Nội Dung Chính
(Trang 54)
Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
Văn học thường gợi cho chúng ta những suy tư sâu sắc về con người và cuộc đời. Từ các văn bản ở phần Đọc như Đồng chí, Lá đỏ, Những ngôi sao xa xôi và những văn bản khác mà em đã học, hãy thảo luận về những vấn đề được gợi ra từ các tác phẩm ấy để phát triển kĩ năng nói của bản thân.
(Trang 55)
1 TRƯỚC KHI THẢO LUẬN
- Em hãy nhớ lại những tác phẩm văn học đã học, sau đó suy nghĩ về một số vấn đề đời sống được gợi ra từ những tác phẩm đó.
- Gợi ý các đề tài có thể thảo luận: hiện tượng bắt nạt (Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh,...); tình trạng ô nhiễm môi trường (Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Lu-i Xe-pun-ve-da); vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (Đồng chí của Chính Hữu, Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long,...).
Mục đích thảo luận Để có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện hơn về một vấn đề; tăng cường sự hiểu biết giữa các thành viên tham gia thảo luận. Người nghe Các thành viên tham gia thảo luận và những người tham dự buổi thảo luận do có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề. |
- Trong bài 3, em đã thực hành thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. Ở đây, hoạt động thảo luận cũng được thực hiện dưới sự điều hành của người chủ trì, có thư kí ghi chép các ý kiến thảo luận.
- Mỗi cá nhân cần chuẩn bị kĩ trước khi tham gia thảo luận:
+ Đọc lại tác phẩm văn học được chọn và những tài liệu liên quan đến vấn đề; xác định các ý và sắp xếp theo trình tự hợp lí; ghi lại những câu hay, có ý nghĩa để trích dẫn; chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ;...
+ Thể hiện ý kiến, quan điểm riêng về vấn đề thảo luận. Trong trường hợp người phát biểu trước có ý kiến trùng với những gì em đã chuẩn bị thì cần tránh lặp lại, để đảm bảo cho nội dung thảo luận được phong phú và tiến trình thảo luận diễn ra thông suốt.
2 THẢO LUẬN
Người nói | Người nghe |
|
|
3. ĐÁNH GIÁ
Có thể dựa vào những gợi ý trong bảng sau để đánh giá cuộc thảo luận:
Yêu cầu | Có | Không | |
Nội dung và cách thức tổ chức thảo luận | Vấn đề thảo luận có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống. | ||
Các ý kiến hướng vào trọng tâm, không tản mạn; có ý kiến độc đáo, tạo điểm nhấn cho buổi thảo luận. | |||
Đảm bảo thời lượng dự kiến. | |||
Không khí thảo luận cởi mở, thân thiện; người nói, người nghe hưởng ứng nhiệt tình. | |||
Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn đạt hiệu quả tốt. | |||
Mức độ giải quyết vấn đề | qua các ý kiến thảo luận | Giải quyết được vấn đề mà cuộc thảo luận đã đặt ra (có nhiều giải pháp thiết thực, khả thi). |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn