Nội Dung Chính
Trang 77
TRI THỨC NGỮ VĂN
Văn bản
Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc....
Đoạn văn trong văn bản
Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đối về ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tổ chức xoay quanh một ý nhỏ. Đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm câu.
Các yếu tố và cách triển khai của văn bàn thông tin
• Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,...
• Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian, văn bản thông tin có thể được triển khai theo quan hệ nhân quả, nguyên nhân được nêu trước, tiếp sau đó là kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục.
Văn bản đa phương thức
Văn bản đa phương thức là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh....
Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ
• Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ột ngôn ngôn ngữ ngữ khác. khác. Tiếng Tiếng V Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.
• Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình.
VĂN BẢN ĐỌC
VĂN BẢN 1. Trái Đất – cái nôi của sự sống, Hồ Thanh Trang
VĂN BẢN 2. Các loài chung sống với nhau như thế nào?, Ngọc Phú
VĂN BẢN 3. Trái Đất, Ra-xun Gam-da-tóp (Rasul Gamzatov)
Trang 78
VĂN BẢN 1
Trước khi đọc
1. Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác?
2. Người ta thường nói: "Sự sống muôn màu". Em hiều điều này như thế nào?
Đọc văn bản
Trái Đất – cái nôi của sự sống
HỒ THANH TRANG
Vì sao Trái Đất thường được gọi là hành tinh xanh? Trên hành tinh xanh ấy, sự sống đã nảy nở tốt đẹp như thế nào? Con người có thể làm gì để bảo vệ Trái Đất?
THEO DÕI Phần sa pô với những dòng chữ in đậm. |
Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời (gồm sao Thuỷ, sao Kim, sao Mộc, sao Thổ, sao Hoả, Trái Đất, sao Thiên Vương, sao Hải Vương – tính theo thứ tự từ Mặt Trời ra ngoài). Trái Đất vừa tự quay quanh trục của nó, mỗi vòng quay hết trọn một ngày (23,934 giờ), vừa quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình e-líp (1) với vận tốc xấp xỉ 30 km/s. Một vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời hết trọn một năm (365,25 ngày).
THEO DÕI Văn bản được triển khai với nhiều đề mục in đậm. |
“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất
Nhờ có nước, đặc biệt là nước ở dạng lỏng, Trái Đất trở thành nơi duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Do vậy, khi khẳng định hành tinh này là cái nôi của sự sống, ta không thể không nói đến nước.
THEO DÕI Những miêu tả về sự hiện diện của nước trên Trái Đất. |
(1) E-lip: một loại hình bầu dục, có hai trục đối xứng.
Trang 79
Hành tinh của chúng ta quả là giàu nước. Nước bao phủ gần 3/4 bẽ mặt Trái Đất. Nước dào dạt trong lòng các đại dương; nước đông cứng thành những khối băng trùng điệp, khổng lồ ở hai địa cực (1); nước ngự(2) trắng loá trên những chóp núi được ví là nóc nhà của thế giới; nước tuôn chảy không ngừng với hệ thống sông ngòi được phân bố ở khắp bề mặt các lục địa (3);... Chính nước đã tạo cho Trái Đất một vẻ đẹp lộng lẫy. Những bức ảnh chụp từ các tàu vũ trụ cho thấy Trái Đất không khác gì giọt nước xanh khổng lồ giữa không gian vũ trụ đen thầm bao la.
Nếu không có nước thì Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi. Nước chính là "vị thần hộ mệnh" của sự sống, là tác nhân (4) quan trọng thúc đẩy quá trình tiến hoá của các vật chất sống trên hành tinh này. Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, tử vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.
Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài
Trong số muôn loài tồn tại trên Trái Đất, có loài chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi như vi sinh vật. Có loài mang kích thước khổng lồ như cây bao báp (5) ở vùng hoang mạc châu Phi, cá voi xanh hay các động vật thuộc họ khủng long mà giờ ta chỉ còn được biết chúng ở dạng hoá thạch(6),... Những bộ xương khủng long mà các nhà khoa học phục dựng(7) cho biết từ xa xưa đã từng có một loài bò sát khổng lồ tung hoành giữa bầu trời, dưới nước hay trên mặt đất này.
