Bài 25. Năng lượng điện và công suất điện | Vật lí | Chương 4: Dòng điện, mạch điện - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Vật lí 11 - Bài 25. Năng lượng điện và công suất điện - Năng lượng điện - Công suất điện - Bài tập


(Trang 106)

Bộ CS Chỉ số mới Chỉ số cũ HS nhân ĐN tiêu thụ Đơn giá 
Thành tiền 
KT 8.429 8.157 1 272    
        50 1.549 77.450
50 1.600 80.000
100 1.858 185.800
        72 2.340 168.480
Cộng 272   511.730
Thuế suất GTGT: 10%
Thuế GTGT: 51.173
Tổng thanh toán 562.903
Số tiền bằng chữ: Năm trăm sáu mươi hai nghìn chín trăm linh ba đồng.
Người ký: Ngày ký:

Bảng bên ghi một số nội dung trong Hoá đơn tiền điện giá trị gia tăng (GTGT) của Công ty điện lực. Em hãy cho biết ý nghĩa của các số liệu trong bảng.

I. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

Khi đặt hiệu điện thế U vào hai đầu của một mạch tiêu thụ điện, dưới tác dụng của lực điện, các điện tích tự do trong mạch điện chuyển dời có hướng tạo ra dòng điện. Ta đã biết công của lực điện trong trường hợp này được tính bằng công thức: hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-0

. Nếu t là thời gian dòng điện chạy trong mạch thì

cường độ dòng điện là hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-1, thì công của lực điện là:

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-2 (25.1)

Ở đây A là số đo năng lượng điện mà đoạn mạch nhận được (tiêu thụ) từ nguồn điện và được gọi là năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch. Do đó:

Năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch bằng công của lực điện thực hiện khi di chuyển các điện tích.

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-3 (25.2)

Đơn vị của năng lượng điện tiêu thụ là jun, kí hiệu là J.

Dòng điện chạy trong đoạn mạch gây ra các tác dụng khác nhau và khi đó có sự chuyển hoá năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch thành các dạng năng lượng khác.

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-4

a) Xe đạp điện

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-5

b) Ấm đun nước

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-6

c) Bóng đèn sợi đốt

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-7

d) Bóng đèn LED

Hình 25.1. Một số thiết bị dùng điện

(Trang 107)

?

  1. Năng lượng điện tiêu thụ trong dụng cụ, thiết bị dùng điện ở Hình 25.1 chuyển hoá thành dạng năng lượng nào là nhiều nhất?

  2. Hãy chứng minh rằng, nếu đoạn mạch chỉ có điện trở R (đoạn mạch thuần điện trở) thì nhiệt lượng đoạn mạch toả ra khi có dòng điện chạy qua được tính bằng công thức:

    hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-8 (25.3)

Ngoài đơn vị jun, người ta còn dùng đơn vị kilôoát giờ (kW.h) để đo năng lượng điện tiêu thụ. 1kW.h = kJ.

EM CÓ BIẾT

Người ta đo năng lượng điện tiêu thụ bằng một thiết bị gọi là công tơ điện (Hình 25.2). Khi các dụng cụ, thiết bị tiêu thụ năng lượng điện hoạt động thì đĩa của công tơ quay, số chỉ của công tơ tăng dần. Đơn vị của chỉ số trên công tơ là kW.h. Trong đời sống người ta thường gọi 1 kW.h là 1 số điện.

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-9

Hình 25.2. Công tơ điện

II. CÔNG SUẤT ĐIỆN

Công suất tiêu thụ năng lượng điện (gọi tắt là công suất điện) của một đoạn mạch là năng lượng điện mà mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian:

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-10

(25.4)

Đơn vị của công suất điện là Oát, kí hiệu là W.

?

Hãy chứng minh rằng 1 kW.h = kJ.

Bảng 25.1. Công suất điện của một số thiết bị dùng điện

Thiết bị Công suất điện Thiết bị Công suất điện
Đèn tuýp LED 1,2 m 25 W Tủ lạnh 100 W
Bóng đèn huỳnh quang 1,2 m 36 W Máy giặt 470 W
Bóng đèn sợi đốt 40 W Nồi cơm điện 600 W
Quạt cây 55 W Bàn là 1 000 W
Tivi LED 32 inches 69 W Điều hòa 9 000BTU 2 638 W

(Trang 108)

EM CÓ BIẾT

Nếu trên dụng cụ hoặc thiết bị dùng điện ghi 220 V - 100 W, thì hiệu hiểu là chỉ khi nào dụng cụ hoặc thiết bị được dùng ở đúng hiệu điện thế U = 220 V (bằng với hiệu điện thế định mức) thì công suất điện của nó mới bằng 100 W. Công suất này được gọi là công suất định mức.

  1. Trên hoá đơn GTGT (tiền điện) ở đầu bài học, tiền điện được tính lũy tiến (càng dùng điện nhiều thì đơn giá của 1 kW.h điện càng tăng). Theo em, cách tính này nhằm những mục đích gì? Tại sao?

  2. Cho các thông tin về bóng đèn sợi đốt và bóng đèn LED cùng có độ sáng như sau:

Giản đồ phân phối năng lượng

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-11

220 V – 100 W

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-12

220 V – 20 W

Thời gian hoạt động 1 000 h 30 000 h
Giá tiền/bóng 8 000 đồng 48 000 đồng
Giá tiền điện 2 000 đồng/kW·h

Giả sử trung bình mỗi bóng đèn sử dụng 5 h/ngày, em hãy tính tiền điện phải trả cho từng bóng đèn mỗi tháng và trong 30 000 h, từ đó lập luận để so sánh về hiệu quả kinh tế khi sử dụng hai loại bóng đèn.

Đèn sợi đốt

Đèn LED

Ánh sáng nhìn thấy

Điện năng 100J

5J

Nhiệt năng 95J

80J

Nhiệt năng 20J

(Trang 109)

III. BÀI TẬP

1. Bài tập ví dụ

Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220 V - 1000 W. Sử dụng ấm điện này ở hiệu điện thế 200 V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 20 °C. Tính thời gian đun nước. Biết hiệu suất của ấm là 90%, nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J/kg.K, coi điện trở của ấm điện không thay đổi so với khi hoạt động ở chế độ bình thường.

Giải:

Nhiệt lượng cần để đun sôi 2 lít nước từ 20 °C:

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-13

Hiệu suất của ấm H = 90% nên năng lượng điện tiêu thụ của ấm là:

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-14

Điện trở của ấm điện hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-15

Từ công thức hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-16, suy ra thời gian đun nước thời gian đun nước:

hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-17

2. Bài tập

1. Trên nhãn của bóng đèn 1 có ghi 220 V - 20 W và bóng đèn 2 có ghi 220 V - 10 W. Coi điện trở của mỗi bóng đèn không thay đổi.

a) Tính năng lượng điện tiêu thụ của mỗi bóng đèn khi sử dụng ở hiệu điện thế 200 V trong thời gian 2 giờ.

b) Tính tổng công suất điện tiêu thụ của cả hai bóng đèn trong những trường hợp sau:

- Mắc song song hai bóng đèn vào hiệu điện thế 220 V.

- Mắc nối tiếp hai bóng đèn vào hiệu điện thế 220 V.

c) Dùng cách nào nêu trên để cả hai bóng đèn đều sáng bình thường? Tại sao?

2. Thông thường, ở nước ta hiệu điện thế mạng điện trong các gia đình, trường học,... là 220 V. Em hãy tìm hiểu về hiệu điện thế định mức, công suất định mức của mỗi thiết bị điện, cách mắc các thiết bị điện dùng trong lớp học của em và thời gian sử dụng trung bình của từng thiết bị mỗi tháng để làm các việc sau:

a) Vẽ lại sơ đồ mạch điện.

b) Áp dụng giá điện trong Hoá đơn GTGT (tiền điện) ở đầu bài học để dự tính tiền điện trung bình phải trả mỗi tháng cho lớp học.

c) Hãy đề xuất phương án sử dụng tiết kiệm điện cho gia đình, lớp học.

(Trang 110)

EM ĐÃ HỌC

  • Năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển các điện tích. Công thức tính công của lực điện hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-18. Đơn vị là Jun, kí hiệu là J.

  • Đối với đoạn mạch thuần điện trở, nhiệt lượng đoạn mạch toả ra khi dòng điện chạy qua được tính bằng công thức: hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-19.

  • Công suất tiêu thụ năng lượng điện của một đoạn mạch là năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Công thức tính: hinh-anh-bai-25-nang-luong-dien-va-cong-suat-dien-13749-20

    . Đơn vị là Oát, kí hiệu là W.

EM CÓ THỂ

  • Giải thích được nội dung ghi trong hoá đơn tiền điện và ý nghĩa của việc tính giá điện lũy tiến; lợi ích của việc thay đèn sợi đốt bằng đèn LED.

  • Ước tính được số tiền điện trung bình mỗi tháng phải trả cho các dụng cụ và thiết bị điện dùng trong nhà và các biện pháp tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 25. Năng lượng điện và công suất điện | Vật lí | Chương 4: Dòng điện, mạch điện - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Vật lí

  1. Chương 1:  Dao động
  2. Chương 2:  Sóng
  3. Chương 3:  Điện trường
  4. Chương 4: Dòng điện, mạch điện

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Chuyên đề học tập Toán 11

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

Chuyên đề học tập Vật lí 11

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Chuyên đề học tập Sinh học 11

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Chuyên đề học tập Lịch Sử 11

Chuyên đề học tập Địa lí 11

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11

Toán tập 1

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ Cơ khí)

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng tin học ứng dụng)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng khoa học máy tính)

Toán tập 2

Vật lí

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Lịch sử

Địa Lý

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật

GDTC_Cầu Lông

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

Âm Nhạc

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

GDTC_Bóng Rổ

Mỹ Thuật Điêu Khắc

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Kiến Trúc

Mỹ Thuật Thiết Kế Công Nghiệp

Tin Học

Mỹ Thuật Thiết Kế Đa Phương Tiện

Tin học 11 - Định hướng khoa học máy tính

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Thời Trang

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.