Nội Dung Chính
- CHIA SẺ (trang 33)
- BÀI ĐỌC 1 (trang 34)
- TỰ ĐỌC SÁCH BÁO (trang 35)
- BÀI VIẾT 1 (trang 35, 36, 37)
- KỂ CHUYỆN (trang 37, 38)
- BÀI ĐỌC 2 (trang 38, 39)
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU (trang 39, 40)
- BÀI VIẾT 2 (trang 41)
- BÀI ĐỌC 3 (trang 41, 42)
- BÀI VIẾT 3 (trang 43)
- TRAO ĐỔI (trang 43, 44)
- BÀI ĐỌC 4 (trang 44, 45)
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU (trang 46, 47)
CHIA SẺ (trang 33)
1. Giải ô chữ:
Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hoàn thành các từ theo từng dòng.
Dòng 1: Nói * không sợ mất lòng.
Dòng 2: Đói cho sạch, * cho thơm.
Dòng 3: Thẳng như * ngựa.
Dòng 4: Tre già. * mọc.
Dòng 5: Giấy rách phải * lấy lề.
Dòng 6: Ăn ngay nói *, mọi tật mọi lành.
Dòng 7: Ngang bằng sổ *.
Dòng 8: Danh * là điều quý nhất.
Dòng 9: * ngay không sợ chết đứng.
2. Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Tim thêm một vài từ khác chứa tiếng đầu có âm và nghĩa giống tiếng đầu của từ vừa tìm được.
M: trung hậu
BÀI ĐỌC 1 (trang 34)
Cau
Đúng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Muốn cao thì phải thẳng
(Bài học ở cây cau)
Thân bền khinh bảo tổ
Nhờ mưa nắng dãi dầu.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
Nơi cho mây dũng nghỉ
Để đi bốn phương trời
Nơi chim về ấp trứng
Nở những bài ca vui.
Tai lắng tiếng ríu ran
Thoảng thơm trong hơi thở
Chắc chim mới ra ràng
Ồ! Hoa cau đang nở
ĐẶNG HẤN
CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA
- Khiêm nhường: khiêm tốn trong quan hệ đối xử, sẵn sàng nhường cái hay cho người khác.
- Bạc thếch: bạc phếch, phai màu đến mức ngả sang màu trắng đục, giống như bị mốc.
- Ra ràng: (chim non) vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ được.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Tìm các khổ thơ ứng với mỗi ý sau:
a) Tả hình dáng cây cau.
b) Nêu ích lợi của cây cau.
c) Thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau.
2. Những từ ngữ nào tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người?
3. Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác?
4. Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?
5. Em học được điều gì ở bài thơ này về cách tả cây cối?
* Học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO (trang 35)
1. Tìm đọc thêm ở nhà: – 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tính trung thực. – 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cây cối. | 2. Viết vào phiếu đọc sách: – Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích). – Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên. |
BÀI VIẾT 1 (trang 35, 36, 37)
Tả cây cối
(Cấu tạo của bài văn)
I. Nhận xét
1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cây si
Cây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông.
Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mưa hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao giờ cũng vẫn chỉ là bộ râu loà xoà. Còn cây đa, đến một ngày nào đó, có những râu sẽ ăn xuống đất, lớn lên, thành thân cây: một cây đa có khi có đến năm, sáu gốc.
Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, sờ vào từng chòm râu, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bằng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn những cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì xanh lá quanh năm.
Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người giả luôn yêu quý các em.
Theo BẰNG SƠN
a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
b) Cây si được miêu tả theo trình tự nào?
II. Bài học
Cấu tạo của bài văn tả cây cối
Tả cây cối
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (cây hoa quả,...)
- Thân bài
+ Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
+ Nêu ích lợi của đối tượng miêu tả.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
III. Luyện tập
1. Trình tự miêu tả trong bài văn sau có gì khác bài văn Cây si?
Cây bàng
Đối với Thuỷ, cây bàng này thật thân thiết. Mùa hè, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng nhỏ rồi được xuống đất. Những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!
Sang cuối thu, lá của nó ngả màu vàng tía, cái màu fía kì diệu ấy không thể thấy ở bất cứ một cây nào khác, càng nhìn càng thấy đẹp. Đỗ anh hoạ sĩ nào pha được đúng cái màu fía ấy của lá bàng cuối thu!
Qua mùa đông, cây bằng trụi không còn một lá, cành như khô lại, in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất, đám cảnh trơ trụi đó như cố co mình lại để chịu cho được cái rét buốt của mùa đông. Thuỳ và các bạn thấy thương xót trong lòng, những cảnh trụi hết lá kia trơ trơ ngoài trời chắc là rét lắm!
Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã điểm kín cành to, cảnh nhỏ. Rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, mỗi lúc một khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của nó vậy.
Theo ĐẢO VŨ
KỂ CHUYỆN (trang 37, 38)
Chiếc ví
Theo ĐĂNG DƯƠNG
1. Nghe và kể lại câu chuyện
Gợi ý
1. Chuyện gì xảy ra với nhà từ thiện?
2. Vì sao nhà từ thiện đến gặp cậu bé?
3. Cậu bé đề nghị điều gì? Vì sao?
4. Nhà từ thiện và người trợ lí phản ứng thế nào khi nghe câu chuyện của cậu bé?
2. Trao đổi về câu chuyện
a) Em có suy nghĩ gì về tính cách của các nhân vật trong câu chuyện (nhà từ thiện, cậu bé, người trợ lí)?
b) Qua câu chuyện, em thấy thái độ của người trợ lí đối với cậu bé thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
c) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
BÀI ĐỌC 2 (trang 38, 39)
Một người chính trực
Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phố tả thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cần làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.
Phò tá Lý Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tả do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
– Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
– Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
– Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tấn Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Theo QUỲNH CƯ - ĐỖ ĐỨC HÙNG
CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA
- Chính trực: ngay thẳng.
- Di chiếu: lệnh (viết) của vua truyền lại trước khi mất.
- Thái hậu: mẹ của vua.
- Phò tá: theo bên cạnh để giúp đỡ.
- Tham tri chính sự: chức quan dưới tể tướng, cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.
- Gián nghị đại phu: chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm điều trái.
- Tiến cử: giới thiệu người có tài, có đức để cấp trên lựa chọn.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông?
2. Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?
3. Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô Hiến Thành?
4. Tô Hiến Thành giải thích như thế nào về sự lựa chọn của mình?
5. Qua lời giải thích của Tô Hiến Thành, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (trang 39, 40)
Nhân hóa
I. Nhận xét
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ông trời bật lửa
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.
Chớp bỗng loè chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
ĐỖ XUÂN THANH
1. Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?
2. Các sự vật trên và trăng, sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?
3. Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
II. Bài học
Nhân hoá là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
+ Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
+ Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
+ Nói với sự vật như nói với người.
III. Luyện tập
1. Tìm biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ sau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
ĐẶNG HẤN
2. Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?
3. Viết 1 – 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hoá.
M: Ven bờ, những luỹ tre duyên dáng nghiêng đầu, soi tóc xuống dòng sông.
BÀI VIẾT 2 (trang 41)
Luyện tập tả cây cối
1. Đọc lại và tóm tắt bài văn Cây si theo bảng sau:
Bố cục | Ý chính của đoạn | Nội dung |
Mở bài | Giới thiệu về cây si | |
Thân bài | Miêu tả các bộ phận của cây si | Rễ si: |
Lá si: | ||
Kết bài | Nêu cảm nghĩ về cây si |
2. Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý:
a) Em định tả cây nào? b) Em quan sát những gì? - Quan sát hình dáng của cây (to hay nhỏ, cao hay thấp, vươn thẳng hay xoè rộng,..). – Quan sát các bộ phận của cây (gốc cây, thân cây, lá cây, hoa, quả,...). c) Em quan sát bằng những cách nào? – Quan sát hình dáng, màu sắc bằng mắt. – Cảm nhận tiếng lá reo, mùi hương, cánh hoa,... bằng tai, mũi hoặc tay. d) Ghi lại vắn tắt kết quả quan sát. |
BÀI ĐỌC 3 (trang 41, 42)
Những hạt thóc giống
Ngày xưa, có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:
- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói. Nhung nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời.
Lúc đó, nhà vua mỗi ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chủ bề trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Truyện dân gian Khmer
CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA
- Bệ hạ: từ dùng để gọi vua với ý tôn kính.
- Sững sờ: lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động.
- Dõng dạc: (nói) to, rõ ràng, dứt khoát.
- Hiền minh: có đức độ và sáng suốt.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào?
2. Vì sao đến vụ thu hoạch, cậu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua?
3. Vì sao mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói?
4. Nhà vua xử sự thế nào khi nghe Chôm nói?
5. Em có tán thành ý kiến “Trung thực là đức tính quý nhất của con người.” không? Vì sao?
BÀI VIẾT 3 (trang 43)
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.
2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đơn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,....
Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đơn:
a) Lỗi về cấu tạo
– Thiếu một phần của đơn.
– Thiếu một số mục bắt buộc ở phần đầu của đơn:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
+ Tên đơn
+ Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn
– Thiếu họ, tên, chữ kí ở phần cuối của đơn.
b) Lỗi về nội dung
– Không giới thiệu đủ thông tin vắn tắt về bản thân như quy định.
– Cung cấp thông tin không chính xác về bản thân.
– Không nói rõ nguyện vọng của bản thân.
– Không có lời hứa hoặc cam kết.
3. Tự sửa bài viết của mình.
4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.
TRAO ĐỔI (trang 43, 44)
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3.
Gợi ý về nội dung trao đổi
a) Giới thiệu tên nhân vật và câu chuyện
M: - Các nhân vật chú bé Chôm, nhà vua, các nhân vật khác.
