Nội Dung Chính
Trang 26
Đọc văn bản
Thạch Sanh
Ngày xưa, có một chàng trai nghèo tên là Thạch Sanh. Thạch Sanh sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hằng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.
THEO DÕI Chú ý thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện. |
Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu. Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Vì sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân (1), nay lại có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời và chàng từ giã gốc cây đa đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
DỰ ĐOÁN Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó? |
Bấy giờ trong vùng có con trăn tinh(2) có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần đến bổ vây(3) định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Dân trong vùng phải lập cho nó một cái miếu thờ, hằng năm nộp một mạng người cho nó ăn thịt để nó đỡ phá phách.
Năm ấy đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa cho Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó, Thạch Sanh nh đi đi kiếm kiểm củ củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:
Đêm nay anh đến phiên đi canh miếu thờ, ngặt i canh miếu thờ, ngặt vì chịu khó đi thay anh một đêm, đến sáng lại về. vì dở cất mẻ rượu, em
Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay.
Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang mơ màng nửa thức nửa ngủ, bỗng nghe thấy có tiếng động mạnh sau miếu. Chàng vừa xách búa đứng dậy thì trăn tinh đã hiện ra, nhe nanh vuốt xông vào con mồi. Thạch Sanh không hề sợ hãi, giơ cao búa giáng thật mạnh vào đầu trăn tinh. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và
(1) Tứ cố vô thân: nhìn bốn phía không có ai là người thân thích.
(2) Trăn tinh: con trăn đã tu luyện, trở thành yêu quái.
(3) Bổ vây (hoặc bủa vây): dùng lực lượng với số đông để ngăn chặn khắp mọi phía, không cho đối tượng thoát.
Trang 27
để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh ung dung chặt đầu con quái vật và nhặt bộ cung tên vàng xách về nhà. Lúc ấy đã gần về sáng. Mẹ con Lý Thông còn đang ngủ bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngờ là oan hồn Thạch Sanh hiện về báo oán, chúng hoảng sợ van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể chuyện giết trăn tinh, mẹ con Lý Thông mới hoàn hồn. Nhưng những kẻ độc ác thì trong đầu bao giờ cũng có sẵn những mưu thâm. Lý Thông nói với Thạch Sanh:
Con trăn ấy vốn là của nhà vua nuôi từ lâu. Nay em giết nó chắc không tránh khỏi tội nặng. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu!
Thạch Sanh thật thà tin ngay, vội từ giã mẹ con Lý Thông ra đi. Chàng lại trở về với túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua. Vua khen ngợi và phong cho làm Quận công.
Nhà vua có một cô công chúa vừa đến tuổi lấy chồng. Một hôm công chúa đang ngồi trên lầu cao bỗng bị một con đại bàng khổng lồ bay đến quắp đi. Con đại bàng bay qua phía trên túp lều của Thạch Sanh, Thạch Sanh trông thấy liền dùng cung tên vàng bắn theo một phát. Mũi tên trúng vào cánh đại bàng. Nó đau đớn, quần quại nhưng gắng sức bay về đến hang trong núi sâu. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Nhà vua vô cùng đau đớn, bèn sai Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và nhường ngôi cho. Vừa mừng, vừa lo, Lý Thông lại tìm đến túp lều dưới gốc đa của Thạch Sanh. Thạch Sanh thật thà kể cho hắn nghe chàng đã bắn đại bàng bị thương và lần ra được
THEO DÕI Chú ý hành độn của Thạch Sanh và Lý Thông sau khi Thạch Sanh bị Lý Thông lừa |
Trang 28
hang ổ của nó như thế nào. Lý Thông mừng quá liền nhờ Thạch Sanh dẫn đường cho quân sĩ đến hang đá. Hang sâu thăm thẳm, nhìn vào ai cũng thấy rùng mình, hoảng sợ.
Thạch Sanh xin cho mình được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây dài buộc vào lưng chàng rồi dòng xuống. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ. Tuy bị thương nặng nhưng khi thấy Thạch Sanh xuất hiện nó cũng đã vùng ngay dậy được, vung cánh chĩa vuốt, lao vào kẻ thù mạnh như một cơn bão lớn. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt đại bàng, rồi vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu đại bàng. Sau khi giết được chim dữ, Thạch Sanh lấy dây buộc vào người công chúa rồi ra hiệu cho quân Lý Thông kéo lên trước. Sau khi đưa được công chúa lên tới mặt đất, Lý Thông liễn ra lệnh cho quân sĩ vẫn những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về. Thạch Sanh đi sâu vào hang, để tìm lối ra khác. Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thuỷ Tế. Thạch Sanh bèn dùng cung vàng bắn tan cũi sắt cứu Thái tử ra. Thái tử thoát nạn hết lời cảm tạ chàng và mời chàng xuống chơi Thuỷ phủ(1).
Vua Thuỷ Tề sung sướng được gặp lại con, đãi chàng rất hậu. Khi chàng về, vua biếu rất nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin có một cây đàn. Rồi chàng lại trở về gốc đa sinh nhai (2) bằng nghề cũ.
TƯỞNG TƯỢNG Thế giới do vua Thuỷ Tể cai trị có những đặc điểm gì? |
Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Về phần nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát đưa về cung thì bị câm. Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. Vua đành hoãn việc cưới xin và bảo Lý Thông mời thầy thuốc về chạy chữa. Không biết bao nhiêu thầy thuốc giỏi trong nước đã được mời đến nhưng không ai chữa được bệnh câm và tâm trạng sầu não của công chúa.
Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tể cho ra gầy. Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hờ hững của
(1) Thuỷ phủ: dinh thự ở dưới nước, nơi ở của thuỷ thần.
(2) Sinh nhai: kiếm sống.
Trang 29
công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.
Nhà vua lấy làm lạ, cho đòi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông đến chuyện chém trăn tinh, từ chuyện giết đại bàng, cứu công chúa đến chuyện bị lấp cửa hang và cuối cùng là chuyện bị bắt oan vào ngục thất của hoàng cung. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu(1) trước kia bị công chúa từ hôn (2) lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh (3). Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh (4) đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết nổi cơm đó. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng nồi cơm bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy. Sau khi ăn no nê, quân sĩ mười tám nước cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh và kéo nhau về nước.
TƯỞNG TƯỢNG Cảnh mấy vạn tướng sĩ các nước chư hầu ngồi ăn com quanh chiếc niêu bé xíu. |
Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.
(Theo Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), Văn học dân gian: những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2008, tr. 244-247)
(1) Nước chư hầu: nước nhỏ, bị phụ thuộc và phải phục tùng, cống nạp các nước lớn hơn, mạnh hơn.
(2) Từ hôn: huỷ bỏ việc giao hẹn, đính hôn với nhau. Ở đây “từ hôn” có nghĩa là từ chối kết hôn.
(3) Động bình: sử dụng quân đội để tiến hành chiến tranh.
(4) Thân chính: tự mình.
Trang 30
Sau khi đọc
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?
2. Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
3. Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?
4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?
5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy kể tên các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.
6. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?
7. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
8*. Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung". Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã...".
Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5 7 câu) k kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn