I – HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Xác định yêu cầu bài viết
– Đọc lại đề bài để xác định yêu cầu của đề.
– Đối chiếu những yêu cầu đã xác định với bài viết để nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của bài viết.
2. Xây dựng lại dàn ý
Trên cơ sở những yêu cầu đã xác định, tập thể lớp cùng xây dựng lại dàn ý chi tiết.
Gợi ý dàn ý cho bài làm văn đề số 1 :
Mở bài :
– Khi cầm bút, các nghệ sĩ chân chính đều phấn đấu để đạt được mục đích cao cả của văn chương.
– Là một danh sĩ (“thần Siêu, thánh Quát”), Nguyễn Văn Siêu đã nêu lên một quan niệm đúng đắn và thuyết phục về văn chương (dẫn câu nói của ông).
Thân bài :
– Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu :
+ Tiêu chuẩn để Nguyễn Văn Siêu phân loại văn chương là tính mục đích của nó.
+ Thế nào là văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương” ?
+ Thế nào là văn chương “chuyên chú ở con người” ?
– Bình luận, đánh giá. Có thể nêu một số ý như sau:
+ Tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn chương trước hết là ở mục đích của người cầm bút : Viết để nâng cao khả năng và tác dụng giáo dục của văn chương chứ không phải vì thú vui trau chuốt câu chữ hình thức.
+ Tuy nhiên, khi đề cao mục đích cao cả của văn chương là “chuyên chú ở con người”, chúng ta không vì thế mà coi nhẹ sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn vì tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương càng cao thì hiệu quả giáo dục của tác phẩm đó càng lớn.
Kết bài :
– Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu về tính mục đích của văn chương rất tiêu biểu cho quan niệm truyền thống “văn dĩ tải đạo” của cha ông ta.
– Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
3. Sửa chữa những sai sót cụ thể trong bài viết
– Đọc nhận xét của thầy (cô) giáo về bài viết.
– Sửa lại các sai sót trong bài viết.
II – LUYỆN TẬP Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ CHO BÀI VIẾT SAU
1. Viết lại toàn bộ hoặc một phần bài viết.
2. Thực hiện các yêu cầu của thầy (cô) giáo, chuẩn bị tốt cho bài viết số 6.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn