Bài 2: Ô Nhiễm, Xói Mòn Đất Và Bảo Vệ Môi Trường Đất | Khoa Học 5 | Chủ Đề 1: Chất - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Khoa học 5 - Bài 2


  • Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.
  • Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

Điều gì xảy ra khi môi trường đất nơi con người, động vật và thực vật sống bị ô nhiễm?

1. Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất

Ô nhiễm đất có thể do con người gây ra như không xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường, sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài.... hoặc do các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào, xâm nhập mặn, nhiễm phèn,... Đất bị ô nhiễm chứa các chất thải nguy hại gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh vật và sức khoẻ con người.

1. - Quan sát hình 1 và cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-0

Hình 1

- Nêu một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất.

2. Quan sát hình 2 và từ thực tế, cho biết tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khoẻ con người.

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-1

Hình 2

Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, gây tác hại đối với thực vật, động vật và con người

3. Quan sát hình 3, nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. Kể thêm một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-2

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-3

Hình 3

1. Ở gia đình và địa phương em có những việc làm nào đã và đang gây ô nhiễm đất?

2. Vì sao phải phân loại rác thải sinh hoạt?

2. Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống xói mòn đất

Hiện tượng làm mất lớp đất trên bề mặt, phá huỷ tầng đất bên dưới do gió thổi hoặc nước chảy ở những vùng đất dốc, đồi núi,... gọi là hiện tượng xói mòn. Hiện tượng này có thể do thiên nhiên hoặc con người gây ra.

Đất bị xói mòn mất chất dinh dưỡng, trở nên khô cằn, kém màu mỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng, nguồn thức ăn của động vật và đời sống sinh hoạt của con người. Xói mòn đất kéo dài dẫn đến sạt lở đất, làm mất đất ở và đất trồng.

1. - Quan sát hình 4 và cho biết các nguyên nhân gây ra xói mòn đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-4

Hình 4

- Kể thêm một số hoạt động của con người làm gia tăng xói mòn đất.

2. Nêu tác hại của xói mòn đất đối với thực vật, động vật và con người.

3. Quan sát hình 5 và cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất.

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-5

a) Trồng cây gây rừng

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-6

b) Trồng thảm cỏ

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-7

c) Xây bờ kè

Hình 5

- Kể thêm một số biện pháp phòng chống xói mòn đất.

Vì sao trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?

Em có biết?

Ở Việt Nam, xói mòn đất do gió thường xảy ra ở một số dải đất cát ven biển miền Trung (hình 6), làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và giao thông.

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-8

Hình 6

3. Bảo vệ môi trường đất

1. Quan sát hình 7 và cho biết ý nghĩa của các hoạt động trong hình.

hinh-anh-bai-2-o-nhiem-xoi-mon-dat-va-bao-ve-moi-truong-dat-6114-9

Hình 7

2. Kể những việc em đã làm đề bảo vệ môi trường đất.

3. Đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường đất.

Nêu một số việc làm để thực hiện và vận động những người xung quanh cũng tham gia bảo vệ môi trường đất.

Em đã học

- Đất bị ô nhiễm do đưa vào đốt các chất thải chưa được xử lí hoặc sử dụng phân bón học học trong thời gian dài,... gây ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật, động vật và con người.

- Đất bị xói mòn do mưa, gió, độ dốc, chặt phá rừng,... làm mất chất dinh dưỡng trong đốt, mất đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nguồn thức ăn của động vật và đời sống sinh hoạt của con người.

- Để bảo vệ môi trường đất cần xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng đồ nhựa, trồng cây gây rừng..... tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.

Em có thể

1. Chia sẻ với người xung quanh vì sao cần phải trồng cây gây rừng và phủ xanh đất trống, đồi trọc.

2. Thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt trong gia đình.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Ô Nhiễm, Xói Mòn Đất Và Bảo Vệ Môi Trường Đất | Khoa Học 5 | Chủ Đề 1: Chất - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học 5

  1. Chủ Đề 1: Chất
  2. Chủ Đề 2: Năng Lượng
  3. Chủ đề 3. Thực vật và động vật
  4. Chủ đề 4. Vi khuẩn
  5. Chủ đề 5. Con người và sức khỏe
  6. Chủ đề 6. Sinh vật và môi trường

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.