cây trồng
  5. Chương V: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
  6. Chương VI: Kĩ thuật trồng trọt
  7. Chương VII: Trồng trọt công nghệ cao
  8. Chương VIII: Bảo vệ môi trường trong trồng trọt

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Công nghệ trồng trọt 10

Vật Lí 10

Hóa học 10

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.