THEO DÕI Sự sống trên Trái Đất phong phú như thế nào? |
(1) Địa cục: cực của Trái Đất, bao gồm Bắc Cực và Nam Cực.
(2) Ngự, ngồi ở nơi cao nhất, trang trọng nhất với vẻ uy nghi.
3) Lục địa: đất liền, phân biệt với biển, đại dương.
4) Tác nhân: yếu tố thúc đẩy một quá trình nào đó.
(5) Bao báp: một loại cây thân gỗ có kích thước lớn, xuất hiện nhiều ở châu Phi.
(6)Hoá thạch: di tích hoa đá của thực vật, động vật cổ xưa còn lưu lại ở các tầng đất đá.
(7) Phục dựng làm đùng lại như hình dáng ban đầu của hiện vật.
Trang 80
Trên những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp hay giữa lòng đại dương bao la, có vô số loài thực vật, động vật khác nhau sinh sôi nảy nở, trở thành đối tượng được con người khai thác hằng ngày để phục vụ cho cuộc sống của mình. Rồi những hoa cỏ trong vườn, những loài gia súc, gia cầm gắn bó thân thiết với mỗi gia đình,... Tất cả mọi dạng sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn.
Con người trên Trái Đất
THEO DÕI Vì sao có thể khẳng định con người là đình cao ki diệu của sự sống trên Trái Đất? |
Đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất chính là con người. Là động vật bậc cao, con người có bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn. Nhưng đáng buồn thay, con người cũng đã khai thác thiên nhiên – món quà quý giá mà tạo hoá ban tặng - một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tồn tại và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Tình trạng Trái Đất hiện ra sao?
Hiện tại, hành tinh xanh – ngôi nhà chung của nhân loại – đang từng ngày từng giờ bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người. Thiên nhiên đang bị tàn phá. Theo đó, màu xanh trải rộng của rừng bị co hẹp lại, nhường chỗ cho sự xâm lấn của màu xám hoang mạc nhức nhối. Nhiều loài thú bị giết vô tội vạ giờ đã hoặc gần như tuyệt chủng (1). Đại dương bị khai thác quá mức khiến cá tôm không kịp sinh sôi nảy nở và rác thải nhựa tràn ngập giết dần giết mòn bao sinh vật biển,... Do kế hoạch phát triển công nghiệp thiếu bến vững, Trái Đất đang nóng dần lên, băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang tan chảy, khiến nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cánh đồng màu mỡ. Tầng ô-dôn (2) bị thủng nhiều chỗ, đất đai, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, đe doạ sự sống của muôn loài.
Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ? Đó là câu hỏi nhức nhối, khiến nhân loại không thể làm ngơ. Sự sống trên hành tinh xanh, trong đó có con người, đang đứng trước những thách thức to lớn.
SUY LUẬN Ý sau cùng của bài có lạc để không? |
(Hồ Thanh Trang, báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 9/2020)
(1) Tuyệt chủng, bị mất hẳn nòi giống.
(2) Tầng ô-đồn một khu vực trong tầng bình lưu (một lớp thuộc khí quyền) của Trái Đất, hấp thụ hầu hết các bức xạ cực tím của Mặt Trời.
Trang 81
Sau khi đọc
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu của văn bản.
2. Bức tranh minh hoạ làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?
3. Vấn đề chính được đề cập trong phần 2 ("Vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất) là gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp?
4. Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vẫn đề này?
5. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất.
6. Làm rõ lí do xuất hiện câu hỏi "Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?" trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?
7. Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gi về cách đọc một văn bản thông tin?
VIẾT KẾT NÓI VỚI ĐỌC
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh...
Thực hành tiếng Việt
VĂN BẢN VÀ ĐOẠN VĂN
1. Nêu bằng chứng cụ thể để khẳng định Trái Đất – cái nôi của sự sống là một văn bản.
2. Hãy liệt kê các bộ phận cấu tạo của văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống.
3. Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống.
Nhận biết đặc điểm và loại văn bản • Căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ để xác định tính chất văn bản: văn bản thông thường hay văn bản đa phương thức. • Những nhu cầu giao tiếp đa dạng dẫn đến việc hình thành nhiều loại văn bản khác nhau: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. Có thể căn cứ vào chức năng chính mà một văn bản phải đảm nhiệm như thông tin, thuyết phục, hay thẩm mĩ để biết được văn bản thuộc loại nào. |
Trang 82
4. Chọn một đoạn văn trong văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống và điền thông tin cần thiết vào bảng theo mẫu sau (làm vào vở):
Thứ tự đoạn văn trong văn bản | Điểm mở đầu và điểm kết thúc của đoạn văn | Ý chính của đoạn vän | Chức năng của đoạn văn trong văn bản |
................................ ................................ | ................................ ................................ | ................................ ................................ | ................................ ................................ |
Nhận biết chức năng đoạn văn trong văn bản Một đoạn văn có thể đảm nhiệm một trong các chức năng: mở đầu văn bản; trình bày một khía cạnh nào đó của nội dung chính; kết thúc văn bản hoặc mở rộng, liên kết vấn đề. Cần dựa vào vị tri (thứ tự) và nội dung của đoạn văn để xác định đúng chức năng của nó trong văn bản. |
VĂN BẢN 2
Trước khi đọc
1. Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu đề cập đến sự đa dạng của thế giới tự nhiên?
2. Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?
Đọc văn bản
Các loài chung sống với nhau như thế nào?
NGỌC PHÚ
Trong bộ phim hoạt hình Vua sư tử sản xuất năm 1994 của hãng Oan Đi-xnây (Walt Disney), khi giới thiệu với đứa con Xim-ba (Simba) bé bỏng của mình về vương quốc hoang dã mà nó sắp tiếp quản, vua sư tử Mu-pha-sa (Mufasa) đã nói: “Tất cả những gì con thấy, cùng nhau tồn tại trong một sự cân bằng rất mong manh. Là vua, con cần phải hiểu rõ về sự cân bằng ấy và tôn trọng muôn loài, từ đàn kiến lúc nhúc cho đến bấy linh dương nhảy nhót”. Khi Xim-ba
Trang 83
thắc mắc: “Nhưng cha ơi, chẳng phải chúng ta ăn thịt linh dương hay sao?", Mu-pha-sa trả lời: “Đúng vậy, nhưng để cha giải thích đã. Khi chết đi, thân xác chúng ta trở về với cỏ, và linh dương lại ăn cỏ. Vì thế, tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận. Cuộc đối thoại trên đã gợi lên trong chúng ta biết bao suy nghĩ về đời sống muôn loài trên Trái Đất và sự cân bằng rất dễ bị tổn thương của nó.
THEO DÕI Số lượng các loài sinh vật hiện tồn tại trên Trái Đất và số lượng loài đã được con người nhận biết. |
*
Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng trên 10 000 000 loài sinh vật. Hiện nay, con người mới chỉ nhận biết được khoảng trên 1 400 000 loài, trong đó có hơn 300 000 loài thực vật và hơn 1000 000 loài động vật. Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này. Dù vậy, điều đó không ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát nhất về lịch sử tiến hoá(1) hay sự phụ thuộc lẫn nhau của của muôn muôn loài.
*
Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã(2), trong những biome(3) khác nhau. Mỗi quấn xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.
(1) Tiến hoá: biến đổi dần dần theo hướng phát triển đi lên.
(2) Quần xã: tập hợp tất cả các sinh vật cùng loài và khác loài, cùng sống trong một khu vực xác định vào một thời gian nhất định.
(3) Biome (có thể đọc là bai-ôm): chỉ tập hợp sinh vật cùng môi trường sống mang những nét đặc thù của chúng, thường được dịch là khu sinh học. Tên gọi của các biome luôn thể hiện rõ đặc điểm của từng hệ sinh thái riêng biệt.
Trang 84
Tính đa dạng ở mỗi quần xã phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mối – vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các yếu tố vật lí – hoá học của môi trường....
THEO DÕI Những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự đa dạng ở từng quần xã. |
Bên cạnh việc nhận diện các loài theo đặc điểm sinh học riêng của chúng, khi dựa vào tính chất của loài trong quần xã, người ta có thể nói tới: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng.... Loài ưu thế (như cây thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh. Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quân xã. Như vậy, trong quần xã luôn tồn tại một trật tự. Ngoài những điều kể trên, trật tự này còn được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.
