Bài 2: Tranh màu nước | Mỹ Thuật Hội Hoạ - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mĩ thuật 11 - Bài 2: Tranh màu nước


(Trang 19)

Yêu cầu cần đạt

- Hiểu biết ban đầu về các thể loại tranh màu nước.

- Hình thành kĩ năng thực hành vẽ tranh bằng chất liệu màu nước.

- Biết thường thức, cảm nhận và yêu thích những bức tranh màu nước đúng cách.

KHÁM PHÁ

Tranh màu nước xuất hiện từ sớm và được thể hiện nhiều trong hội hoạ Á Đông. Quan sát các nền hội hoạ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ta dễ dàng bắt gặp những bức tranh thuỷ mặc – loại tranh chỉ dùng một màu đen hoặc nâu nhưng ở nhiều cường độ khác nhau. Ngoài ra, ta còn có thể bắt gặp nhiều tác phẩm tranh màu nước được sáng tác từ rất sớm ở Ấn Độ, Ethiopia và nhiều quốc gia khác. Tranh màu nước Việt Nam thời ki đầu cũng tương tự với các nước Trung Quốc, Nhật Bản,... Tuy nhiên, sự kết hợp giữa kĩ thuật màu nước phương Tây và sử dụng màu nước nhuộm lụa, chúng ta đã có một dòng tranh vẽ bằng màu nước riêng – Tranh lụa Việt Nam.

Chất liệu màu nước thường được sử dụng bởi các hoạ sĩ trong phác thảo, ki hoạ hay các bức vẽ nghiên cứu kích thước nhỏ. Chất liệu màu nước cũng kết hợp hiệu quả với một số chất liệu tạo hình khác như: màu chi, than và mực.

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-0

Trần Văn Cần, Nhà Bác ở Kim Liên - Nghệ An, 1979, tranh màu nước

(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

(Trang 20)

Tranh màu nước cũng được chia thành các thể loại cơ bản như: tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, tranh nhân vật, tranh tĩnh vật.... theo từng phong cách thể hiện của hoạ sĩ.

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-1

Thang Trần Phênh, Người tản cư bắt cua rất thạo, 1948, tranh màu nước trên giấy(1)

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-2

Trần Đình Thọ, Phong cảnh tại Rumani, 1962, tranh màu nước trên giấy(2)

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-3

Lê Văn Đệ, Thiếu nữ bên tràng kỉ, 1945, tranh màu nước trên lựa(3)

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-4

Trần Thanh Ngọc, Đón con, 1960, tranh màu nước trên lụa(4)

Câu lệnh thực hành: Quan sát và nêu cảm nhận của em về một bức tranh màu nước.

(1), (3), (4) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

(2) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 21)

NHẬN BIẾT

Dụng cụ, màu sắc và phối cảnh trong thực hành vẽ tranh màu nước

- Dụng cụ trong vẽ tranh màu nước

Về cơ bản, người vẽ cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

+ Giấy vẽ màu nước, giấy can;

+ Màu nước;

+ Bút vẽ màu nước;

+ Bút chỉ (2H, 2B), tầy, cọ vẽ:

+ Bảng pha màu;

+ Bình đựng nước/ rửa bút.

Bên cạnh đó, trong điều kiện có thể, người vẽ chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ khác như:

+ Máy sấy, vải khô, băng keo giấy,

+ Một số vật dụng tạo chất (mút xốp, cọ, bàn chải....);

+ Một số chất tạo hiệu ứng (dầu, muối, cồn,...).

Để thể hiện một bức tranh màu nước, ngoài việc phải nắm chắc kĩ thuật, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, người vẽ cần trang bị những hiểu biết cơ bản về yếu tố và nguyên lí tạo hình.

- Màu sắc

+ Độ chuyển sắc độ trong chất liệu màu nước

Dựa vào vòng tuần hoàn màu sắc, người vẽ có thể xác định tông màu một cách phù hợp với mục đích thể hiện. Màu sắc trong hội hoạ chú trọng sắc độ và hoà sắc. Sắc độ hay quang độ (value) là độ sáng - tối, đậm – nhạt của một màu tạo thành một dãy, một sắc, một gam màu. Trong tất cả các màu, màu trắng có sắc độ sáng nhất, màu đen có sắc độ tối nhất. Giữa hai cực trắng – đen có nhiều bậc sắc độ khác nhau. Một màu sắc có thể ở tình trạng sáng hay tối hoặc bất kì quang độ nào nằm giữa hai bậc đó.

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-5

Ô số 2 chỉ màu sắc độ sáng nhất. Ô số 6 chỉ sắc độ trung bình, ô số 10 chỉ sắc độ tối nhất của màu.

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-6

Ô thứ 4 thể hiện sắc độ trung gian giữa ô số 2 và số 6, ô số 8 thể hiện sắc độ trung gian của ô số 6 và số 10.

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-7

Các ô màu còn lại là độ trung gian của hai ở bên cạnh.

Câu lệnh thực hành: Thực hành độ chuyển sắc độ với một màu nước bất kì.

+ Sự thay đổi cường độ trong chất liệu màu nước

Cường độ là mức độ tươi thắm của một màu khi nó đang ở trạng thái nguyên chất hay bị pha trộn. Mỗi màu sắc đều có cường độ mạnh yếu khác nhau. Khi một màu sắc bị pha trộn với nước, màu xám, đen, trắng hoặc màu đối lập thì cường độ của màu đó cũng bị thay đổi.

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-8

Cường độ mạnh – yếu của màu

Câu lệnh thực hành: Thực hành sự thay đổi cường độ với một màu nước bất kì.

(Trang 23)

Câu lệnh thực hành: Hãy thưởng thức một số tranh màu nước và trả lời các câu hỏi sau:

- Sắc độ trong những bức tranh này có độ chuyển như thế nào?

- Hãy chỉ ra và cho biết cường độ mạnh – yếu của màu trong các bức tranh đem lại hiệu quả gì về mặt thị giác?

- Đặc điểm màu sắc của chất liệu màu nước là gì?

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-9

Phạm Hậu, Chùa Thầy, 1960, tranh màu nước trên giấy(1)

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-10

Nguyễn Trọng Hợp, Cầu qua suối, 1964, tranh màu nước trên giấy(2)

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-11

Giôn Con-xta-bo (John Constable), Stonehenge, 1835, tranh màu nước trên giấy(3)

(1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

(3) Nguồn: Bảo tàng Victoria và Albert, Luân Đôn, Anh

(Trang 24)

- Phối cảnh

Phối cảnh là một cách vẽ trong hội hoạ hay tạo hình, dùng để thể hiện các hình ảnh ba chiều một cách gần đúng trên một bề mặt hai chiều (giấy hay vải) nhờ vào các quy luật phối cảnh. Các quy luật phối cảnh được xây dựng trên các quy tắc hình học chặt chẽ, theo các đường hình chiếu song song và ít nhất một điểm tụ ở đường chân trời. Các sự vật có sự tăng giảm rõ ràng về quy mô khi thay đổi khoảng cách với điểm tụ.

+ Phối cảnh một điểm tụ

Sự vật được nhìn từ mặt chỉnh diện một mặt phẳng, nhưng các mặt bên sẽ hội tụ dần về điểm tụ. Phối cảnh một điểm tụ thường được sử dụng khi bạn vẽ một cảnh đơn giản mà không muốn nó quá phẳng, thiếu chiều sâu.

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-12

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-13

Minh hoạ phối cảnh một điểm tự(1)

(1) Nguồn: Bunion Bear

(Trang 25)

+ Phối cảnh nhiều điểm tụ

Sự vật được nhìn từ mặt góc, các cạnh của sự vật kéo dài về hai bên và hút về hai điểm tụ ở chân trời. Phối cảnh hai điểm tụ mang đến góc nhìn thực tế và hợp lí hơn. Đây cũng là loại phối cảnh phổ biến nhất vì vừa không quá phức tạp, vừa chân thực.

