Bài 4: Kho báu của em | Tiếng Việt 4 - Tập Một | MĂNG NON - Lớp 4 - Cánh Diều

Kho báu của em


CHIA SẺ (trang 50)

1. Em hiểu kho báu là gì?

a) Là nơi chứa rất nhiều của cải.

b) Là nơi rất bí mật.

c) Là nơi rất khó tìm.

2. Kể tên một vài câu chuyện về kho báu mà em đã được đọc hoặc được nghe.

M: Cây khế, A-li Ba-ba và bốn mươi tên cướp,...

3. Theo em, vì sao sách cũng là kho báu? Kho báu ấy quý giá như thế nào?

Gợi ý

a) Của cải ở kho báu ấy là gì?

b) Vì sao có thể nói của cải ở kho báu ấy là vô tận?

c) Của cải thu được từ kho báu ấy giúp con người những gì?

 

BÀI ĐỌC 1 (trang 51, 52)

Những thư viện đặc biệt

1. Những thư viện cổ

Từ hơn 5.000 năm trước, những mảnh xương khắc chữ đã được lưu giữ ở tu viện thành Ba-bi-lon. Kho tài liệu ấy đánh dấu sự ra đời của thư viện. Một trong những thư viện nổi tiếng nhất thời cổ là Thư viện A-lếch-xan-đri-a ở Ai Cập, xây dựng cách đây hơn 2 000 năm. Năm 2002, thư viện được xây lại trên nền cũ. Bên ngoài, nó giống như một chiếc đồng hồ Mặt Trời, hướng ra biển.

 

2. Thư viện lớn nhất

Đó là Thư viện Quốc hội Mỹ. Thư viện có hơn 18 triệu cuốn sách được viết bằng 125 thứ tiếng, hơn 54 triệu bản thảo viết tay và hàng triệu bản đồ, bản nhạc, bản vẽ, phim,....

 

3. Thư viện thiếu nhi

Trong Thư viện Quốc gia Việt Nam có một thư viện nhỏ dành cho thiếu nhi. Đây là nơi trẻ em có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm các loại nhạc cụ, sử dụng máy tính để học ngoại ngữ và làm toán,...

 

LÊ MINH tổng hợp

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

- Ba-bi-lon: một thành phố cổ ở Trung Đông.

- Ai Cập: một nước ở Trung Đông, có thủ đô Cai-rô.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Những thư viện cổ nói lên điều gì về nền văn minh của loài người?

2. Người ta có thể đọc và xem những gì ở Thư viện Quốc hội Mỹ?

3. Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam nói lên điều gì?

4. Qua bài đọc, em thấy các tài liệu và hoạt động thư viện hiện nay đã phát triển như thế nào so với những thư viện đầu tiên?

5. Em mong muốn điều gì ở thư viện trường em?

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO (trang 52)

1. Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về sách và thư viện, về những người ham đọc sách, biết vận dụng những điều bổ ích học được trong sách vào cuộc sống.

– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cây cối.

2. Viết vào phiếu đọc sách:

– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

BÀI VIẾT 1 (trang 52, 53)

Luyện tập tả cây cối

(Tìm ý, lập dàn ý)

Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.

Gợi ý:

1) Viết về gì?: Tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).

2) Sử dụng sơ đồ tư duy:

– Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).

– Sắp xếp ý:

     + Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.

     + Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.

     + Sắp xếp các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.

 

3) Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả cây cối đã học ở Bài 3.

KỂ CHUYỆN (trang 53)

Cô bé ham đọc sách

1. Nghe và kể lại câu chuyện

Đoạn 1 Ma-ri ham đọc sách như thế nào?

Đoạn 2 • Vì sao Ma-ri không nghe thấy anh chị gọi?

             • Các anh chị đã nghĩ ra trò nghịch ngợm gì?

Đoạn 3 • Vì sao suốt hai giờ, ba chiếc ghế không đổ?

             • Khi ghế đổ, thái độ của Ma-ri thế nào?

Đoạn 4 Về sau, Ma-ri trở thành một người như thế nào?

