Bài 1: Tính Đơn Điệu Và Cực Trị Của Hàm Số | Toán 12 - Tập 1 | Chương I: Ứng Dụng Đạo Hàm Để Khảo Sát Và Vẽ Đồ Thị Hàm Số - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức - NXB Giáo Dục Việt Nam Toán 12 tập 1 Chương I: Ứng Dụng Đạo Hàm Để Khảo Sát Và Vẽ Đồ Thị Hàm Số Bài 1: Tính Đơn Điệu Và Cực Trị Của Hàm Số


Trang 5

Trong chương này chúng ta ứng dụng đạo hàm để khảo sát sự biến thiên, vẽ đồ thị của hàm số và giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan.

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-0

Giảm

Điểm cực đại

Tăng

Điểm cực tiểu

THUẬT NGỮ
• Bảng biến thiên
• Đồng biến
• Nghịch biến
• Cực đại
• Cực tiểu
• Cực trị

KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
• Nhận biết tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng dựa vào dấu đạo hàm cấp một của nó.
• Thể hiện tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trong bảng biến thiên.
• Nhận biết tính đơn điệu của hàm số thông qua bảng biến thiên hoặc thông qua hình ảnh hình học của đồ thị hàm số.
• Nhận biết điểm cực trị, giá trị cực trị của hàm số thông qua bảng biến thiên hoặc thông qua hình ảnh hình học của đồ thị hàm số.


Xét một chất điểm chuyển động trên một trục số nằm ngang, chiều dương từ trái sang phải (H.1.1). Giả sử vị trí s(t) (mét) của chất điểm trên trục số đã chọn tại thời điểm t (giây) được cho bởi công thức

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-1, t ≥ 0.

Hỏi trong khoảng thời gian nào thì chất điểm chuyển động sang phải, trong khoảng thời gian nào thì chất điểm chuyển động sang trái?

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-2

Hình 1.1

Trang 6

1. TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

a) Khái niệm tính đơn điệu của hàm số

HĐ1. Nhận biết tinh đồng biến, nghịch biến của hàm số

Quan sát đồ thị của hàm số y = xhinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-3 (H.1.2).

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-4

Hình 1.2

a) Hàm số đồng biến trên khoảng nào?

b) Hàm số nghịch biến trên khoảng nào?

Giả sử K là một khoảng, một đoạn hoặc một nửa khoảng và y = f (x) là hàm số xác định trên K.
• Hàm số y = f (x) được gọi là đồng biến trên K nếu ∀hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-5
, hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-6 ∈ K, hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-7 < hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-8f (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-9) < f (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-10
).
• Hàm số y = f (x) được gọi là nghịch biến trên K nếu ∀hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-11, hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-12 ∈ K, hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-13 < hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-14f (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-15
) > f (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-16).


Chú ý.

• Nếu hàm số đồng biến trên K thì đồ thị của hàm số đi lên từ trái sang phải (H.1.3a). Nếu hàm số nghịch biến trên K thì đồ thị của hàm số đi xuống từ trái sang phải (H.1.3b).

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-17

a) Hàm số đồng biến trên (a; b).

b) Hàm số nghịch biến trên (a; b).

Hình 1.3

• Hàm số đồng biển hay nghịch biến trên K còn được gọi chung là đơn điệu trên K. Việc tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số còn được gọi là tìm các khoảng đơn điệu (hay xét tính đơn điệu) của hàm số.

• Khi xét tính đơn điệu của hàm số mà không chỉ rõ tập K thì ta hiểu là xét trên tập xác định của hàm số đó.

Ví dụ 1. Hình 1.4 là đồ thị của hàm số y = f (x) = |xl. Hãy tìm các khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số.

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-18

Hình 1.4

Giải

Tập xác định của hàm số là R.

Từ đồ thị suy ra: Hàm số đồng biến trên khoảng (0; +∞), nghịch biến trên khoảng (-∞; 0).

Luyện tập 1. Hình 1.5 là đồ thị của hàm số hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-19. Hãy tìm các khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số.
hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-20

Hình 1.5

Trang 7

HĐ2. Nhận biết mối quan hệ giữa tính đơn điệu và dấu của đạo hàm

Xét hàm số hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-21  có đồ thị như Hình 1.6.

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-22

Hình 1.6

a) Xét dấu đạo hàm của hàm số trên các khoảng (-∞; −1), (1; +∞). Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa tính đồng biến, nghịch biến và dấu đạo hàm của hàm số trên mỗi khoảng này.

b) Có nhận xét gì về đạo hàm y và hàm số y trên khoảng (-1; 1)?

ĐỊNH LÍ

Cho hàm số y = f (x) có đạo hàm trên khoảng K.
a) Nếu f' (x) > 0 với mọi xK thì hàm số f (x) đồng biến trên khoảng K.
b) Nếu f' (x) < 0 với mọi xK thì hàm số f (x) nghịch biến trên khoảng K.