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-14

Minh hoạ phối cảnh hai điểm tự(1)

(1) Nguồn: Mahmataya Broha

(Trang 26)

- Không gian trong tranh màu nước

Trong tranh màu nước, nhằm mô phỏng không gian thực, các hoạ sĩ còn vận dụng sự thay đổi về sắc độ nhằm tạo nên cảm nhận về khoảng cách khác nhau ở các đối tượng, theo lối gần rõ – xa mờ.

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-15

Cảm nhận khác nhau về không gian khi thay đổi sắc độ

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-16

Ê-li-gia-bét Mo-ray (Elizabeth Murray). Cây mục (Rotting Tree), 1850, tranh màu nước trên giấy(1)

Câu lệnh thực hành: Vẽ phác thảo một bức tranh màu nước có sử dụng một dạng phối cảnh ở trên.

(1) Nguồn: artic.edu/artworks/115119/rotting-tree

(Trang 27)

Các bước gợi ý cơ bản trong thực hành vẽ tranh màu nước

Bước 1: Phác nét bố cục của bức tranh lên trên giấy bằng bút chỉ

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-17

Bước 2: Vẽ từng lớp màu nhạt theo mảng lớn

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-18

(Trang 28)

Bước 3: Lựa chọn hoà sắc phù hợp với khả năng thể hiện, trong đó lưu ý đảm bảo ba sắc độ đậm – trung gian – nhạt

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-19

Bước 4: Thể hiện các chi tiết, diễn tả đặc điểm của hình thể trong tranh

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-20

(Trang 29)

Bước 5: Hoàn thiện các chi tiết để có được bức tranh hoàn chỉnh

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-21

Câu lệnh thực hành: Vẽ một bức tranh màu nước theo thể loại em yêu thích.

THẢO LUẬN

Trao đổi với các thành viên trong nhóm về một bức tranh màu nước theo các câu hỏi gọi ý sau:

- Bức tranh có bố cục như thế nào?

- Tác giả sử dụng kĩ thuật gì khi thể hiện bức tranh?

- Cảm nhận của bản thân về hoà sắc của bức tranh như thế nào?

(Trang 30)

Sản phẩm mĩ thuật của học sinh

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-22

Quốc Bảo, Phong cảnh, tranh màu nước trên giấy(1)

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-23

Nguyễn Duy Linh, Làng quê, tranh màu nước trên giấy(3)

hinh-anh-bai-2-tranh-mau-nuoc-12300-24

Kim Khánh, Sóng, tranh màu nước trên giấy

VẬN DỤNG

Sử dụng kĩ thuật vẽ màu nước trang trí một bưu thiếp quảng bá vẻ đẹp nơi em sống.

(1) Nguồn: Quốc Bảo

(2) Nguồn: Nguyễn Duy Linh

(3) Nguồn: Kim Khánh

(Trang 30)

MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH

Thuật ngữ Giải thích Trang
Cường độ Là độ tươi thắm của một màu khi ở trạng thái nguyên chất hoặc bị pha trộn 23
Giấy vẽ màu nước Được làm từ hỗn hợp nước và sợi bông nên có đặc tính: xốp, dai và bền 21
Phối cảnh Là một trong cách tạo hình thể hiện các hình ảnh ba chiều một cách gần đúng trên một bề mặt hai chiều nhờ vào các quy luật được xây dựng trên các quy tắc hình học chặt chẽ 21
Sắc độ Là độ sáng – tối, đậm – nhạt của một màu 5
Tranh màu nước Là tranh được vẽ bằng chất liệu màu nước 3

 

BẢNG TRA CỨU TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI

Chữ cái Tên phiên âm Tên riêng nước ngoài Trang
Ê Ê-li-gia-bét Mo-rây Elizabeth Murray 26
G Giô-xép Ma-lót Uy-li-am Ton-no Joseph Mallord William Turner 7
  Giôn Con-xta-bo John Constable 23
P Pôn Xan-bai Paul Sandby 7
T Thô mát Gơ-tin Thomas Girtin 7

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Tranh màu nước | Mỹ Thuật Hội Hoạ - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.