2. Trao đổi về câu chuyện

a) Những chi tiết nào cho thấy Ma-ri Quy-ri từ nhỏ rất ham đọc sách?

b) Theo em, sự ham mê đọc sách đã góp phần vào thành công của nhà bác học Ma ri Quy-ri như thế nào?

 

BÀI ĐỌC 2 (trang 54, 55)

Những trang sách tuổi thơ

 

Ba tôi đi làm xa nên những câu chuyện đầu tiên tôi nghe được là từ bà tôi và chú tôi. Bà kể tôi nghe chuyện "Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt", “Đôi hài bảy dặm”,... Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không" và một số chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm".

Bà và chú kể mãi cũng hết chuyện. Từ khi nghe chú tôi mách những câu chuyện đó và vô số những câu chuyện tương tự được viết trong các cuốn sách, tôi cố gắng học chữ để có thể tự mình khám phá thế giới kì diệu kia.

Bảy tuổi, tôi mê mẩn với những cuốn sách ba tôi mua về. Tám, chín tuổi, tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ông thợ hớt tóc trong làng. Rồi tôi tìm đến “Không gia đình”, “Những người khốn khổ",...

Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời. Sách đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé, mài sắc một cách tự nhiên các ý niệm đạo đức qua sự yêu ghét với người hiền kẻ ác và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng.

Theo NGUYỄN NHẬT ÁNH

 

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

- Rương: hòm gỗ để đựng đồ dùng.

- Hớt tóc: cắt tóc.

- Ý niệm: hiểu biết ban đầu về sự vật, sự việc nào đó.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Bài đọc trên là lời kể của ai?

2. Tóm tắt nội dung của mỗi đoạn văn.

M: Đoạn 1: Những câu chuyện đầu tiên.

3. Bạn nhỏ trong bài đọc cố gắng học chữ để làm gì, kết quả thế nào?

4. Chia sẻ với bạn:

a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc trên.

b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc trên.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (trang 55, 56)

Dấu ngoặc kép

I. Nhận xét

1. Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc “Những trang sách tuổi thơ”.

2. Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng làm gì?

II. Bài học

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm (bài văn, bài thơ, quyển sách, vở kịch, bộ phim, bức tranh, bức tượng,...).

III. Luyện tập

1. Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.

Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,...

Theo TRẦN HỮU TÁ

2. Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh:

 

Theo TRANG THANH HIỀN

Cá chép trông trăng (còn có tên Lí ngư vọng nguyệt) là một trong những bức tranh tiêu biểu của tranh dân gian Hàng Trống.

Công múa là bức tranh cặp đôi với Cá chép trông trăng. Con công trong văn hoá Việt là biểu tượng của ánh sáng, hoà bình và sự thịnh vượng.

3. Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một câu chuyện hoặc bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.

b) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem trong tháng này.

BÀI VIẾT 2 (trang 56, 57)

Luyện tập tả cây cối

(Mở bài)

1. Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa...

THÉP MỚI, Cây tre Việt Nam

b) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

NGUYÊN HỒNG, Bãi ngô

c) Ở đầu bản tôi có cây trám đen bên cạnh cây trám trắng.

VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Cây trám đen

d) Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vươn ra trên ao là giàn mướp hoa vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mặt nước ao hoặc con ngoài rìa làng thường là những bè rau muống bập bềnh.

BẰNG SƠN, Bè rau muống

1. Mở bài trực tiếp

Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu.

2. Mở bài gián tiếp

Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn.

2. Viết mở bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý:

a) Một đoạn mở bài trực tiếp.

b) Một đoạn mở bài gián tiếp.

BÀI ĐỌC 3 (trang 57, 58)

Người thu gió

Cậu bé Uy-li-am sống ở một làng quê nghèo của châu Phi. Năm mười bốn tuổi, cậu phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Rồi hạn hán xảy ra khiến gia đình cậu và dân làng rơi vào cảnh đói kém. Nhiều người, trong đó có cả bạn bè của cậu, phải bỏ mạng vì không còn thực phẩm để sống. Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại, nhưng Uy-li-am vẫn phải nghỉ học.

Không được tới trường, Uy-li-am tìm đến thư viện làng. Ở đó, với vốn tiếng Anh bập bõm và sự giúp sức của từ điển, cậu đọc được hai cuốn sách hướng dẫn cách làm ra điện. Hình ảnh chiếc máy điện gió gây ấn tượng đặc biệt cho cậu. Cậu quyết định làm một chiếc máy từ ống nhựa và các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ.

Mày mò mãi, cuối cùng, Uy-li-am cũng tạo ra được một máy điện gió thô sơ cung cấp đủ điện cho bốn chiếc đèn. Chiếc máy điện gió thứ hai giúp cậu dùng máy bơm nước để cung cấp nước tuổi cho cánh đồng ngô, thuốc lá của gia đình. Rồi cậu chế ra ba chiếc máy điện gió, đủ để bom nước cho các cánh đồng trong làng và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân.


Câu chuyện chế tạo máy điện gió của Uy-li-am nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi của ngôi làng. Năm 2013, Uy-li-am được một tạp chí quốc tế có uy tín đưa vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Cuốn sách “Người thu gió” viết về cậu được nhiều trường đại học của Mỹ đưa vào danh mục sách cần đọc cho tất cả sinh viên mới vào trường. Cuốn sách nổi tiếng này đã được dịch sang tiếng Việt năm 2020.

Theo TÍNH LỄ và NGUYỄN CƯỜNG

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

- Máy điện gió: máy phát điện nhờ sức gió.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-li-am khó khăn như thế nào?

2. Uy-li-am đã đọc và ứng dụng được điều gì trong sách?

3. Sáng chế của Uy-li-am đã thay đổi cuộc sống của gia đình và quê hương như thế nào?

4. Vì sao Uy-li-am được xếp vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới?

5. Vì sao nhiều trường đại học của Mỹ khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-am?

BÀI VIẾT 3 (trang 58, 59)

Luyện tập tả cây cối

(Kết bài)

1. Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si (trang 35)?

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mũi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mỗi tối nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cảnh mũi. Sầu riêng thơm mũi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong gia hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cảnh hoa nhỏ như vảy cả, hao hao giống cảnh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cảnh trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng Tư, tháng Năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.

MAI VĂN TẠO

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

Mật ong già hạn: mật ong lâu năm.

1. Kết bài mở rộng

 

 

2. Kết bài không mở rộng

 

 

2. Viết kết bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý:

a) Một đoạn kết bài mở rộng.

b) Một đoạn kết bài không mở rộng.

TRAO ĐỔI (trang 59)

Em đọc sách báo

1. Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và ích lợi của sách.

2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?

b) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

BÀI ĐỌC 4 (trang 59, 60)

Mỗi lần cầm sách giáo khoa

Mỗi lần cầm sách giáo khoa

Rung rung lại nhớ tuổi hoa đến trường

Hầm kéo vẳng tiếng yêu thương

Hàng xoan rắc mực tím đường đạn bom.

Một thời khoai nướng thay com

Sách cùng ta đội mũ rơm giữa trời

Bao nhiêu kiến thức ở đời

Ủ vào trang sách nuôi người lớn khôn.

Sách đằm lời mẹ ru con

Gieo khao khát để vẹn tròn tương lai

Tiếng gà gáy ủng ban mai

Bậc tài danh cũng từ bài o, a....

Tuổi thơ ấu đã lùi xa

Càng nâng niu sách giáo khoa đầu đời

Mong con cháu được nên người

Những trang sách lại nói lời ước mơ.

HOÀI KHÁNH

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

 

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Bài thơ là lời của ai?

2. Nhân vật trong bài thơ nhớ những kỉ niệm gì thời đi học?

3. Tìm những câu thơ nói lên cảm nghĩ của nhân vật ấy đối với sách giáo khoa đầu đời.

4. Nhân vật trong bài thơ mong muốn điều gì ở con cháu?

* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (trang 60, 61)

Mở rộng vốn từ: Sách và thư viện

1. Kể tên một số quyển sách em đã đọc:

a) Truyện   b) Thơ   c) Sách giáo khoa   d) Sách phổ biến kiến thức

2. Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:

hay, thú vị, đọc sách, mượn sách, trưng bày sách, giới thiệu sách,

hấp dẫn, bảo quản sách, phân loại sách, trả sách, bổ ích, cho mượn sách

Hoạt động của thư viện   Hoạt động của em ở thư viện   Nhận xét của em về sách

3. Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) kể chuyện em đến đọc sách (hoặc mượn sách, trả sách) ở thư viện.

