Nội Dung Chính
I - MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Ngày nay, trên đất nước chúng ta, mỗi công dân đều có quyền tự do nhất định, được ghi nhận trong Hiến pháp, đó là các quyền tự do cơ bản của công dân. Các quyền tự do này được đặt ở vị trí đầu tiên, quan trọng nhất, không thể tách rời đối với mỗi cá nhân.
Học xong bài này, học sinh cần:
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của một số quyền nội dung cơ bản của công dân.
- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác và đấu tranh với các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của mình.
II - NỘI DUNG BÀI HỌC
Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân.
Ở nước ta, hiến pháp thừa nhận công dân có các quyền tự do cơ bản như: tự do dân chủ và tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do đi lại và cư trú, tự do lao động và sáng tạo, tự do kinh doanh... Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của công dân như: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do cư trú, đi lại.
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân
a) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Đối với mỗi công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền quan trọng nhất được ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992.
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toàn án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trượng hợp phạm tội bắt quả tang.
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Em đã nhìn thấy hoặc nghe kể về trường hợp bắt người trái pháp chưa? Tại sao em cho là trái phép?
Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã đã lập tức bắt anh X.
Việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toàn án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Pháp luật quy định rõ trường hợp nào thì mới được bắt, giam, giữ người và những ai mới có quyền ra lệnh bắt, giam, giữ người.
Trường hợp 1: Viện Kiểm sát, Toàn án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:
- Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tồi phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được.
- Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngya việc người đó trốn.
Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất,
Để thực sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, pháp luật quy định, trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phể chuẩn, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phể chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.
* Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống trong tự do của con người, liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ với công dân.
Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
Trên cơ sở pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân, coi đó là quyền bảo vệ con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
b) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
* Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là loạn quyền gắn với tự do cá nhân của con người, được ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 và được quy định thành một nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng Hình sự nước ta. Quyền này có nghĩa là, công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
Là công dân - học sinh, em thấy mình có được hưởng quyền này không?
* Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Nội dung thứ nhất của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là: Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Trong xã hội của chúng ta, tính mạng và sức khỏe của con người được đảm bảo an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới.
Theo em, nếu tính mạng, sức khỏe của một người luôn bị đe dọa thì cuộc sống của người đó sẽ thế nào? Nếu tính mạng, sức khỏe của nhiều người luôn bị đe dọa thì xã hội sẽ thế nào, có phát triển lành mạnh không?
Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác, dù họ là nam hay nữ, người đã thành niên hoặc chưa thành niên.
Pháp luật nước ta quy định:
- Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ đánh người gây thương tích làm, tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Ví dụ: A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải. Bực mình, B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì, A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới sức khỏe của B, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
Nội dung thứ hai của quyền được pháo luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
Ví dụ: A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp.
Em hãy nêu một vài ví dụ về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
Trong xã hội ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ. Bất kì ai, dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lý theo pháp luật.
Em sẽ làm gì nếu bị người khác bịa đặt điều xấu, vu cáo hoặc xúc phạm?
* Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người. Việc Hiến pháp và luật quy định quyền này là bước tiến mới trong pháp luật Việt Nam, nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội. Thông qua quyền này, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
Quyền tự do cơ bản này xuất phát từ mục đích hoạt động của Nhà nước ta luôn vì con người, đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
c) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
Chỗ ở của công dân bao gồm nhà riêng ở thành phố, nông thôn, căn hộ trong chung cư hay khu tập thể... Đó là tải sản riêng hoặc tài sản thuộc quyền sử dụng của công dân, là nơi thờ cúng tổ tiên, là nơi sum họp, nghỉ ngơi của mỗi gia đình.
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong các quyền tự do cơ bản của công dân , có nghĩa là: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được Pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Theo quy định của pháp luật, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.
Ông A mất một chiếc quạt điện. Do nghi ngờ con ông B lấy trộm nên ông A yêu cấu ông B cho vào nhà khám xét. Ông B không đồng ý nhưng ông A và con trai cứ tự tiện xông vào nhà để khám. Theo em, hành vi của bố con ông A có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân hay không? Giải thích vì sao?
Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,...) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vặt, tài liệu liên quan đến vụ án.
- Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
Tuy nhiện, trong cả hai trường hợp này thì việc khám xét đều không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiên khám trong những trường hợp do pháp luật quy định: chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Nhằm đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, pháp luật của Nhà nước ta, một mặt, nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác, mặt khác, cho phép những cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở theo trình tự, thủ tục nhất định.
* Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Những quy định của Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chổ ở nhằm bảo đảm cho công dân - con người có được cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh. Pháp luật quy định về các quyền này là để tránh mọi hành vi tùy tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ.
Trên cơ sở quy định của pháp luật, quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ, từ đó công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện để tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
d) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Thư tín, điện thoại, điện tín (điện báo, telex, fax,...) là phương tiện cần thiết trong đời sống riêng tư của con người. Đây là những phương tiện dùng để thăm hỏi, trao đổi tin tức hoặc để cùng nhau bàn bạc công việc kinh doanh.
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, được các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và mọi người tôn trọng, được pháp luật bảo vệ. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác. Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu có ai đó tự tiện bóc thư của em ra xem, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền của mình?
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là điều kiện cần thiết để đảm bảo đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
e) Quyền tự do ngôn luận
Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản, bảo đảm cho công dân có điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội.
Công dân có quyền tự do ngôn luận có nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các phạm vi khác nhau.
Một là, công dân có thể sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố,... bằng cách trực tiếp pháp biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
Hai là, công dân có thể viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dượng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
Ba là, công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, để đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
Là học sinh phổ thông, em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào?
Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản không thể thiếu của công dân trong một xã hội dân chủ, là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có quyền tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự. Quyền này có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền công dân, là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.
2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do bản của công dân.
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền tự do cơ bản của công dân được tôn trọng và bảo đảm. Nhà nước ta không chỉ thừa nhận các quyền tự do cơ bản của công dân mà còn khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa các quyền tự do này với các điều kiện và biện pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả trên thực tế.
a) Trách nhiệm của nhà nước
Vì con người, bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của nhà nước, là nguyên tắc hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong bộ máy nhà nước ta.
Trách nhiệm của nhà nước được thể hiện qua công tác ban hành pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước và kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân.
Một là, Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Hình sự..., trong đó có các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp và luật quy định.
Thông qua pháp luật, Nhà nước xử lí, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân.
Bộ luật Hình sự đã có một số điều quy định trừng trị các tội xâm phạm tới quyền tự do cơ bản của công dân, như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội vu khống; Tội xâm phạm chỗ ở của công dân; Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; Tội bức cung;...
Em hãy đọc các điều luật của Bộ luật Hình sự trong phần Tư liệu tham khảo đã quy định trừng trị tội xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.
Hai là, Nhà nước tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao gồm Công an, Viện Kiểm sát, Toàn án,... các cấp tự Trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân.
Các cơ quan trên đây thực hiện chắc năng bảo vệ pháp luật, có quyền tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định theo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra xem xét những biện pháp được áp dụng đã hợp pháp và cần thiết chưa; nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa thì phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó.
b) Trách nhiệm của công dân
Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân, đồng thời cũng đòi hỏi công dân thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
Một là, công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình, biết phân biệt những hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật nhằm tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh.
Hai là, công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
Ba là, công dân cần tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám xét trong những trường hợp được pháp luật cho phép.
Bốn là, công dân cần tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn mình, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật của Nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
Là những công dân - học sinh, chúng ta cần thực hiện tốt những trách nhiệm này để thực sự là người có ích cho xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, làm cho mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc.
III - TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Giải thích từ ngữ
Bị can: Người bị khởi tố hình sự theo quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát.
Bị cáo: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Khởi tố bị can: Hành vi tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Khởi tố bị can được thực hiện bằng quyết định của Cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát.
Truy nã: Hoạt động của cơ quan điều tra để lùng bắt bị can khi bị can trốn hoặc không biết ở đâu.
Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt, giữ người bị truy nã.
2. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (trích)
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toàn án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chành tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, chức vụ của người ra lệnh; họ, tên, địa chỉ của người bị bắt và lí do bị bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã (phường, thị trấn,...) và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác, phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã (phường, thị trấn,...) nới tiến hành bắt người.
Điều 84: Biên bản về việc bắt người (trích)
1. Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nới lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng kí tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và kí tên...
Điều 143. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm (trích)
2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện của chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lây ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
3. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trích)
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gấy thiệt hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%..., thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm...
Điều 121. Tội phạm làm nhục người khác (trích)
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 122. Tội vu khống (trích)
1. Người nào bịa đặt, loan tuyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ na tháng đến hai năm.
Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (trích)
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm
Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (trích)
1. Người nào khám xét trái phép chỗ ở của người khác, đuổi trái phép người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phậm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữu đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Điều 125. Tội xâm phạm bí mật hoẵ an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (trích)
1. Người nào chiến đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
4. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008)
Điều 44. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính (trích)
2. Mọi trường hợp tạm giữ đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ.
4. Theo yêu cầu của người bị tam giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
IV - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Em hiểu thê nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?
2. Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích tại sao em cho là vi phạm.
3. Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?
4. Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ.
5. Em hiểu thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
6. Em hãy nêu ví dụ và chứng minh rằng công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
7. Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dung quyền tự do ngôn luận như thế nào.
8. Bằng kiến thức đã được học và qua thực tế cuộc sống, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân.
9. Do có chuyện hiểu lầm nhau nên H và T đã cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ. Khi đó có mấy người cùng thôn đã tới xem và chia thành 2 phe cổ vũ cho 2 bên. Ông Trưởng công an xã biết chuyện này nên đã cho người đến băt H và T về trụ sở Ủy ban, trói tay và giam trong phòng kín 13 giờ liền mà không có quyết định bằng văn bản. Trong thời gian bị giam giữ, H và T không được tiếp xúc với gia đình và không được ăn. Vì quá căng thẳng trong thời gian bị giam giữ nên sau khi được thả thì cả 2 người đều bị ốm.
Hỏi: Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã có bị coi là trí pháp luật không? Hãy giải thích vì sao.
10. Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:
a) Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
b) Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
c) Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Tòa án.
d) Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
e) Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.
g) Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.
h) Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt.
11. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây.
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:
a) Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
b) Chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi đươc pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm.
d) Việc khám xét chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
e) Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý; trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
12. Đánh dấu x vào các cột tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn