Nội Dung Chính
(Trang 36)
Nơi chân trời đang dâng sắc hồng đang lan, lòng ta như nắng.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình.
Vũ Trọng Hối
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
|
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Bước đầu biết làm một bài thơ tự do; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
- Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
- Yêu quê hương, đất nước; có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có khát vọng và hoài bão lớn lao.
Đọc
TRI THỨC NGỮ VĂN
Thơ tự do
- Thơ tự do là thể thơ không quy định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ.
- Thơ tự do có thể có vần hoặc không vần. Khi có vần, cách gieo vần trong bài thơ tự do rất linh hoạt: vần chân hoặc vần lưng, vần liền hoặc vần cách. Nhịp điệu của thơ tự do được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vẫn ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ.
- Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống.
Mạch cảm xúc
Thơ trữ tình thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước một đối tượng nào đó. Vì vậy, cảm xúc là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của thơ trữ tình. Cảm xúc vận động theo một trình tự và phát triển thành mạch. Mạch cảm xúc có nhiều cung bậc và sắc thái, chi phối các yếu tố nội dung và hình thức của một bài thơ trữ tình.
Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm sâu sắc, mãnh liệt chi phối toàn bộ cách thể hiện đời sống, con người và sự lựa chọn hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.
VĂN BẢN ĐỌC VĂN BẢN 1. Đồng chí, Chính Hữu VĂN BẢN 2. Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi VĂN BẢN 3. Những ngôi sao xa xôi (trích), Lê Minh Khuê |
VĂN BẢN 1
TRƯỚC KHI ĐỌC
1. Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học những thể thơ nào? Đọc một bài thơ thuộc một trong những thể thơ đó.
2. Nêu tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm chiến tranh mà em đã học, đã đọc.
(Trang 38)
ĐỌC VĂN BẢN
Đồng chí(1)
CHÍNH HỮU
Quê hương anh nước mặn đồng chua(2)
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ(3).
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Theo dõi Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ; vẫn và nhịp thơ. |
Theo dõi Những điều góp phần hình thành tình đồng chí ở những người lính. |
Theo dõi Tình cảm của những người đồng chí dành cho nhau. |
Đêm nay rừng hoang sương muối(4)
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
1948
(Chinh Hữu, Đầu súng trăng treo, NXB Văn học,
Hà Nội, 1966, tr: 5-6)
(1) Đồng chí: người cùng chí hướng. Từ đồng chí thường được dùng để xưng hô giữa những người trong cùng một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng.
(2) Nước mặn đồng chua: vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, khó trồng trọt và thường là vùng quê nghèo.
(3) Tri kỉ: người bạn hiểu mình; đôi tri kỉ đôi bạn thân thiết, thấu hiểu nhau.
(4) Sương muối: sương đọng thành những hạt trắng xoá phủ trên mặt đất và cây cỏ trông giống như muối, thường xuất hiện vào mùa đông ở vùng núi cao miền Bắc. Sương muối là dấu hiệu thời tiết độc hại, nhất là khi nó xảy ra muộn hơn so với thường lệ.
(Trang 39)
SAU KHI ĐỌC
|
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đồng chí?
2. Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc qua các phần của bài thơ.
3. Bài thơ là lời tâm tình của ai với ai? Theo em, việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc như vậy có ý nghĩa gì?
4. Qua sáu câu thơ đầu, em biết được gì về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính? Xác định và nêu ý nghĩa của những hình ảnh có tác dụng làm nổi bật tình cảm đó.
5. Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện biệt? Điều đó có tác dụng như t mạch cảm xúc của bài thơ?
6. Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính được khắc hoạ trong đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
7. Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ.
8. Xác định cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ.
(Trang 40)
Thực hành tiếng Việt
BIỆN PHÁP TU TỪ
1 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong các câu thơ sau:
a. Súng bên súng, đầu sát bên đầu
(Chính Hữu, Đồng chí)
b. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Chính Hữu, Đồng chí)
NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
2 Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em, có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa nào khác không? Vì sao?
3 Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
(Chính Hữu, Đồng chí)
a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên.
b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị gì đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó.
4 Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí.
VĂN BẢN 2
TRƯỚC KHI ĐỌC 1. Hãy tái hiện (kể, vẽ,...) một hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua những bài học lịch sử. 2. Bài thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Nghe bài hát đó và nêu ấn tượng của em. |
ĐỌC VĂN BẢN
Lá đỏ
NGUYỄN ĐÌNH THI
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Theo dõi Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ; vẫn và nhịp thơ. |
(Trang 41)
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quảng súng trường
Hình dung Cuộc gặp gỡ trên đường Trường Sơn. |
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.
Chào em em gái tiền phương(1)
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn...
Tưởng tượng Cuộc gặp giữa Sài Gòn. |
(Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 1997, tr. 519)
SAU KHI ĐỌC
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội, là một nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ. Thơ ông tự do, phóng khoáng, đồng thời cũng hàm súc, giàu chất suy tư, dạt dào cảm hứng yêu nước. Hình tượng xuyên suốt trong thơ Nguyễn Đình Thi là đất nước Việt Nam đau thương và quật khởi, con người gian lao và anh dũng. Một số tác phẩm tiêu biểu: Diệt phát xít (1945), Người Hà Nội (1947), Đất nước (1955), Bài thơ Hắc Hải (1958), Cái Tết của mèo con (1961), Vỡ bờ (tập 1 năm 1962, tập II năm 1970), Sóng reo (2001),...
- Bài thơ Lá đỏ được sáng tác tháng 12 năm 1974 - thời điểm cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến.
(1) Tiến phương (như tiền tuyến) vùng đang diễn ra những trận chiến đấu trực tiếp với địch, đối lập với hậu phương.
(Trang 42)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Hãy xác định những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ Lá đỏ.
2. Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại. Hãy cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa ai với ai.
3. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian như thế nào? Không gian đó giúp em hiểu thêm gì về bối cảnh lịch sử, về những con đường hành quân ra trận những năm chiến tranh?
4. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ. Em từng đọc những câu thơ nào khác cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận?
5. Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.
6. Xác định mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó có liên quan như thế nào đến hình ảnh lá đỏ và rừng lá đỏ trong bài thơ?
7. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?
8. Có ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương" trong bài thơ.
VĂN BẢN 3
ĐỌC VĂN BẢN
Những ngôi sao xa xôi
Trích, LÊ MINH KHUÊ(1)
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm(2). Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
(1) Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hoá, từng tham gia lực lượng Thanh niên xung phong. Trong thời kì chiến tranh, bà chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Các tác phẩm tiêu biểu: Cao điểm mùa hạ (1978), Một chiều xa thành phố (1986), Nhiệt đới gió mùa (2012)....
(2) Cao điểm: chỗ cao hơn so với mặt đất xung quanh như gò, đồi núi hoặc nóc công trình kiến trúc. Trong văn bản này, cao điểm chỉ khu vực trên cao dùng làm địa điểm quan sát xung quanh, thường xuyên bị địch bắn phá.
(Trang 43)
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gọi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bỏ trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen".
[...] Nho đang thêu gối. Mỗi đứa một ý thích riêng. Nho thêu. Còn chị Thao thì chép bài hát vào quyển sổ nhỏ để trên đùi. Hai người đang nói chuyện bình thường, tôi không nghe từ đầu. Tôi bỗng chú ý lắng tai:
- Bao giờ thì xong nhỉ? - Nho hỏi.
- Cái gì xong? - Chị Thao không ngẩng lên, nhưng giọng thì tỏ vẻ ngạc nhiên.
Nho ngáp. Rồi im. Tôi biết nó nói gì rồi. Nó sẽ bảo: xong chiến tranh, sẽ xin vào một nhà máy thuỷ điện lớn. Nó làm thợ hàn, sẽ trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy. Nó sẽ đập thật giỏi. Và biết đâu lại sẽ được người ta tuyển vào đội bóng chuyển miền Bắc. Còn chị Thao thì muốn làm y sĩ. [...]
Tôi cũng hay nói những dự định của tôi. Ước muốn nhiều. Nhưng tôi cũng không rõ mình sẽ chọn cái gì là chủ yếu. Trở thành kĩ sư kiến trúc? Rất hay! Thuyết minh trong rạp chiếu bóng của thiếu nhi, lái xe gấu ở cảng, hay là hát trong đội đồng ca trên một công trường xây dựng.... Tất cả, đều là hạnh phúc. Tôi sẽ hăng say và sáng tạo, như những ngày này, trên cao điểm của chúng tôi, nơi ra đời những ước mơ và khao khát.
Nhưng mà, những cái đó dành cho sau này. Sau chiến tranh. Khi con đường chúng tôi bảo vệ đây sẽ rải nhựa phẳng lì. Điện sẽ giăng dây vào rừng sâu và những nhà máy gỗ sẽ đêm ngày không ngủ... Ba chúng tôi đều hiểu như vậy. Hiểu và tin với một niềm tin mãnh liệt. [...]
- Thế nào, chuẩn bị thôi chứ? - Cái gì? - Tôi giật mình. Từ nãy đến giờ tôi vẫn hát. Hát và nghĩ vớ vẫn.
Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi. Chị Thao nhìn ra cửa hang. Quả thật, máy bay trinh sát. Cuộc sống ở đây đã dạy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng. Sự im lặng từ sáng đến giờ không bình thường. Cái không bình thường đó đang đến. Tiếng máy bay trinh sát rè rè. Phản lực gầm gào lao theo sau. Hai thứ tiếng đó trộn lẫn vào nhau, rót vào tai con người một cảm giác khó chịu và căng thẳng.
(Trang 44)
- Sắp đấy! – Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu. Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực. Nhưng thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét. Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo.
Những cái xảy ra hằng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.
Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bánh bích quy ngon lành: “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa.
Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?
Điện thoại reo. Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy:
- Trinh sát chưa về!
Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ(1) đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dầu chỉ một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó cũng giống như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy... Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo. Đột nhiên cao điểm bên cạnh vang lên dồn dập tiếng 12 li 7(2). Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy. Họ chi viện cho các anh cao xạ, cho chúng tôi. Bỗng dưng tôi muốn la toáng lên vì thích thú. Xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người. Các anh cao xạ, thông tin và công binh đều rất mến chúng tôi. Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ chạy đến ngay.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng, lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, của vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.
Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
(1) Cao xạc: pháo để bắn các mục tiêu trên không.
(2) 12 li 7: súng bắn tỉa hạng nặng do Việt Nam chế tạo, có cỡ nòng 12,7 mm.
(Trang 45)
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khoá đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động xung quanh là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đúng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay, mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bơm xẻ không khi, lao và rít vô hình trên đầu.
Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khỏi và chạy theo chị Thao. Muốn xuống chờ Nho để đi về hang, chị Thao phải qua chỗ tôi. Chị cười, răng trắng, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị lao lên trước tôi. Gió cố tình giật mảnh dù trên lưng chị, nhưng không giật nổi.
Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mở trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sả xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.
– Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?
Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình. Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm xuống đất. [...] Da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi. Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nấp bị sập.
Thế đấy!
Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
- Gọi điện về đơn vị nhé!
Chị Thao lại gần khi Nho đã nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to.
- Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng. Ơ, cái bà này! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy?
(Trang 46)
- Thường thế, người ngoài cảm thấy đau hơn người bị thương mà.
Chị Thao quay mặt ra cửa hang, lại uống nước trong bi đông(1), Nho gác một cánh tay lên mặt. Nó cũng biết bây giờ không nên uống nước. Tôi pha sữa cho nó trong cái ca sắt.
- Cho nhiều đường vào. Pha đặc! – Chị Thao bảo.
Uống sữa xong, Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị Thao dựa vào tường, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi.
– Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!
Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa(2) của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...". Đó là dân ca Ý trữ tình, giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nói chung, trên cao điểm này, chúng tôi không ưa nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cùng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó. [...]
Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang Có cái gì vô cùng sắc xẻ không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở mả.
- Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!
Tôi chạy vào bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng.
[...] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Nhưng niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở:
- Nào, mày cho tao mấy viên nữa.
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mua đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy cái xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng
( 1) Bi đông: còn gọi là bình tông, được sử dụng trong quân đội để đựng nước uống.
(2) Ca-chiu-sa: tên một ca khúc Nga.
(Trang 47)
ánh đèn, trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mùng đội trên đầu...
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi.
[...] Tôi khoanh tay trước ngực, đứng ra xa một tí, không nhìn anh bộ đội mà nhìn một chiếc xe đang đi tới. Tôi lại điệu thế thôi. Nhưng bảo tôi không điệu sao được? Chẳng lẽ, ngay lúc này đây, tôi lại chạy đến, nắm tay tất cả các chiến sĩ trên cao điểm này mà oà lên khóc vì một niềm vui, một niềm hạnh phúc trẻ trung đang trào dậy. Tôi yêu tất cả mọi người, một tình yêu nồng nàn, khó nói mà có lẽ ai đã đứng trên cao điểm giữa những phút này như tôi mới hiểu thấu....
Xe đi giăng hàng, thành khối trên đường, không ánh đèn. Lá nguy trang làm mỗi xe to ra gấp đôi. Đối với tôi, bao giờ những đoàn xe ấy cũng vô tận, không có sức mà đếm. Dài. Nhiều. Khổng lồ.
- Chắc đêm nay các anh ở Hà Nội sẽ vào!
Nho vẫn thì thầm. Nó cũng đang ở trạng thái như tôi. Yêu tất cả. Tình yêu của những con người trong khói lửa. Tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc quyền có nó trong tim là những người chiến sĩ. Tôi quàng tay lên vai Nho. Chúng tôi không nói gì với nhau. Tôi xiết chặt cái vai nhỏ nhắn và mềm mại của Nho dưới cánh tay mình. Nó đây, can đảm, dịu hiền, ở cùng thành phố với tôi và cùng đứng với tôi đêm nay, trên cao điểm đầy bom gần mặt trận.
Chúng tôi hiểu nhau và cảm thấy hạnh phúc.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2001, tr. 7-21)
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Câu chuyện được kể bằng lời của ai? Thuộc ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
2. Câu chuyện diễn ra trong không gian, thời gian nào?
3. Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích.
4. Nhân vật chính trong truyện là những ai? Trình bày cảm nhận của em về nét chung khiến họ gắn bó với nhau như trong một gia đình và những nét riêng ở mỗi người.
5. Hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ và những nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chiến tranh?
(1) Mùng: đồ đan sit bằng tre, tròn và sâu lòng, dùng để đựng.
(Trang 48)
Thực hành tiếng Việt
BIỆN PHÁP TU TỪ
1. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các trường hợp sau:
a. Em đứng bên đường
như quê hương.
(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)
b. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn, trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
c. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
d. Nho vẫn thì thầm. Nó cũng đang ở trạng thái như tôi. Yêu tất cả. Tình yêu của những con người trong khói lửa. Tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc quyền có nó trong tim là những người chiến sĩ.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
e. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
2. Thử thay thế những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau bằng từ ngữ đồng nghĩa, từ đó nhận xét về giá trị biểu đạt của những từ ngữ được tác giả sử dụng.
a. Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)
b. Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.
(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)
c. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
(Trang 49)
LỰA CHỌN CẤU TRÚC CÂU
3. Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền các thông tin theo yêu cầu:
STT | Câu trong văn bản | Câu thay đổi cấu trúc | Sự khác nhau về ý nghĩa |
1 | Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. | Tôi sốt ruột, chạy ra ngoài một tí. | |
2 | Xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người. | Có bao nhiêu là người xung quanh cao điểm vắng vẻ này. | |
3 | Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ chạy đến ngay. | Họ sẽ chạy đến ngay nếu chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ. | |
4 | Uống sữa xong, Nho ngủ. | Nho uống sữa xong rồi ngủ. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn