Nội Dung Chính
Trang 25
Đọc
TRI THỨC NGỮ VĂN
Truyện cổ tích
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.
Một số yếu tố của truyện cổ tích
• Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.
• Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiều người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).
• Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.
• Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
• Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kề khác nhau ở cùng một cốt truyện.
VĂN BẢN ĐỌC
VĂN BẢN 1. Thạch Sanh
VĂN BẢN 2. Cây khế
VĂN BẢN 3. Vua chích choè
VĂN BẢN 1
Trước khi đọc
1. Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hoá, có thể hại người hoặc giúp ích cho người.
Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.
2. Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn