ÔN TẬP HỌC KÌ II | Ngữ Văn 8 - Tập 2 | BÀI 10: SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

ÔN TẬP HỌC KÌ II


(Trang 128)

  • Nêu được kiến thức về các loại, thể loại văn bản đọc, kiến thức tiếng Việt và kiến thức về các kiểu bài viết, bài nói đã được học, thực hành ở Ngữ văn 8, tập hai.
  • Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học, rèn luyện trong cả năm học để giải quyết các bài tập tổng hợp.

A. ÔN TẬP KIẾN THỨC

1. Trong học kì II, em đã được học những loại, thể loại văn bản nào? Hãy tóm tắt đặc điểm của các loại, thể loại văn bản đó bằng một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp.

2. Liệt kê các văn bản có cốt truyện đơn tuyến và văn bản có cốt truyện đa tuyến đã học trong Ngữ văn 8, tập hai, nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu cốt truyện này.

Đặc điểm\Văn bản Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến
Giống nhau  
Khác nhau    

3. Thơ tự do có những đặc điểm gì khác so với các thể thơ mà em đã được học: thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật? Hãy lập một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp để liệt kê các dấu hiệu đặc trưng giúp em nhận diện các thể thơ này. 

4. Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin phù hợp về những kiến thức tiếng Việt được củng cố và kiến thức tiếng Việt mới trong các bài ở học kì II. Nêu ví dụ minh hoạ cho từng nội dung kiến thức đã tóm tắt.

STT Bài học Kiến thức được củng cố Kiến thức mới
       
     

5. Nêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và những đề tài mà em đã thực hành viết ở Ngữ văn 8, tập hai. Hãy lập một sơ đồ phù hợp để tóm tắt những nội dung đó.

6. Nêu những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II. Đề tài nào em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất? Vì sao?

(Trang 129)

B. LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. ĐỌC

a Đọc văn bản

(Tường và “tôi” – anh Hai là hai anh em trai. “Tôi” học giỏi và Tường rất cảm phục anh. Tường luôn nhường anh và làm hết các công việc trong nhà. Tường cũng rất mê đọc sách.)

[...] Mẹ tôi hay mắng tôi, hay bảo tôi nhường nhịn Tường nhưng khi trong nhà có việc mẹ tôi ít khi đụng đến tôi. Chạy qua nhà bà mượn cái thúng, cái nia, qua nhà hàng xóm xin rom về lót ổ cho gà đẻ hay xách nước đổ vô lu mẹ tôi toàn sai thằng Tường. Chỉ vì lí do: “Để cho anh Hai con học bài!".

Thằng Tường thay tôi gánh hết việc nặng việc nhẹ trong nhà, mặt mày lúc nào cũng vui vẻ, tuyệt không oán thán một câu.

Vì nó cũng nghĩ như mẹ tôi: “Để cho anh Hai học bài!". [...]

Tường học hành ì ạch nhưng rất mê đọc sách.

[...] Tường mê đọc sách, tự nhiên tôi được hưởng lợi.

Tôi không cần rờ tới một quyển sách nào vẫn biết được bao nhiêu là chuyện hay.

Tối, lúc hai anh em đã chui vô giường, tôi thường gạ nó kể chuyện cho tôi nghe. Tôi nghe và tôi ngủ lúc nào không hay.

Tối hôm sau tôi lại hỏi: “Hôm qua mày kể đến chỗ nào hả Tường?”.

Thằng Tường đọc được rất nhiều chuyện hay nhưng nó đặc biệt thích chuyện Cóc tía.

Trong khi tôi thấy chuyện đó đổ đề 

Chuyện kể về một chàng thư sinh nhà nghèo nhưng chăm học.

Ban ngày chàng thư sinh vào rừng hái củi đem bán để lấy tiền mua gạo và dầu đèn. Ban đêm chàng cặm cụi đọc sách cho đến lúc gà hàng xóm gảy lần thứ hai mới đi ngủ.

(Chắc chắn chàng thư sinh này đọc sách giáo khoa để đi thi chứ chẳng phải đọc truyện như thằng Tường.)

Nhà chàng chỉ là một túp lều con, tài sản vỏn vẹn một con dao quắm và một chồng sách.

Làm bạn với chàng chỉ có một con cóc tía, những buổi chàng học khuya, con cóc nhảy ra quanh quẩn ở dưới chân chàng, đớp gọn những con muỗi bay vo ve.

(Thằng Tường đặc biệt thích đoạn này, nó có thể đọc thuộc lòng đoạn văn bằng giọng ngân nga thích thú.)

Rồi tới ngày chàng lên kinh ứng thí, cóc tía cũng đi theo. Dọc đường chàng dùng viên ngọc thần của cóc tía để cứu sống một người bạn xấu.

Khi biết đó là viên ngọc có khả năng cải tử hoàn sinh, người bạn xấu liền ra tay chiếm đoạt của chàng thư sinh.

Lúc ấy, công chúa trong cung tự nhiên lâm trọng bệnh. Nhà vua và hoàng hậu vội gọi

(Trang 130)

ngự y tới cứu chữa, nhưng các quan ngự y đều bó tay. Nhà vua hấp tấp treo bảng tìm danh y, thông báo khắp kinh thành: “Ai cứu sống được công chúa sẽ được tuyển làm phò mã".

Tin đó tới tai cóc tía. Cóc tía nói với chủ: “Đây là dịp tốt để ta lấy lại viên ngọc và tìm ra kẻ cắp”. Hôm sau, tên ăn cắp ngọc đội lốt danh y vào cung chữa bệnh cho công chúa, chàng thư sinh và cóc tía tìm cách lẫn vào hàng các quan văn võ để đi theo.

Tới nơi, tên bạn xấu rút viên ngọc ở trong túi ra đặt vào mũi công chúa vẫn nằm bất động trước sự sốt ruột của nhà vua và hoàng hậu.

Giữa lúc đó, chàng thư sinh rẽ đám đông tiến lại trước mặt nhà vua, chàng vừa nói vra chỉ vào mặt tên ăn cắp:

- Tâu bệ hạ, trước hết xin bệ hạ hãy cho bắt giam tên này lại.

Chàng cầm lấy viên ngọc rồi chỉ vào cóc tía – bây giờ đã nằm gọn trên bàn tay của chàng - giảng giải cho mọi người nghe đây là viên ngọc cải tử hoàn sinh của cóc thần. Chỉ có cóc thần và chàng mới dùng được viên ngọc này để cứu sống người chết. Tên kia là kẻ cắp nên không biết rằng viên ngọc chỉ phát huy tác dụng nếu được sự đồng ý của cóc thần.

Đoạn, người thư sinh nhẹ tay đặt viên ngọc vào mũi công chúa. Quả nhiên, công chúa bỗng cựa mình và dần hồi tỉnh trước sự reo mừng của mọi người.

Đoạn kết dĩ nhiên là như thế này:

Sau khi công chúa được cứu sống, nhà vua bèn nhận chàng thư sinh làm phò mã.

Sau đó chàng làm bài xuất sắc nhất trong trường thi và đỗ Trạng nguyên.

Sau đó nữa thì chàng được toàn thể triều thần tôn lên giữ chức Tể tướng.

Tôi không hiểu tại sao thằng Tường lại thích câu chuyện dở ẹc đó.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, TINXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, τ. 50-56)

b Thực hiện các yêu

  • Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1. Câu chuyện được kể trong đoạn trích bao gồm những tuyến truyện nào?

A. Tuyến truyện về “tôi” và Tường trong cuộc sống gia đình (làm việc nhà, học hành, đọc sách).

B. Tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu.

C. Tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu, nàng công chúa.

D. Tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu.

Câu 2. Những yếu tố nào giúp em xác định được tuyến truyện trong đoạn trích?

A. Nhân vật và thời gian

B. Nhân vật và không gian

C. Nhân vật và sự việc chính

D. Nhân vật và đối thoại

(Trang 131)

Câu 3. Chuyện Cóc tía mà Tường đọc cho "tôi" nghe có tính chất của loại truyện nào?

A. Truyện truyền thuyết

B. Truyện cười

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 4. Câu "Để cho anh Hai học bài!" thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu kể

C. Câu cảm

D. Câu khiến

Câu 5. Xác định loại thành phần biệt lập (in đậm) trong câu sau: "Tâu bệ hạ, trước hết xin bệ hạ hãy cho bắt giam tên này lại".

A. Thành phần cảm thán

B. Thành phần tình thái

C. Thành phần gọi – đáp

D. Thành phần chêm xen

Câu 6. Dòng nào sau đây chỉ bao gồm những từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản?

A. thư sinh, giáo khoa, tài sản, nhường nhịn

B. thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngự y

C. thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngân nga

D. thư sinh, giáo khoa, tài sản, giáo sư

  • Trả lời câu hỏi

Câu 1. Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?

Câu 2. Qua lời kể của nhân vật "tôi", em nhận thấy Tường có những đức tính gì đáng quý? Hãy nêu các chi tiết cho thấy rõ những đức tính đó của nhân vật Tường.

Câu 3. Theo em, điều gì ở câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích? Việc Tường yêu thích câu chuyện này gợi cho em những suy nghĩ gì về nhân vật?

Câu 4. Nêu những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía. Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 5. Em yêu thích nhân vật nào trong câu chuyện của đoạn trích này? Vì sao?

2. VIẾT

Từ câu chuyện về nhân vật “tôi” và Tường, về chàng thư sinh và người bạn xấu trong đoạn trích, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người.

3. NÓI VÀ NGHE

Chọn một trong hai nội dung sau đây để chuẩn bị và trình bày bài nói:

a. Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Điều quan trọng là cần nhận thức được điều đó để sửa chữa.

b. Phê phán người khác thì dễ, tự biết mình để thay đổi những thói xấu của bản thân mới khó.

(Trang 132)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. ĐỌC

a Đọc văn bản

Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn

Trích, TRẦN ĐĂNG KHOA

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy

Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi

Ánh chớp xanh thấp thoáng phía chân trời...

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hoá đất liền

Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ.

Rồi khao nhau 

Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

[…]

Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

(Trần Đăng Khoa, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, in trong Giải Nhất văn chương, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998, tr. 409-411)

b Thực hiện các yêu cầu

  • Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1. Đoạn trích thuộc thể thơ nào?

A. Thơ năm chữ

C. Thơ tự do

B. Thơ thất ngôn bát cú

D. Thơ lục bát

(Trang 133)

Câu 2. Những yếu tố nào giúp em nhận diện thể thơ của đoạn trích?

A. Vần thơ, nhịp và số tiếng trong dòng thơ

B. Số tiếng trong dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ

C. Số tiếng trong dòng thơ, số dòng trong khổ thơ, vần, nhịp

D. Dòng thơ, khổ thơ, vẫn và nhịp của bài thơ

Câu 3. Hình ảnh so sánh ở dòng thơ Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy làm nổi bật đặc điểm của đối tượng nào?

A. Những hòn đảo giữa biển

B. Những người lính trên đảo

C. Những hòn đá trên đảo

D. Những cái cây trên đảo

Câu 4. Câu nào sau đây khái quát đúng nội dung chính của đoạn trích?

A. Sự khắc nghiệt, dữ dằn của thiên nhiên nơi biển đảo xa xôi.

B. Sức mạnh tinh thần của người lính khi đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt.

C. Tâm tình của những người lính ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương.

D. Sự sinh tồn kì diệu của con người giữa điều kiện sống gian nan.

Câu 5. Dòng nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy tượng hình đã được sử dụng trong đoạn trích?

A. đăm đăm, thăm thẳm, tốt tươi

B. đăm đăm, thăm thẳm, héo quắt

C. đăm đăm, thăm thẳm, linh đình

D. đăm đăm, thăm thẳm, thấp thoáng

Câu 6. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Những màu mây sẽ thôi không héo quắt.

A. Nhân hoá

B. Nói giảm nói tránh

C. Ẩn dụ

D. So sánh

  • Trả lời câu hỏi

Câu 1. Theo em, "chúng tôi" trong đoạn thơ là ai?

Câu 2. "Chúng tôi", cơn mưa và đảo Sinh Tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ?

Câu 3. Trong đoạn thơ, “đợi mưa" và "đảo Sinh Tồn” đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa gì?

Câu 4. Em cảm nhận thế nào về hình ảnh người lính trong những dòng thơ: Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi... ?

Câu 5. Giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn. Tìm thêm 3 từ có các yếu tố Hán Việt cùng nghĩa với sinh hoặc tổn.

2. VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ ở phần Đọc.

3. NÓI VÀ NGHE

Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trình bày suy nghĩ của em về tình cảm, trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, đất nước.

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

ÔN TẬP HỌC KÌ II | Ngữ Văn 8 - Tập 2 | BÀI 10: SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.