Chú ý

• Định lí trên vẫn đúng trong trường hợp f' (x) bằng 0 tại một số hữu hạn điểm trong khoảng K.

• Người ta chứng minh được rằng, nếu f' (x) = 0 với mọi xK thì hàm số f (x) không đổi trên khoảng K.

Ví dụ 2. Tìm các khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-23.

Giải

Tập xác định của hàm số là R.

Ta có: y' = 2x – 4; y' > 0 với x ∈ (2; +∞); y' < 0 với x = (-∞; 2).

Do đó, hàm số đồng biển trên khoảng (2; +∞), nghịch biến trên khoảng (-∞; 2).

Luyện tập 2. Tìm các khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số y = -xhinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-24 + 2x +3.

b) Sử dụng bảng biến thiên xét tính đơn điệu của hàm số

HĐ3. Xét tính đơn điệu của hàm số bằng bảng biến thiên

Cho hàm số hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-25

.

a) Tính đạo hàm f' (x) và tìm các điểm xf' (x) = 0.

b) Lập bảng biến thiên của hàm số, tức là lập bảng thể hiện dấu của đạo hàm và sự đồng biến, nghịch biến của hàm số trên các khoảng tương ứng.

c) Nêu kết luận về khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Trang 8

Các bước để xét tính đơn điệu của hàm số y = f (x):

1. Tìm tập xác định của hàm số.

2. Tính đạo hàm f' (x). Tìm các điểm hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-26 (i = 1, 2,...) mà tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc không tồn tại.

3. Sắp xếp các điểm hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-27 theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên của hàm số.

4. Nêu kết luận về khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Ví dụ 3. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-28.

Giải

Tập xác định của hàm số là R \ {1}.

Ta có: hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-29; y' = 0 ⇔ x = -1 hoặc x = 3.

Lập bảng biến thiên của hàm số:

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-30

Từ bảng biến thiên, ta có:

Hàm số đồng biến trên các khoảng (-∞; − 1) và (3; +∞).

Hàm số nghịch biến trên các khoảng (-1; 1) và (1; 3).

Ví dụ 4. Xét chiều biến thiên của hàm số hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-31.

Giải

Tập xác định của hàm số là R \{−1}.

Ta có: hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-32, với mọi x = −1.

Lập bảng biến thiên của hàm số:

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-33

x -∞                                   -1                                  +∞
y'                   +                     +
y                                   +∞
    hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-34
1
                                     1
   hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-35

-∞

Từ bảng biến thiên, ta có: Hàm số đồng biến trên các khoảng (-∞; −1) và (-1; +∞).

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-36

Việc tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số còn được nói gọn là xét chiều biến thiên của hàm số.

Trang 9

Luyện tập 3. Tìm các khoảng đơn điệu của các hàm số sau:

a) hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-37;

b) hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-38.

Vận dụng 1. Giải bài toán trong tình huống mở đầu bằng cách thực hiện lần lượt các yêu cầu sau:

a) Theo ý nghĩa cơ học của đạo hàm, vận tốc v(t) là đạo hàm của s(t). Hãy tìm vận tốc v(t).

b) Xét dấu của hàm v(t), từ đó suy ra câu trả lời.

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-39

Chất điểm chuyển động theo chiều dương khi vận tốc v(t) > 0.

2. CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ

a) Khái niệm cực trị của hàm số

HĐ4. Nhận biết khái niệm cực đại, cực tiểu của hàm số

Quan sát đồ thị của hàm số hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-40

(H.1.7). Xét dấu đạo hàm của hàm số đã cho và hoàn thành các bảng sau vào vở.

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-41

x -3               -2                 -1
y'          ?         0         ?
y                    ?
      hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-42   hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-43
-4                                   -2

 

x -1               -0                  1
y'          ?         0         ?
y  -2                               0
      hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-44    hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-45
   
                   ?

 

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-46

Hình 1.7

Tổng quát, ta có định nghĩa sau: 

Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên khoảng (a; b) (a có thể là –∞, b có thể là +∞)
và điểm hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-47 ∈ (a, b).
• Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) < f(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-48) với mọi x ∈ (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-49 - h, hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-50
+ h) ⊂ (a; b) và x hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-51, thì ta nói hàm số f(x) đạt cực đại tại hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-52.
• Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) > f(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-53) với mọi x ∈ (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-54 - h; hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-55
+ h) ⊂ (a; b) và xhinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-56, thì ta nói hàm số f(x) đạt cực tiểu tại hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-57.


Chú ý

• Nếu hàm số y = f(x) đạt cực đại tại hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-58 thì hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-59 được gọi là điểm cực đại của hàm số f(x). Khi đó, f(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-60

) được gọi là giá trị cực đại của hàm số f(x) và kí hiệu là hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-61 hay hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-62. Điểm hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-63 (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-64; f(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-65
)) được gọi là điểm cực đại của đồ thị hàm số.

• Nếu hàm số y = f(x) đạt cực tiểu tại hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-66 thì hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-67 được gọi là điểm cực tiểu của hàm số f(x). Khi đó, f(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-68) được gọi là giá trị cực tiểu của hàm số f(x) và kí hiệu là hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-69 hay hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-70

. Điểm hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-71 (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-72; f(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-73)) được gọi là điểm cực tiểu của đồ thị hàm số.

• Các điểm cực đại và điểm cực tiểu được gọi chung là điểm cực trị. Giá trị cực đại và giá trị cực tiểu được gọi chung là giá trị cực trị (hay cực trị) của hàm số.

Trang 10

Ví dụ 5. Hình 1.8 là đồ thị của hàm số y = f(x). Hãy tìm các cực trị của hàm số.

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-74

Hình 1.8

Giải

Từ đồ thị hàm số, ta có:

Hàm số đạt cực tiểu tại x = −1 và hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-75

 = y(-1) = 2.

Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-76 = y(0) = 3.

Hàm số đạt cực tiểu tại x = 1 và hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-77 = y(1) = 2.

Luyện tập 4. Hình 1.9 là đồ thị của hàm số y = f(x). Hãy tìm các cực trị của hàm số.

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-78


Hình 1.9

b) Cách tìm cực trị của hàm số

HĐ5. Nhận biết cách tìm cực trị của hàm số

Cho hàm số hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-79.

a) Tính đạo hàm f'(x) và tìm các điểm mà tại đó đạo hàm f'(x) bằng 0.

b) Lập bảng biến thiên của hàm số.

c) Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị của hàm số.

ĐỊNH LÍ

Giả sử hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng (a; b) chứa điểm hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-80
và có đạo hàm trên các khoảng (a; hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-81) và (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-82; b). Khi đó:
a) Nếu f'(x) < 0 với mọi x ∈ (a; hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-83) và f'(x) > 0 với mọi x = (hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-84; b) thì hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-85
là một điểm cực tiểu của hàm số f(x).
b) Nếu f'(x) > 0 với mọi x = (a; hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-86) và f'(x) <0 với mọi x =(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-87; b) thì hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-88 là một điểm cực đại của hàm số f(x).

 

Trang 11

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-89 Giải thích vì sao nếu f'(x) không đổi dấu khi x qua hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-90

thì hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-91 không phải là điểm cực trị của hàm số f(x)?

Định lí trên được viết gọn lại trong hai bảng biến thiên sau.

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-92

x a                                hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-93                                     b
 f'(x)                   -                                     +
f(x) hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-94 f(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-95
)hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-96 
                                    (Cực tiểu)

 

x a                                hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-97                                     b
 f'(x)                   +                                   -
f(x) hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-98f(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-99)hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-100

                                  (Cực đại)



Chú ý. Từ định lí trên ta có các bước tìm cực trị của hàm số y = f(x) như sau:

1. Tìm tập xác định của hàm số.

2. Tính đạo hàm f'(x). Tìm các điểm mà tại đó đạo hàm f'(x) bằng 0 hoặc đạo hàm không tồn tại.

3. Lập bảng biển thiên của hàm số.

4. Từ bảng biển thiên suy ra các cực trị của hàm số.

Ví dụ 6. Tìm cực trị của hàm số hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-101.

Giải

Tập xác định của hàm số là R.

Ta có: hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-102; y' = 0 ⇒ x =1 hoặc x = 3.

Lập bảng biến thiên của hàm số:

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-103

x -∞                               1                                  3                                +∞
y'                  +                0                 -               0                  +
y                                   34                                                                    +∞
     hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-104      hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-105
         hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-106
-∞                                                               30


Từ bảng biến thiên, ta có:

Hàm số đạt cực đại tại x = 1 và hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-107 = y(1) = 34.

Hàm số đạt cực tiểu tại x = 3 và hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-108 = y(3) = 30.

Chú ý. Nếu f'(hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-109)=0 nhưng f'(x) không đổi dấu khi x qua hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-110

thì hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-111 không phải là điểm cực trị của hàm số. Chẳng hạn, hàm số f(x) = hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-112 có f'(x) = 3xhinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-113, f'(0) = 0, nhưng x = 0 không phải là điểm cực trị của hàm số (H.1.10).

hinh-anh-bai-1-tinh-don-dieu-va-cuc-tri-cua-ham-so-12831-114

Hình 1.10

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Tính Đơn Điệu Và Cực Trị Của Hàm Số | Toán 12 - Tập 1 | Chương I: Ứng Dụng Đạo Hàm Để Khảo Sát Và Vẽ Đồ Thị Hàm Số - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.