GÓC SÁNG TẠO (trang 61)

Ngày hội đọc sách

Cùng các bạn tổ chức Ngày hội đọc sách của lớp em:

1. Mỗi tổ trưng bày ở một bàn:

– Những quyển sách từ tủ sách của học sinh trong tổ.

– Các bài viết của học sinh trong tổ từ đầu năm học (bài tập làm văn, bài thơ, nhật kí,...) đóng thành quyển sách.

 

2. Các tổ cử người thuyết trình về gian sách (bàn sách) của tổ mình.

3. Kể chuyện, đọc thơ hoặc biểu diễn văn nghệ.

TỰ ĐÁNH GIÁ (trang 61, 62)

A. Đọc và làm bài tập

Mẹ con cùng đọc

Hồi tôi còn học mầm non, tối nào mà cũng đọc truyện cho tôi nghe. Mã đọc hay như hát ru. Có khi chưa hết truyện, tôi đã khô khô. Lên tiểu học, có tối mà đọc, có tối tôi đọc. Tối nào, hai mà con cũng đọc thì đọc hai truyện rồi mới chúc nhau ngủ ngon.

hinh-anh-bai-4-kho-bau-cua-em-9504-0

- Má ơi! Tối nay, mình đọc truyện cổ tích nhé. Cô giáo con nói: “Mỗi em về nhà tìm đọc một truyện cổ tích kể về đất nước mình. Tôi giờ kể chuyện tuần sau, các em kể lại cho cả lớp nghe.”.

- Hay đó! Nhà mình có bộ “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam". Con lấy ra đây, mà con mình cũng tìm truyện!

Tôi khệ nệ mang ra từ tủ sách nhà mình bộ sách ấy. Đó là một bộ sách có 5 tập thật dày. Gảy sách nối nhau cao hơn một gang tay. Mỗi tập mấy trăm trang, cả bộ mấy nghìn trang! Tôi bắt đầu mở quyển tập 1 thì má tôi cầm lấy quyển tập 2. Hai má con cùng tra mục lục. Tôi reo lên:

– Đây rồi! Sách có mục “Sự tích đất nước Việt Nam", từ trang 388.

Theo mục lục, tôi tìm được một truyện về đất phương Nam, dài 10 trang. Hai má con đọc bằng hết. Truyện bắt đầu: "Ngày xưa, ở Gia Định có một người tên là...” rồi kết bằng câu ca:


“Nhà Bè nước chảy phân hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.".

TRẦN QUỐC TOẢN

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Bạn nhỏ cần tìm loại truyện cổ tích nào? Tìm ý đúng:

a) Truyện về tài trí và sức khoẻ của con người.

b) Truyện về nguồn gốc của các con vật.

c) Truyện về nguồn gốc của các đồ vật.

d) Truyện về đất nước Việt Nam.

2. Bạn nhỏ tìm truyện trong sách bằng cách nào? Tìm ý đúng:

a) Đọc tên truyện ở từng trang sách.

b) Đọc từng truyện trong sách.

c) Đọc mục lục sách.

d) Nhờ mẹ tìm giúp.

3. Dấu ngoặc kép trong câu chuyện trên được dùng làm gì? Tìm các ý đúng:

a) Dùng để đánh dấu tên sách.

b) Dũng để đánh dấu tên mục trong sách.

c) Dùng để đánh dấu số thứ tự của trang sách.

d) Dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật.

4. Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết lại đoạn mở bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.

b) Viết lại đoạn kết bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.

B. Tự nhận xét

1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4: Kho báu của em | Tiếng Việt 4 - Tập Một | MĂNG NON - Lớp 4 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.