THEO DÕI Trật tự trong cuộc sống của muôn loài được thể hiện như thế nào? |
*
Giữa các loài trong quần xã luôn TRI THỨC tồn tại mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng. Quan hệ hỗ trợ gắn liền với QC SỐNG việc chia sẻ cơ hội sống. Quan hệ đối kháng được biểu hiện qua việc cạnh tranh, kí sinh(1), ăn thịt lẫn nhau. Với sự tồn tại song song của các quan hệ đó, thiên nhiên đã tạo nên một sự cân bằng tuyệt hảo, đảm bảo cho loài nào cũng có được “chỗ đứng dưới mặt trời, cũng có đủ điều kiện để sinh trường. Như vậy, có một nhịp điệu chung trong quá trình tiến hoá của các loài, mà sự sinh sôi mạnh mẽ
(1) Kí sinh: sống bằng cách hút chất dinh dưỡng từ cơ thể những sinh vật khác.
Trang 85
hay suy giảm số lượng của loài này dẫn đến sự phát triển theo hướng nhiều thêm hay bớt đi tương ứng của loài kia.
SUY LUẬN Những bước tiến vượt bậc của nhân loại có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài không? |
Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là một loài sinh vật. Qua quá trình lịch sử dài lâu, con người đã bộc lộ khả năng sáng tạo vô tận và xã hội loài người ngày càng phát triển phức tạp. Con người trở nên quá tự kiêu, thấy mình là chúa tể của cả thế giới, có thể tuỳ ý xếp đặt lại trật tự mà tạo hoá đã bền bỉ gây dựng. Chính vì điều này mà sự cân bằng trong đời sống của muôn loài ít nhiều bị xáo trộn, phá vỡ, thêm vào đó, những yếu tố vô sinh của môi trường (1) cũng phải chịu những tác động xấu. Hiện nay, có vẻ như con người bắt đầu tỉnh ngộ, biết nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt hơn, biết tìm cách chung sống hài hoà với muôn loài, nói chung là với tất cả những gì làm nên thế giới đẹp đẽ này.
*
“Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận". Vua sư tử Mu-pha-sa đã nói với Xim-ba – kẻ kế nghiệp – như thế. Một câu nói thông thái, cho thấy sự am hiểu bản chất cuộc sống và cách ứng xử khôn ngoan đối với đời sống của muôn loài.
(Ngọc Phú, báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 9/2020)
Sau khi đọc
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Những con số, dữ liệu nào trong đoạn (2) (Theo ước tính... lẫn nhau của muôn loài) thể
hiện sự phong phú của các loài trên Trái Đất?
2. Đoạn (3) (Các loài động vật... riêng từng loài) đã nói gì về sự đa dạng của các quần xã sinh vật?
3. Nêu những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài. Theo em, việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa như thế nào?
4. Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
5. Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả?
(1) Yếu tố vô sinh của môi trường, phần không sống, không sinh sản trong không gian bao quanh sinh vật.
Trang 86
6. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?
7. Con người có thể làm gì để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật?
VIẾT KẾT NÓI VỚI ĐỌC
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Trên hành tinh đẹp đề này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau.
Thực hành tiếng Việt
TỪ MƯỢN
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Do kế hoạch phát triển công nghiệp thiếu bền vững, Trái Đất đang nóng dần lên, băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang tan chảy, khiến nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cánh đồng màu mỡ. Tầng ô-dôn bị thùng nhiều chỗ, đất đai, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, đe doạ sự sống của muôn loài.
a. Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: kế hoạch, phát triễn, công nghiệp, băng, ô-dôn, không khí, ô nhiễm.... Theo em, từ nào được vay mượn từ tiếng Hán, từ nào được vay mượn từ tiếng Anh? Vì sao em xác định như vậy?
b. Trong các từ mượn như công nghiệp, băng, ô-dôn, ô nhiễm, từ nào gây cho em cảm giác về từ mượn rõ nhất?
Vì sao?
c. Các yếu tố như không, nhiễm không chỉ xuất hiện trong không khí, ô nhiễm mà còn được dùng để tạo nên nhiều từ khác mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Hãy kể thêm một số từ có những yếu tố ấy và giải thích ý nghĩa của chúng.
2. Qua việc thực hiện các yêu cầu ở bài tập 1, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt?
Nhận biết từ mượn và lưu ý về sử dụng từ mượn • Trong những từ mượn tiếng Hán, nhiều từ đơn như đầu, phòng, cao, tuyết, băng, thần, bút,... được cảm nhận như từ thuần Việt. Các từ phức như nhi đồng, phụ lão, không phận, hải phận, địa cục, phục dụng.... ít nhiều còn gây cảm giác khó hiểu, thường chỉ được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng. • Một số từ mượn các ngôn ngữ châu Âu được Việt hoá gần như hoàn toàn, nhất là những từ đơn như săm, lốp, bom, tăng (xe tăng), mét (đơn vị đo khoảng cách),... Nhiều từ khác như xà phòng, xi măng, com lê, cà vạt, cà phê, câu lạc bộ.... cũng được dùng phổ biến, có cách đọc và hình thức chính tả giống từ thuần Việt. • Không ít từ mượn tiếng Pháp, tiếng Anh,... được viết nguyên dạng giống trong ngôn ngữ gốc như video, smartphone, internet, biome.... hoặc được viết tách từng âm tiết (theo cách đọc của tiếng Việt) mà giữa các âm tiết có gạch nối như ô-xi, a-xít, nê-ông. ra-đi-ô, ki-lô-gam,... Đôi khi một từ có thể có cả hai cách viết như: internet và in-to-nét. Tuỳ quy định chính tả ở mỗi loại sách, báo mà khi viết các từ vừa dẫn, người ta sẽ chọn cách viết được cho là phù hợp. • Tránh lạm dụng từ mượn đề không gây khó hiểu, khó chịu cho người nghe, người đọc và để không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. |
Trang 87
3. Hãy diễn đạt lại câu văn sau đây theo hướng thay thế từ mượn bằng từ quen thuộc hoặc dễ hiểu hơn vốn đã có từ lâu trong vốn từ tiếng Việt:
Các fan cuồng thực sự phấn khích, hân hoan khi thấy idol của mình xuất hiện trên cửa chiếc chuyên cơ vừa đáp xuống phi trường.
VĂN BẢN 3
Đọc văn bản
Trái Đất
RA-XUN GAM-DA-TÓP
Trái Đất! Có bọn xem người là quả dưa
Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ
Lũ khác nhìn người như quả bóng trên sân
Để giành giật, họ lao vào, đá, đá.
Trái Đất với tôi – chẳng là dưa, là bóng
Với tôi, người – khuôn mặt thân thương
Nước mắt người tôi lau – xin đừng khóc nữa
Rửa sạch máu cho người đây, tôi hát, dịu dàng.
(Minh Tâm địch, theo báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 9/2020)
Sau khi đọc
- Ra-xun Gam-da-tốp (1923-2003), người dân tộc A-va (Avar) nước Cộng hoà Đa-ghe-xtan (Dagestan) thuộc Liên bang Nga. Thơ ông tràn đầy tình yêu đối với quê hương, con người, sự sống và luôn hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc. Các tác phẩm chính của ông: Năm tôi sinh, Mùa xuân Đa-ghe-xtan, Trái tim tôi trên núi, Những ngôi sao xa, Đa-ghe-xtan của tôi....
- Bài thơ Trái Đất viết năm 1987 bằng tiếng A-va. Bản dịch ra tiếng Việt của Minh Tâm được thực hiện dựa trên bản dịch ra tiếng Nga của Na-um Grép-nhi-ốp (Naum Grebniov).
Trang 88
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Bốn dòng đầu của bài thơ tập trung nói về điều gì?
2. Bốn dòng thơ sau cho biết thái độ của nhà thơ đối với Trái Đất như thế nào?
3. Nhắc đến nước mắt và máu, nhà thơ muốn nói lên tình trạng gì của Trái Đất?
4. Chỉ ra sự khác nhau giữa các cách hình dung về Trái Đất và thái độ cư xử với Trái Đất được thể hiện trong bài thơ.
5. Hãy tìm ra điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xun Gam-da-tốp với hai văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào?
6. Theo em, để cùng "lau nước mắt" và "rửa sạch máu" cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
7. Cùng đưa ra một thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-top vẫn có được sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn