I – NHỮNG NỘI DUNG CỞ BẢN CẦN CHÚ Ý
1. Về phần Đọc – hiểu văn bản
– Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của tác phẩm tự sự đã học trong chương trình: nội dung cốt truyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu, ngôn ngữ kể chuyện; vẻ đẹp của các hình tượng, các nhân vật điển hình,...
– Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình: nội dung trữ tình, cách thức trữ tình, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình,...
– Nắm được nội dung và ý nghĩa của một sô văn bản nhật dụng.
c) Nắm được nội dung và ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng.
2. Về phần tiếng Việt
a) Lý thuyết:
– Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ;
– Trường từ vựng;
– Từ tượng hình, từ tượng thanh; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ, thán từ; tình thái từ;
– Các biện pháp tu từ từ vựng: đặc điểm và tác dụng của các biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh;
– Câu ghép;
– Hệ thống dấu câu.
b) Thực hành:
Biết vận dụng những kiến thức trên vào thực tế.
3. Về phần tập làm văn
Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học kì I tập trung vào các nội dung chính sau đây:
a) Nắm được đặc điểm văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểm cảm.
Biết cách làm bài văn, đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểm cảm.
b) Nắm được đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm văn bản thuyết minh.
Biết cách làm một bài văn thuyết minh.
II – HƯỚNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế khi ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra, đánh giá cuối học kì I, cần chú ý:
1. Các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đều dựa vào cùng một hệ thống văn bản chung để khai thác và hình thành. Khi học ôn, cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phần với các văn bản chung có trong sách giáo khoa.
2. Do yêu cầu đổi mới đánh giá, bài kiểm tra áp dụng một phần hình thức thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên một diện khá rộng các kiến thức đã học, vì thế không nên học "tủ", học lệch mà phải ôn tập toàn diện, đầy đủ.
3. Cấu trúc một bài kiểm tra thường gồm hai phần : phần trắc nghiệm chiếm từ 30% đến 40% số điểm (khoảng 12 đến 16 câu) nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc - hiểu văn bản, về tiếng Việt (văn bản dùng kiểm tra trắc nghiệm có thê’ là văn bản đã học, cũng có thể là văn bản chưa được học nhưng cùng thể loại và tính chát với các văn bản đã học); phần tự luận chiếm từ 60% đến 70% số điểm, nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua một bài văn ngắn.
4. Có thể tham khảo đề kiểm tra sau đây:
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI (gồm 2 phần)
Phần I: Trắc nghiệm (12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 3 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các cầu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
(Ngữ văn 8, tập một)
1. Tác giả đoạn trích trên là ai?
A - Nguyên Hồng
B - Thanh Tịnh
C - Ngô Tất Tố
D - Nam Cao
2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
A - Miêu tả + biểu cảm
B - Tự sự + miêu tả
C - Biểu cảm + tự sự
D - Nghị luận + biểu cảm
3. Người xưng "tôi" trong đoạn trích là ai?
A - Binh Tư
B - Vợ ông giáo
C - Ông giáo
D - Lão Hạc
4. Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn trích?
A - Tái hiện tâm trạng đau khổ và ân hận của lão Hạc
B - Lão Hạc kể lại chuyện bán chó
C - Lòng xót xa thông cảm của ông giáo đôi với lão Hạc
D - Cả ba nội dung trên
5. Điền vào mục D từ có phạm vi nghĩa bao hàm được nghĩa của các từ ở A, B và C.
A - Miệng
B - Mắt
C - Mũi
D- ...
6. Từ lão trong đoạn trích trên tương đương với từ lão nào trong các dòng sau:
A - Ông lão
B - Lão thầy bói
C - Lão nghệ nhân
D - Bệnh lão hoá
7. Từ nào thay thế được từ đi đời trong câu "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!"?
A - Bỏ mạng
B - Hi sinh
C - Chết
D - Hết đời
8. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A - Vui vẻ
B - Hu hu
C - Âng ậng
D - Móm mém
9. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình?
A - Xót xa
B - Ái ngại
C - Móm mém
D - Vui vẻ
10. Trong đoạn trích trên, có mấy tình thái từ?
A - Một
B -Ba
C - Hai
D - Bốn
11. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A - Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
B - Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa.
C - Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
D - Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
12. Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng?
A - Lão Hạc
B - Chiếc lá cuối cùng
C - Muốn làm thằng Cuội
D - Ôn dịch, thuốc lá
Phần II: Tự luận (7,0 điểm). Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Câu chuyện về một con vật nuôi có nghĩa, có tình.
Đề 2. Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn