Bài 7. Công Dân Với Các Quyền Dân Chủ | Giáo Dục Công Dân 12 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Trong bài học này ,chúng ta sẽ tìm hiểu một số quyền dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và luật

Nội Dung Chính


I- MỞ ĐẦU BÀI HỌC 

  Hiến phap năm 1992 khẳng định Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân , vì nhân dân, trong đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.Nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ Nhà nước bằng các hình thức khác nhau thông qua việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân.

 Học xong bài này ,học sinh cần:

-Nêu được khái niệm ,nội dung,ý nghĩa và cách thực hiện một số quyền dân chủ của công dân

-Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.

-Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật ;phân biết được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân .

-Có ý thức và thái độ tích cực của công dân- học sinh,những người chủ trẻ tuổi của đất nước với việc thực hiện các quyền dân chủ 

II- NỘI DUNG BÀI HỌC

Một câu hỏi đặt ra với nền dân chủ ở mọi quốc gia là : Làm thế nào để nhân dân có thể thực hiện quyền làm chủ đất nước ,để nhân dân tham gia quản lí,điều hành đời sống hằng ngày của xã hội và quyết định các việc lớn ,trọng đại của quốc gia?

Lịch sử phát triển của nhân loại đã cho thấy có hai hình thức chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ,đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế,thiết chế để nhân dân thảo luận ,biểu quyết,tham gia trực tiếp quyết định công việc của động đồng ,của Nhà nước

Dân chủ gián tiếp(còn gọi là dân chủ đại diện) là hình thức dân chủ với những quy chế ,thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng,của Nhà nước.

Điều kiện đầu tiên cần có để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp là Nhà nước ghi nhận bằng Hiến pháp các quyền dân chủ của công dân

Trong bài học này ,chúng ta sẽ tìm hiểu một số quyền dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và luật 

1.Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

a)Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị ,thông qua đó ,nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

Quyền bầu cử và quyền ứng cử được thể hiện một cách khái quát tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992 : "Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân".

b)Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

*Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân

Hiến pháp quy định ,công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội , Hội đồng nhân dân.Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cứ một ccachs bình đẳng,không bị phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ, văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú tại nơi họ thực hiện quyền bầu cử,ứng cử.

Luật bầu cử quy định rất chặt chẽ những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử:

 -Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ; người đang phải chấp hành hình phạt tù ; người đang bị tạm giam ; người mất năng lực hành vi dân sự.

-Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử : Trước hết bao gồm những người thuộc diện không được thực hiện quyền bầu cử , ngoài ra còn bao gồm : người đang bị khởi tố về hình sự ; người đang chấp hành bản án, quyết định hình sựu của Tòa án( kể cả không phải là phạt tù) ; người đã chấp hành xong bản án,quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án ; người đang chấp hành quyết định xử lí hành chính về giáo dục tại xã , phường, thị trấn , tại cơ sở giáo dục,cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.

Theo em ,vì sao Luật lại hạn chế quyền bầu cử,ứng cử của những người thuộc các trường hợp trên?

*Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân

-Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông,bình đẳng,trực tiếp và bỏ phiếu kin.

Theo nguyên tắc bầu cử phổ thông,mọi công dân từ đủ 18 tuổi trơ lên đều được tham gia bầu cử ,trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm 

Theo nguyên tắc bầu cử bình đẳng,trực tiếp,bỏ phiếu kin, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau, đều được tự do và độc lập thể hiện trực tiếp sự lựa chọn của mình đối với những người trong danh sách ứng cử viên bằng việc tự viết phiếu,tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín.

hinh-anh-bai-7-cong-dan-voi-cac-quyen-dan-chu-3805-0

 

-Quyền ưng cử của công dân được thực hiện bằng hai cn đường : tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Các công dân đủ 21 tuổi trở lên , có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước , lực lượng vũ trang , các tổ chức chính trị , tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử( trừ các trường hợp do luật định không được ứng cử).

Các ứng cử viên được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu về cơ sở mới công tác hay cử trú để lấy ý kiến của Hội nghị cử tri trước khi lập danh sách ứng cử viên chính thức . Mặt trận Tổ quốc tổ chức để ứng cử viên gặp gỡ, tiếp xúc , báo cáo với cử tri dự kiến kế hoạch hành động để thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu trúng cử

 

*Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước- cơ quan đại biểu của nhân dân

Thực hiện quyền bầu cử,ứng cử mới là bước đầu tiên để nhân dân thực hành hình thức dân chủ gián tiếp. Bước quan trọng có ý nghĩa quyết định của hành thức dân chủ gián tiêp chính là việc các cơ quan quyền lực nhà nước và các đại biểu nhân dân thực thi đúng đắn quyền lực nhà nước do nhân dân giao phó thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của mình .

Vậy , khi thực hiện nhiệm vụ, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân giữ quan hệ như thế nào với nhân dân - người chủ qcuar quyền lực mà họ đang đại diện?

Hiến pháp quy định mối quan hệ hai chiều giữa nhân dân và những đại diện cho họ trong các cơ quan quyền lực nhà nước :

Thứ nhất , các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri , mà trước hết là với nhân dân ở đơn vị bầu cử đã trực tiếp bầu ra họ. Đại biểu nhân dân phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu : ttieeps xúc với cử tri , thu nhập ý kiến và nguyện vọng cử tri để phản ánh trung thực với Quốc hội , Hội đồng nhân dân ; xem xét ; đôn đốc, theo dõi việc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ; yêu cầu các cơ quan nhà nước , tổ chức xã hội , tổ chức kinh tế phải trả lời những vấn để mà cử tri và đại biểu quan tâm.

Thứ hai, các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri. Các đại biểu phải thường xuyên báo các với cử tri

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 7. Công Dân Với Các Quyền Dân Chủ | Giáo Dục Công Dân 12 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.