Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật | Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11 - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài học cung cấp kĩ năng cơ bản trong việc lợi dụng địa hình, địa vật trong chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ.


(Trang 51)

Yêu cầu cần đạt đối với học sinh:

* Phân tích được khái niệm các loại địa hình, địa vật; ý nghĩa, yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật. Biết được cách lợi dụng địa hình, địa vật che khuất, che đỡ và cách vận động khi vượt qua địa hình trống trải.

* Thực hành được các động tác kĩ thuật phù hợp với các loại địa hình, địa vật trong các tình huống diễn ra.

* Xây dựng ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập, không ngại khó, ngại bẩn.

MỞ ĐẦU

Theo em, chiến sĩ trong hình 8.1 lợi dụng bụi cây, ụ đất để làm gì?

hinh-anh-bai-8-loi-dung-dia-hinh-dia-vat-13291-0

Hình 8.1

KHÁM PHÁ

I. CÁC LOẠI ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT

1. Vật che khuất

Là những vật có thể che giấu được hành động, nhưng không thể chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn xuyên qua như bụi cây (Hình 8.2a), bụi cỏ rậm rạp, mảnh, rèm,...

2. Vật che đỡ

Là những vật có sức chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, đạn pháo, cối, lựu đạn khó xuyên qua, đồng thời có tác dụng che kín được hành động tương tự địa vật che khuất như mô đất (Hình 8.2b), gốc cây, bờ tường, vật kiến trúc kiên cố,...

3. Địa hình trống trải

Là những nơi không có vật che khuất hoặc che đỡ như bãi bằng phẳng (Hình 8.2c), đồi trọc, mặt đường,...

hinh-anh-bai-8-loi-dung-dia-hinh-dia-vat-13291-1

Hình 8.2. Vật che khuất, vật che đỡ và địa hình trống trải

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa địa hình, địa vật che khuất và địa hình, địa vật che đỡ.

(Trang 52)

II. CÁCH LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH ĐỊA VẬT

1. Ý nghĩa, yêu cầu

Ý nghĩa: Lợi dụng địa hình, địa vật để che giấu hành động chiến đấu, thuận lợi cho việc sử dụng vũ khí tiêu diệt địch và bảo vệ mình.

Yêu cầu: Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta; tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta; hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn; nguỵ trang phù hợp với màu sắc địa hình xung quanh, không làm thay đổi hình dáng và rung động vật lợi dụng; tránh lợi dụng địa vật đột xuất.

Tại sao khi lợi dụng địa hình, địa vật hành động phải khéo léo, bí mật và tránh lợi dụng địa vật đột xuất?

2. Cách lợi dụng

a) Lợi dụng vật che khuất

Mục đích lợi dụng: Để giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp hoặc làm công sự, vật cản trở, bố trí chông, mìn, cạm bẫy,... để diệt địch.

Vị trí lợi dụng: Phải tuỳ theo độ kín đáo và màu sắc của vật lợi dụng, thời tiết ánh sáng,... mà có thể lợi dụng phía sau, bên cạnh hoặc phía trước, sát gần hoặc xa vật lợi dụng. Đối với vật che khuất kín đáo, đủ điều kiện thời tiết ánh sáng, màu sắc như thế nào đều có thể lợi dụng phía sau vật. Ban đêm, nếu vật lợi dụng có màu sắc tương đồng với trang phục của người thì có thể lợi dụng cả bên cạnh hoặc phía trước.

Đối với vật che khuất không thật sự kín đáo, chủ yếu là lợi dụng phía sau. Nếu phía địch có ánh sáng nhiều hơn phía ta, có thể lợi dụng sát gần vật; nếu ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch thì không nên lợi dụng. Nếu phía ta và địch có ánh sáng đều nhau, phải lợi dụng xa vật một khoảng cách thích hợp.

Tư thế, động tác khi lợi dụng:

Khi vận động: Tuỳ theo vật lợi dụng cao hay thấp, to hay nhỏ để vận dụng các tư thế cho phù hợp như đi khom, bò, lê, trườn (Hình 8.3) nhưng đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.

hinh-anh-bai-8-loi-dung-dia-hinh-dia-vat-13291-2

Hình 8.3. Tư thế, động tác khi lợi dụng một số vật che khuất

(Trang 53)

Khi ẩn nấp: Tuỳ theo vật lợi dụng cao hay thấp, to hay nhỏ để vận dụng các tư thế cho phù hợp như đứng, quỳ, nằm (Hình 8.4),... nhưng đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.

hinh-anh-bai-8-loi-dung-dia-hinh-dia-vat-13291-3

Hình 8.4. Tư thế lợi dụng vật che khuất khi ẩn nấp

Hành động khi lợi dụng phải hết sức bí mật, khéo léo, thận trọng, không làm rung động, thay đổi hình dạng và màu sắc của vật lợi dụng.

Chú ý: Trường hợp lợi dụng để làm công sự, bố trí vật cản để tiêu diệt địch, phải chọn nơi kín đáo, bất ngờ, tiện ngụy trang, địch khó phát hiện. Khi đã dùng vũ khí (bắn súng, ném lựu đạn,...) tiêu diệt địch, bị địch phát hiện phải nhanh chóng rời khỏi vị trí đó, tiếp tục lợi dụng vật khác.

Tại sao không nên lợi dụng vật che khuất không thật sự kín đáo khi ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch?

b) Lợi dụng vật che đỡ

Mục đích lợi dụng: Lợi dụng vật che đỡ để che giấu hành động, tránh được đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh đạn của địch gây ra.

Vị trí lợi dụng: Lợi dụng để che giấu hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp. Vị trí lợi dụng cơ bản giống như lợi dụng vật che khuất kín đáo. Lợi dụng để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, bố trí vật cản. Vị trí lợi dụng chủ yếu ở phía sau hoặc phía sau bên phải vật.

Tư thế, động tác khi lợi dụng:

Khi vận động, ẩn nấp: Tư thế động tác khi lợi dụng tương tự như khi lợi dụng vật che khuất.

Khi sử dụng vũ khí tiêu diệt địch: Tuỳ theo vật lợi dụng cao hay thấp để vận dụng các tư thế đứng, quỳ, nằm bắn (Hình 8.5a, b, c) hoặc ném lựu đạn (Hình 8.5d) cho phù hợp, nhưng chủ yếu phải lấy yếu tố thuận lợi để tiêu diệt địch, đồng thời bảo vệ được mình.

hinh-anh-bai-8-loi-dung-dia-hinh-dia-vat-13291-4

Hình 8.5. Tư thế, động tác lợi dụng một số vật che đỡ

Vị trí lợi dụng vật che khuất, vật che đỡ có điểm gì giống và khác nhau?

(Trang 54)

c) Vượt qua địa hình trống trải

Mục đích: Nhằm tránh địch phát hiện hoặc nếu có phát hiện vẫn khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật xung quanh.  

Tư thế, động tác:

Khi vận động: Phải triệt để lợi dụng lúc địch sơ hở hoặc sương mù, khói bụi,... dùng động tác vọt tiến (Hình 8.6a) để nhanh chóng vượt qua. Ban đêm, nếu điều kiện không vọt tiến được thì nguy trang thích hợp, dùng tư thế thấp, nghiêng mình nhỏ, móc lưỡi, khéo léo, thân trong tiến thẳng về hướng địch. Chú ý người không nhấp nho và không làm rung động nguy trang.  

Khi ăn nấp và quan sát: Chủ yếu lợi dụng địa hình, địa vật có màu sắc thích hợp, dùng tư thế thấp để thu nhỏ mục tiêu (Hình 8.6b), hành động phải hết sức khôn khéo, thận trọng, không làm thay đổi hình dáng, tư thế một cách đột ngột và rung động nguy trang.

hinh-anh-bai-8-loi-dung-dia-hinh-dia-vat-13291-5

Hình 8.6. Tư thế, động tác vượt qua địa hình trống trải 

Khi vượt qua địa hình trống trải cần chú ý những điểm gì?

LUYỆN TẬP

Luyện tập hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải.

– Luyện tập cá nhân:

Từng người tự nghiên cứu, thực hiện động tác, xác định vị trí, cách lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải.

– Luyện tập theo nhóm:

Luân phiên ở cương vị trưởng nhóm chỉ huy nhóm luyện tập theo các bước:

Bước 1: Tập chậm

Luyện tập chậm cho đến nhanh dần hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).

Bước 2: Tập tổng hợp

Luyện tập nhanh, sát thực tế chiến đấu hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).

VẬN DỤNG

Hãy quan sát và nêu một số vật che khuất, che đỡ trong khuôn viên trường em.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật | Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11 - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Chuyên đề học tập Toán 11

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

Chuyên đề học tập Vật lí 11

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Chuyên đề học tập Sinh học 11

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Chuyên đề học tập Lịch Sử 11

Chuyên đề học tập Địa lí 11

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11

Toán tập 1

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ Cơ khí)

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng tin học ứng dụng)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng khoa học máy tính)

Toán tập 2

Vật lí

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Lịch sử

Địa Lý

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật

GDTC_Cầu Lông

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

Âm Nhạc

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

GDTC_Bóng Rổ

Mỹ Thuật Điêu Khắc

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Kiến Trúc

Mỹ Thuật Thiết Kế Công Nghiệp

Tin Học

Mỹ Thuật Thiết Kế Đa Phương Tiện

Tin học 11 - Định hướng khoa học máy tính

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Thời Trang

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.