MUỐN LÀM THẰNG CUỘI | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 16 - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Cảm nhận được hồn thơ lãng mạn của Tản Đà và sức hấp dẫn nghệ thuật mới mẻ trong hình thức thể loại truyền thống của bài thơ.


VĂN BẢN

Đêm thu buồn lắm chị Hằng(1) ơi!

Trần thế(2) em nay chán nửa rồi,

Cung quế(3) đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa(4) xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu có bạn can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây thế mới vui.

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian(5) cười.

(Tản Đà(*), Thơ Tản Đà, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

Chú thích:

(*) Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông đã chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ và sớm nổi tiếng, đặc biệt là vào những năm 20 của thế kỉ XX.

Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tác mới mẻ. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam. Ngoài thơ, Tản Đà còn viết văn xuôi và cũng nổi tiếng với những bài tản văn, tùy bút, tự truyện, những thiên du kí viễn tưởng đặc sắc. Tác phẩm chính: Khối tình con I, II (thơ, 1917), Giấc mộng con I (tiểu thuyết, 1917), Thề non nước (tiểu thuyết, 1920), Giấc mộng con II (du kí, 1932), Giấc mộng lớn (tự truyện, 1932).

Bài thơ Muốn làm thằng Cuội nằm trong quyển Khối tình con I, xuất bản năm 1917. (Thằng Cuội: nhân vật ở trên cung trăng, theo truyền thuyết dân gian).

(1) Chị Hằng: tức Hằng Nga, chỉ mặt trăng.

(2) Trần thế (có bản ghi chép trần giới): cõi đời.

(3) Cung quế: theo thần thoại Trung Quốc, trên cung trăng có cây quế, do đó trăng còn được gọi là cung quế.

(4) Cành đa: theo thần thoại Trung Quốc và Việt Nam, trên mặt trăng có cây đa và thằng Cuội ngồi dưới gốc cây đa đó.

(5) Thế gian (cũng giống như trần gian): cõi đời, nơi người đời ở; người đời.

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế?

2. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng. Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống)? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 – 4, 5 – 6).

3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?

4. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?

Ghi nhớ

Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà là tâm sự của một người bất hoà với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng với chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.

LUYỆN TẬP

1. Nhận xét về phép đối trong hai câu 3 – 4 và 5 – 6 của bài thơ.

2. So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7).

Tin tức mới


Đánh giá

MUỐN LÀM THẰNG CUỘI | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 16 - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 8 - Tập 1

  1. Bài 1
  2. Bài 2
  3. Bài 3
  4. Bài 4
  5. Bài 5
  6. Bài 6
  7. Bài 7
  8. Bài 8
  9. Bài 9
  10. Bài 10
  11. Bài 11
  12. Bài 12
  13. Bài 13
  14. Bài 14
  15. Bài 15
  16. Bài 16
  17. Bài 17

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.