- Tên câu truyện: Những hạt thóc giống.
b) Tính cách của các nhân vật
M: - Chú bé Chôm là người trung thực vì dám nói thật, không sợ vua trị tội.
- Nhà vua là người đề cao phẩm chất trung thực vì ông coi trung thực là đức tính quý giá nhất.
- Các nhân vật khác không trung thực vì họ sợ vua trị tội, không dám nói thật.
2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống.
Gợi ý về nội dung trao đổi
a) Giới thiệu nội dung trình bày (theo đề tài)
b) Nêu biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống
M: Tình huống:
- Cách ứng xử trung thực.
- Cách ứng xử không trung thực.
Gợi ý về cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
BÀI ĐỌC 4 (trang 44, 45)
Những chú bé giàu trí tưởng tượng
Mi-sa và Xa-sa ngồi chơi ngoài sân chung cư. Hai cậu thi tán dóc. Mi-sa bảo:
– Có lần, tớ giẫm phải một chiếc xe buýt. Vừa nghe đánh “roạt” một cái, xe đã bẹp rúm.
– Xạo quá! Làm sao cậu giẫm bẹp được chiếc xe buýt?
– Thì nó là đồ chơi, nhỏ xíu ấy mà.
Đến lượt Xa-sa:
– Một đêm, tớ bay lên Mặt Trăng.
Mi-sa cười phá lên:
– Thế cậu trông thấy gì nào?
– Tớ bay ban đêm nên không thấy gì. Bay mãi... bay mãi... rồi rơi huych xuống đất. Thế là tỉnh dậy.
– Sao cậu không nói ngay từ đầu là cậu ngủ mê?
Nghe hai bạn tán dóc, l-go xen vào:
– Các cậu khoác lác quá thể!
– Nhưng chúng tỏ có lừa dối ai đâu! Chỉ tưởng tượng thôi, như kể chuyện cổ tích ấy mà.
I-go xì một cái, tỏ vẻ coi thường. Chúng cãi nhau. Rồi Mi-sa và Xa-sa bỏ về. Qua quầy kem, hai cậu bé lục hết các túi, vừa đủ tiền mua chung một gói kem. Mi-sa bảo:
– Chúng mình về nhà lấy dao cắt cho đều.
Đến cầu thang, hai cậu bé gặp I-ra. Mắt cô bé đỏ hoe. Mi-sa hỏi:
- Vì sao em khóc?
– Em bị mẹ mắng. Anh I-go ăn vụng mút, lại bảo là em ăn.
Xa-sa bảo:
– Thôi, đừng khóc nữa! Về nhà đi, anh sẽ cho em phần kem của anh.
- Thế các anh không thích kem à?
– Hôm nay, bọn anh ăn phải đến mười que kem rồi ấy chứ!
I-ra đề nghị:
– Tốt nhất là chia kem ra làm ba phần.
Về đến nhà Mi-sa, ba anh em chia kem làm ba phần. Mi-sa gật gù:
– Có lần tớ ăn hết nhẵn cả một thùng kem.
I-ra cười to:
– Úi dà, anh lại bịa chuyện rồi! Ai mà tin được!
– Thì thùng kem nhỏ bằng cái cốc ấy mà!
Theo NÔ-XỐP (Hoàng Anh dịch)
CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA
- Tán dóc: nói những chuyện bịa cho vui.
- Bẹp rúm: (đồ vật) bị méo mó, thu nhỏ hoặc biến dạng do tác động của lực ép.
- Xạo, khoác lác: nói điều không có thật hoặc không thể có (nghĩa trong bài).
- Hết nhẵn: hết sạch, không còn gì.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị?
2. Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go?
3. Việc l-go làm có gì khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa?
4. Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (trang 46, 47)
Luyện tập về nhân hóa
1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ông Mặt Trời óng ánh
Ông Mặt Trời óng ánh
Toả nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường.
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
“Ông ở trên trời nhé!
Cháu ở dưới này thôi!”.
Hai ông cháu cùng cuối
Mẹ cười, đi bên cạnh.
Ông Mặt Trời óng ánh...
NGÔ THỊ BÍCH HIỀN
a) Sự vật nào được nhân hoá trong bài thơ?
b) Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào?
2. Kiểu nhân hoá nào được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau?
Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
Nói với sự vật như nói với người.
a) Buổi sớm, khi cậu gà ri tê tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.
Theo TÔ HOÀI
b) Bắt đền trăng đấy
Trốn vào sau mây
Để buồn cỏ cây
Khóc mưa thút thít.
Trái bòng chẳng thiết
Nằm ườn trên mâm
Quả na lặng câm
Mắt nhìn xa vắng.
NGUYỄN ĐÌNH XUÂN
c) Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào.
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
3. Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối, trong câu có hình ảnh nhân hoá.
GÓC SÁNG TẠO
TỰ ĐÁNH GIÁ
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn