Nội Dung Chính
Yêu cầu cần đạt
Trình bày được các chức năng cơ bản của môi trường đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng:
• Cung cấp chỗ ở, thức ăn và những nhu cầu sống thiết yếu khác.
• Nơi chứa đựng các chất thải do con người và sinh vật tạo ra trong quá trình sống.
• Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Hoạt động mở đầu
Con người, động vật, thực vật,… đều cần không khí, nước, thức ăn,… để hoạt động, lớn lên, sinh sản. Tất cả những yếu tố đó được lấy từ đâu? |
1. Môi trường cung cấp chỗ ở, thức ăn, các nhu cầu sống thiết yếu và bảo vệ sinh vật
Môi trường bao gồm các yếu tố như ánh sáng, không khí, nhiệt độ, đất, nước, động vật, thực vật,... Sinh vật sử dụng các yếu tố do môi trường cung cấp làm thức ăn, nơi ở và các điều kiện cần thiết khác để sống và phát triển.
Hoạt động khám phá
1. Quan sát hình 1 đến hình 5 và cho biết:
- Tên những yếu tố của môi trường thể hiện trong mỗi hình.
- Môi trường cung cấp những gì cho động vật, thực vật, con người sinh sống?
Hình 1. Môi trường sống của sinh vật
Hình 2. Thành phố xây dựng bên bờ sông
Hình 3: Khai thác than đá
Hình 4. Đánh bắt cá trên biển
Hình 5. Cây nhọ nồi… dùng làm thuốc
2. Tìm ví dụ cho thấy môi trường cung cấp thức ăn, chỗ ở và các nhu cầu sống thiết yếu cho sinh vật, con người.
Em có biết?
Tầng ozone bao quanh Trái Đất có khả năng hấp thụ phần lớn tia cực tím từ Mặt Trời, là những tia ánh sáng có hại cho sinh vật và con người. Nếu tầng ozone bị thủng, tia cực tím sẽ chiếu xuống bề mặt Trái Đất gây ảnh hưởng xấu cho sinh vật, con người.
Hoạt động luyện tập, vận dụng
1. - Quan sát từ hình 6 đến hình 11 và cho biết môi trường đã bảo vệ sinh vật, con người tránh khỏi các tác động từ bên ngoài như thế nào.
- Nêu vai trò của rừng đối với động vật, con người.
Hình 6. Gấu Bắc Cực đào hang tránh rét
Hình 7. Ngôi nhà bảo vệ con người tránh điều kiện môi trường không thuận lợi
Hình 8. Rừng cây bảo vệ nhiều loài động vật và hạn chế sạt lở đất
Hình 9. Rừng ngập mặn chắn sóng, bảo vệ bờ biển
Hình 10. Đàn sư tử tránh nắng dưới bóng cây
Hình 11. Tầng ô-dôn ngăn tia sáng có hại
2. Quan sát xung quanh em, nêu những ví dụ khác cho thấy môi trường bảo vệ sinh vật và con người.
2. Môi trường là nơi chứa đựng chất thải của sinh vật
Môi trường có khả năng thu nhận, phân hủy chất thải của sinh vật. Vi khuẩn, nấm,... có trong môi trường giúp phân hủy chất thải thành các chất dinh dưỡng, khí các-bô-níc cung cấp cho thực vật sử dụng.
Hoạt động khám phá
1. Quan sát từ hình 12 đến hình 16 và trả lời câu hỏi:
- Hằng ngày, sinh vật, con người thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?
- Chất thải trong môi trường được phân huỷ nhờ đâu?
Hình 12. Động vật thải phân ra môi trường
Hình 13. Lá cây rụng trên mặt hồ
Hình 14. Phân và xác sinh vật
Hình 15. Bãi rác thải sinh hoạt
Hình 16. Khí thải từ các hoạt động sản xuất, giao thông của con người
2. Kể những chất thải khác mà sinh vật và con người thải ra môi trường.
Hoạt động luyện tập, vận dụng
1. Nếu môi trường không có chức năng chứa đựng chất thải, điều gì sẽ xảy ra với sinh vật và con người?
2. Tìm hiểu chức năng cơ bản của môi trường đối với sinh vật và con người theo gợi ý:
- Lựa chọn nội dung.
- Thu thập thông tin và lựa chọn hình thức trình bày.
- Chia sẻ sản phẩm với bạn và người thân.
Em đã học
Môi trường cung cấp cho sinh vật, con người thức ăn, nơi ở và những nhu cầu sống thiết yếu khác; bảo vệ sinh vật và con người tránh tác động từ bên ngoài. Môi trường cũng là nơi chứa đựng chất thải của sinh vật, con người.
Em có thể
Tìm hiểu môi trường xung quanh và nêu được ví dụ về vai trò cung cấp thức ăn, nơi ở và nhu cầu sống thiết yếu; bảo vệ và chứa đựng chất thải của môi trường đối với sinh vật, con người.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn