(Trang 5)
Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được đặc điểm chất liệu và kĩ thuật sử dụng chất liệu màu nước trong hội hoạ. - Thực hành được các kĩ thuật sử dụng chất liệu màu nước cơ bản. - Sử dụng kết hợp nhiều kĩ thuật thể hiện được một bức tranh màu nước. - Thường thức và hình thành sự yêu thích đối với tranh chất liệu màu nước. |
KHÁM PHÁ
Màu nước là một trong những chất liệu tạo hình phổ biến trong nghệ thuật hội hoạ. Chất liệu này được làm từ các hạt sắc tố được nghiền mịn, thường là dạng bột, kết hợp với chất kết dính gốc nước tinh chế và gôm Arabic). Khi sử dụng, dạng màu này được pha trộn, hoà tan với nước tạo ra dung dịch có màu sắc. Màu nước được thể hiện trên bề mặt tranh bằng cách sửdụng nhiều loại bút vẽ (cọ vẽ) và kĩ thuật thể hiện khác nhau, mang lại độ trong trẻo. Chất liệu màu nước sử dụng thực hành, sáng tạo trong hội hoạ thường vẽ mỏng nhưng vẫn có thể biểu đạt sắc độ rực rỡ và tinh tế cùng một lúc. Trong nhiều trường hợp, màu nước đem đến sự thuận tiện cho các hoạ sĩ khi thể hiện.
Tuýp màu nước
Dạng màu nước đặc, được đóng gói trong các tuýp màu nhỏ. Khi dùng lấy một lượng nhỏ và pha loãng với nước tạo cường độ màu phù hợp.
Hộp màu nước
Dạng màu được ép thành viên nên khô, đụng trong hộp khác nhau. Khi sử dụng cần làm ướt bút vẽ và lấy màu. Tiện lợi mang đi.
? Câu hỏi
Chất liệu màu nước có những đặc điểm gì?
(1) Gôm Arabic là sản phẩm từ tự nhiên hoà tan với nước. Khi vẽ, gồm Arabic sẽ kết dính hạt sắc tố với nên (giây, vải,...) và nước sẽ bốc hơi trong quá trình khô.
(Trang 6)
Tranh màu nước của một số họa sĩ
Trần Văn Cần, Giếng Cốc quê Bác Hồ, 1979, tranh màu nước trên giấy(1)
Vũ Giáng Hương, Nữ tự vệ Hà Nội, 1965, tranh màu nước trên giấy(3)
Lê Thị Lựu, Mẹ và con, khoảng năm 1960, tranh màu nước trên lụa(3)
Ngô Mạnh Lân, Nam Định giải phóng, 1958, tranh màu nước trên giấy(4)
Câu lệnh thực hành: Quan sát và nêu cảm nhận của em về sự khác biệt của tranh màu nước so với tranh chất liệu khác.
(1), (4) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(2) Nguồn: Gia đình tác giả cung cấp
(3) Nguồn: Thuỵ Khuê
(Trang 7)
Trước thế kỉ 18, màu nước chỉ được xem là một chất liệu minh hoạ. Màu nước được thiết lập là một chất liệu tạo hình chính thức trong sáng tác hội hoạ bởi nghiên cứu, đóng góp của ba hoạ sĩ người Anh là Pôn Xan-bai (Paul Sandby, 1731-1809), Thô mát Go-tin (Thomas Girtin, 1775-1802) và Giô-xép Ma-lót Uy-li-am Ton-no (Joseph Mallord William Tumer, 1775-1851). Trong nhiều thử nghiệm của mình, các hoạ sĩ đã tạo ra một bảng màu nước mới gồm nâu, xâm, chàm, tim và kĩ thuật chuyển sang sử dụng các màu đậm, nhạt đề thêm các tông màu phong phú hơn.
Thomas Girtin, Nhà trắng ở Chelsea (The White House at Chelsea), 1800, tranh màu nước trên giấy(1)
Joseph Mallord William Turner, Hồ Samen (The Sarner See), khoảng năm 1842, tranh màu nước trên giấy(2)
(1) Nguồn: Phòng trưng bày Tate, thành phố Westminster, London, Anh
(2) Nguồn: commons.wikimedia.org
(Trang 8)
NHẬN BIẾT
Bút vẽ màu nước
Chất liệu màu nước thường được vẽ với các loại bút vẽ mềm, được làm bằng sợi tổng hợp hoặc lông thú. Đề hiệu quả khi vẽ màu nước, hoạ sĩ thường chuẩn bị nhiều loại bút khác nhau về hình dáng và kích thước. Theo công năng sử dụng của từng loại, bút vẽ trong màu nước có thể chia như sau:
- Để vẽ những màng rộng sử dụng các loại bút vẽ: lớn, tròn (Round); phẳng, dẹt (Flat); bản rộng (Fan, Mop),... có cỡ từ 8 mm trở lên để tạo ra nét lớn và có khả năng giữ nước nhiều hơn.
- Để vẽ các chi tiết nhỏ sử dụng các loại bút vẽ có đầu bút nhọn, mành và cỡ dưới 4 mm.
- Để vẽ hình và diện thông thường sử dụng các loại bút vẽ phù hợp và khả năng sử dụng, thường là dạng bút vẽ tròn hay phẳng có kích thước vừa phải.
Các loại bút thường được sử dụng trong thể hiện chất liệu màu nước
Một số hiệu ứng do bút đem lại
Bút vẽ tròn cỡ lớn
Bút vẽ tròn cỡ vừa
Bút vẽ tròn cỡ nhỏ
(Trang 9)
Bút vẽ dẹt cỡ lớn
Bút vẽ dẹt cỡ vừa
Bút vẽ dẹt cỡ nhỏ
Bút vẽ dùng đi nét
Câu lệnh thực hành: Em hãy nêu nhận xét về hiệu ứng do các loại bút vẽ được sử dụng trong chất liệu màu nước.
Vật liệu bề mặt trong chất liệu màu nước
Màu nước thường được sử dụng trên các bề mặt có khả năng thầm thấu. Chất liệu được các hoạ sĩ sử dụng phổ biến hiện nay là giấy chuyên dụng, có đặc tính xốp, dai và bền. Ngoài ra, các vật liệu bề mặt như lụa và giấy dó cũng rất được ưa chuộng.
Cách sử dụng bút trong vẽ màu nước
Sử dụng bút trong thể hiện chất liệu màu nước cần dùng lực nhẹ, đưa bút di chuyển theo hướng thân bút, hạn chế đưa ngược gây hại cho phần đầu bút.
Câu lệnh thực hành: Em hãy thực hành sử dụng bút vẽ trên vật liệu bề mặt mà em có.
(Trang 10)
Kĩ thuật cơ bản sử dụng trong thực hành chất liệu màu nước
- Kĩ thuật ướt trên ướt
Kĩ thuật này lợi dụng đặc điểm loang tự nhiên để tạo hiệu ứng sinh động trên bề mặt giấy. Cách thực hiện: Làm ướt mặt giấy và sử dụng màu ngay khi bề mặt giấy còn ẩm để tạo độ loang. Với mỗi mức độ ẩm của bề mặt của giấy, hiệu quả thu được sẽ khác nhau.
Câu lệnh thực hành: Em hãy thực hiện kĩ thuật ướt trên ướt.
- Kĩ thuật ướt trên khô
Kĩ thuật này lợi dụng đặc tính trong suốt và độ sáng của màu nước để thể hiện qua các lớp màu xếp chồng lên nhau. Cách thực hiện: Vẽ trực tiếp màu nước lên bề mặt giấy khô theo thứ tự từ lớp màu loãng, sáng màu và kết thúc bằng lớp màu đậm, sẵm màu. Mỗi lớp màu đều cần được khô trước khi vẽ lớp màu khác lên.
Câu lệnh thực hành: Em hãy thực hiện kĩ thuật ướt trên khô.\
(Trang 11)
+ Kĩ thuật chuyển sắc độ một màu
Đây là kĩ thuật thay đổi sắc độ một màu bằng cách chuyển từ màu đậm, đặc sang màu loãng, nhạt. Cách thực hiện:
- Đặt bảng vẽ và giấy nghiêng một góc;
- Tạo một nét vẽ theo chiều ngang:
- Nhúng bút vẽ vào nước sạch, lau sạch phần nước thừa và vẽ nét vẽ ngang khác chồng lên bên dưới nét vẽ đầu tiên, để màu bắt đầu chảy xuống.
Ở kĩ thuật này, mỗi nét vẽ sau sẽ có ít màu hơn và sắc tố sẽ chảy xuống tạo thành một lớp màu liền mạch.
Câu lệnh thực hành: Em hãy thực hiện kĩ thuật chuyển sắc độ một màu.
+ Kĩ thuật kết hợp nhiều màu theo hướng xác định
Đây là kĩ thuật kết hợp và trộn lẫn nhiều màu tạo độ chuyển êm. Cách thực hiện:
- Đặt bàng vẽ và giấy nghiêng một góc;
- Lựa chọn một màu và tạo một nét vẽ theo chiều ngang;
- Lựa chọn một màu khác và tạo một nét vẽ theo chiều ngang;
- Dùng bút sạch, ướt để hoà giữa phần tiếp xúc của 2 màu.
Với cách này, các lớp màu ở giữa sẽ hoà trộn vào nhau trong khi các phần màu ở đầu và cuối sẽ được giữ nguyên.
Câu lệnh thực hành: Em hãy thực hiện kĩ thuật kết hợp nhiều màu theo hướng xác định.
(Trang 12)
Trong thực hành, sáng tạo với chất liệu màu nước, việc kết hợp nhiều kĩ thuật khi thể hiện sẽ tạo sự hấp dẫn và đặc sắc hơn so với chỉ áp dụng một kĩ thuật cố định.
Kĩ thuật làm nhạt kết hợp tô phẳng
Kĩ thuật rửa nhiều màu
Nguyễn Thành Hào, Phong cảnh, KẾ tranh mẫu nước trên giấy"
Kĩ thuật tạo chất bằng đầu bút kết hợp kĩ thuật ướt trên khô đề về nhiều lớp
Kĩ thuật ướt trên khô kết hợp gài nét để diễn tả các chi tiết
Ở bức tranh này, các kĩ thuật rửa làm nhạt và rửa nhiều màu đem lại không gian êm à mềm mại cho hậu cành. Tân cây được thể hiện bằng nhiều lớp cùng kĩ thuật tạo chất bằng đầu bút đem đến cảm giác tơi xốp, lao xao và tầng lớp. Các nét uốn lượn gợi tả mặt nước chuyển động lăn tăn, xôn xao. Kĩ thuật ướt trên khô kết hợp gài nét giúp con tàu hiện lên chi tiết, hấp dẫn hơn trong mắt người xem.
(1) Nguồn: Nguyễn Thành Hào
(Trang 13)
Kĩ thuật dùng giấy thấm tạo chất
Kĩ thuật rửa nhiều màu
Kĩ thuật ướt trên khô
Hoàng Bảo Trúc Lương, Phong cảnh, tranh màu nước trên giấy(1)
Kĩ thuật ướt trên ướt kết hợp ướt trên khô
Kĩ thuật ướt trên khô
Ở bức tranh này, với kĩ thuật ướt trên ướt kết hợp với kĩ thuật rửa nhiều màu, tác giả tận dụng độ loang màu để thể hiện sắc thái của bầu trời. Tác giả sử dụng kĩ thuật rửa chuyển màu để tạo hiệu ứng chuyển màu nhẹ của dòng sông, tạo cảm giác về độ êm ả. Chiếc cầu và bóng đồ đều được sử dụng kĩ thuật ướt trên khô nhấn mạnh các chi tiết. Khoảng đất trồng và làn khói được sử dụng kĩ thuật dùng giấy ăn thấm tạo chất và rửa lấy màu tạo nên sự mờ ảo.
? Câu hỏi: Việc kết hợp nhiều kĩ thuật đem lại hiệu quả thế nào trong vẽ tranh màu nước?
(1) Nguồn: Hoàng Bảo Trúc Lương
(Trang 14)
EM CÓ BIẾT:
Bên cạnh những kĩ thuật cơ bản thể hiện màu nước bằng bút vẽ, hoạ sĩ còn có rất nhiều kĩ thuật khác để tạo hiệu ứng, chất cảm cho bức tranh như:
- Kĩ thuật thêm cồn: Sau khi vẽ một lớp màu đậm, hoạ sĩ sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ nhỏ giọt, tạo chấm trực tiếp vào lớp màu còn đang ướt và để khô tự nhiên.
- Kĩ thuật tạo vệt: Thâm bớt nước trên bút bằng giấy thấm và dùng tay chà nhẹ để đầu bút tách ra. Thực hiện chạm nhẹ đầu bút xuống phần màu đã pha và kéo bút xuôi theo chiều mong muốn.
(Trang 15)
- Kĩ thuật lấy bớt màu bằng giấy: Trên màng đẫm màu còn ướt, hoạ sĩ sử dụng một tờ giấy ăn thấm nhanh xuống vùng muốn tạo chất và để khô tự nhiên.
- Kĩ thuật tạo chất bằng muối: Trên màng màu vừa tô còn ướt, hoạ sĩ thả các hạt muối một cách tự do và để khô tự nhiên. Khi đã khô kiệt, phủi sạch muối. Muối sẽ hút màu và tạo ra các hiệu ứng đẹp mắt.
- Kĩ thuật chặn bằng sáp hoặc băng dính: Trước khi thực hiện bước tô màu, sử dụng băng keo dán vào những vùng cần tô phẳng hoặc dùng màu sáp trắng chặn vào những vùng không muốn bị màu tô tới. Đối với băng keo, sau khi màu khô, bóc lớp băng keo đi.
- Kĩ thuật tạo chất bằng mút xốp, bọt biển: Dùng màu nhỏ trực tiếp lên miếng mút xốp hoặc bọt biển sau đó ấn nhanh xuống bề mặt giấy đề tạo nên những vệt màu tuỳ ý.
(Trang 17)
- Kĩ thuật vẩy màu: Dùng đầu cọ, hoặc đầu bàn chải nhúng vào phần màu một lượng vừa phải và dùng ngón tay gày hoặc gõ nhẹ làm bắn các hạt màu ngẫu hứng trên mặt giấy.
Câu lệnh thực hành: Sử dụng kết hợp nhiều kĩ thuật thể hiện một bức tranh màu nước theo chủ đề em yêu thích.
THẢO LUẬN
Trao đổi về đặc điểm, kĩ thuật thể hiện chất liệu màu nước theo những nội dung gợi ý sau:
- Chất liệu màu nước có những đặc điểm gì?
- Kĩ thuật vẽ màu nước có những điểm gì khác với các chất liệu hội hoạ khác mà em đã biết?
- Bài vẽ của bạn sử dụng những kĩ thuật vẽ màu nước nào?
VẬN DỤNG
Sử dụng kĩ thuật vẽ màu nước thể hiện một bức tranh màu nước theo thể loại yêu thích.
(Trang 18)
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
Kim Khánh, Xe bên nhà, tranh màu nước trên giấy
Quỳnh Anh, Giỏ trái cây, tranh màu nước trên giấy
Thu Anh, Tĩnh vật, tranh màu nước trên giấy
(1) Nguồn: Kim Khánh
(2) Nguồn: Quỳnh Anh
(3) Nguồn: Thu Anh
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn