Bài 1: Giới thiệu chung về cây ăn quả | Công Nghệ 9 (Trồng cây ăn quả) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giới thiệu chung về cây ăn quả


(Trang 5)

Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-chung-ve-cay-an-qua-5983-0

Hình 1.1. Cây cam

Sau bài học này, em sẽ:
• Trình bày được vai trò của cây ăn quả.
• Trình bày được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
• Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan.

Cây cam (Hình 1.1) là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Em hãy kể tên một số loại cây ăn quả phổ biến khác mà em biết và nêu vai trò của chúng đối với con người.

I. Vai trò của cây ăn quả

Cây ăn quả (cây ăn trái) là các loại cây trồng mà quả của chúng được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. Cây ăn quả có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và nền kinh tế.

- Cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người. Trong quả có chứa nhiều đường, acid hữu cơ, protein, chất béo, chất khoảng và nhiều vitamin (vitamin A, hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-chung-ve-cay-an-qua-5983-1, C, E) là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến: Nhiều loại quả như xoài, mít, nhãn, vải, dứa  (khóm),... là nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất bánh kẹo, sản xuất đồ uống, ô mai, nhà máy chế biến hoa quả đóng hộp,....

- Là nguồn hàng cho xuất khẩu. Nhiều loại trái cây của nước ta (sầu riêng, xoài, thanh long, nhãn, vải,...) là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng trái cây của nước ta năm 2019 đạt 3,85 tỉ USD; mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỉ USD và đến năm 2030 đạt khoảng 6,5 tỉ USD.

Ở Việt Nam, nghề trồng cây ăn quả được phát triển từ lâu đời, người dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và chọn lọc được nhiều giống cây ăn quả quý có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ngoài những vai trò kể trên, cây ăn quả còn có nhiều vai trò khác như tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, mang ý nghĩa nghệ thuật, một số loại cây ăn quả còn có tác dụng chữa bệnh,...

(Trang 6)

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-chung-ve-cay-an-qua-5983-2

Hình 1.2. Vai trò của cây ăn quả

KHÁM PHÁ

Quan sát Hình 1.2 và nêu vai trò của cây ăn quả tương ứng với các ảnh trong hình.

KẾT NỐI NĂNG LỰC

Chia sẻ với bạn một số vai trò của cây ăn quả đối với gia đình và địa phương em.

Theo quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 14 loại cây ăn quả chủ lực của Việt Nam đến năm 2025 và 2030 gồm: xoài, chuỗi, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, thanh long, mít, chanh dây, bơ và na. Các địa phương sẽ lựa chọn để phát triển cây ăn quả trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

II. Đặc điểm thực vật học của cây ăn quả

1. Rễ

Rễ cây ăn quả gồm hai loại (Hình 1.3).

- Rễ mọc thẳng xuống đất (rễ cọc): Là rễ có kích thước lớn, mọc xuyên sâu vào trong đất, độ sâu tuỳ thuộc vào từng loại cây. Chức năng chính là giúp cây đứng vững, ngoài ra còn tham gia hút nước và chất dinh dưỡng đề nuôi cây.

- Rễ mọc ngang (rễ bên): Thường có kích thước nhỏ, số lượng nhiều, phân bố tập trung ở tầng đất mặt có độ sâu từ 0,1 m đến 1,0 m. Chức năng chủ yếu là hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-chung-ve-cay-an-qua-5983-3

Hình 1.3. Hai loại rễ của cây ăn quả

(Trang 7)

KHÁM PHÁ

Quan sát Hình 1.3 và hoàn thành nhiệm vụ học tập sau:

- Mô tả đặc điểm bộ rễ của cây ăn quả.

- Đề xuất cách bón phân hợp lí cho cây ăn quả.

2. Thân và cành

Thân cây ăn quả phần lớn là thân gỗ, có tác dụng như giá đỡ cho cây. Từ thân chính mọc ra cành cấp 1, từ cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2, tương tự sẽ có cảnh cấp 3, cấp 4, cấp 5,... (Hình 1.4). Cành cấp 4 và cành cấp 5 thường là cành mang quả.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-chung-ve-cay-an-qua-5983-4

Hình 1.4. Sơ đồ thân và cành cây ăn quả

Cành cấp 5

Cành cấp 4

Cành cấp 3

Cành cấp 2

Cành cấp 1

Thân cây

KHÁM PHÁ

Quan sát Hình 1.4 và nêu đặc điểm thân, cành của cây ăn quả.

3. Lá

Lá của cây ăn quả có thể là lá đơn (xoài, ổi, hồng xiêm,...) hoặc lá kép (nhãn, vải,...). Mặt khác, lá của các loài cây ăn quả còn khác nhau về kích thước, hình dáng, màu sắc, cách mọc,...

4. Hoa

Hoa của cây ăn quả thường gồm ba loại:
- Hoa đực: hoa có nhà (bộ phận mang tính đục) phát triển; nhuỵ (bộ phận mang tính cái) không phát triển và không có vai trò trong sinh sản (Hình 1.5a).
- Hoa cái: hoa có nhuỵ phát triển; nhị không phát triển và không có vai trò trong sinh sản (Hình 1,5b).
- Hoa lưỡng tính: hoa có cả nhuỵ và nhị cùng phát triển, đều có vai trò trong sinh sản (Hình 1,5c).
Tuy từng loài, trên mỗi cây ăn quả có thể có một hoặc hai hoặc cả ba loại hoa nói trên. Dựa vào đặc điểm của hoa, con người sẽ có biện pháp phù hợp để chọn giống, nhân giống và điều khiển cây ra hoa, đậu quả.

(Trang 8)

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-chung-ve-cay-an-qua-5983-5

a) Hoa đực 

b) Hoa cái

c) Hoa lưỡng tính: Nhị - Nhụy - Đế hoa - Cuống hoa

Hình 1.5. Cơ đồ cấu tạo ba loại hoa của cây ăn quả

4. Quả và hạt

Quả của cây ăn quả có thể là quả mọng (cam, quýt, lê,...), quả hạch (xoài, đào, mận,...). Chúng rất đa dạng về kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi vị, độ cứng,... Số lượng, hình dạng, màu sắc, độ cứng của hạt cũng khác nhau tùy từng loài.

Biết được đặc điểm của quả và hạt sẽ giúp lựa chọn được biện pháp phù hợp đề nâng cao hiệu quả của việc bảo quản, chế biến, vận chuyển, nhân giống,...

III. Yêu cầu ngoại cảnh

1. Nhiệt độ

Cây ăn quả ở nước ta rất đa dạng, có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Vì vậy, yêu cầu nhiệt độ của chúng rất khác nhau. Ngoài ra, ở một số loại cây ăn quả còn có yêu cầu về nhiệt độ khác nhau ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.

Ví dụ: Nhiệt độ thích hợp cho cây chuối là từ 25 °C đến 35 °C; đối với cây cam, cây quýt từ 23 °C đến 29 °C; cây đào cần nhiệt độ thấp từ 7 °C đến 8 °C để ra hoa.

KẾT NỐI NĂNG LỰC

Sử dụng internet, sách, báo,... và kể tên một số loại cây ăn quả ôn đới, cây ăn quả nhiệt đới hoặc cây ăn quả á nhiệt đới đang được trồng phổ biến ở địa phương em.

2. Độ ẩm, lượng mưa

Đa số các loại cây ăn quả đều thích hợp ở độ ẩm không khí khoảng 80% – 90%, lượng mưa hằng năm từ 1000 mm đến 2 000 mm và mưa phân bố đều trong năm.

3. Ánh sáng

Cây ăn quả là cây ưa sáng, vì vậy cần trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, cũng có một số cây chịu được bóng râm (dâu tây, dứa,...).

4. Đất trồng và dinh dưỡng

Đa số cây ăn quả thích hợp với các loại đất có tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng, Ít chua, thoát nước tốt như đất phù sa, đất cát pha, đất đỏ,...

Đa số các cây ăn quả là cây trồng lâu năm. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cành, lá phát triển mạnh; hoa, quả nhiều nên cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali và nguyên tố vi lượng.

(Trang 9)

Phân đạm có tác dụng thúc đẩy các bộ phận của cây sinh trưởng. Do đó, giai đoạn cây ra lộc, ra hoa và đậu quả cần bón nhiều phân đạm hơn so với các giai đoạn khác.

Phân kali có tác dụng xúc tác cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây để tích luỹ vào các cơ quan kinh tế (như quả, hạt...). Do đó, trong giai đoạn cây nuôi qua, cần tăng cường bổ sung phân kali nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất quả.

4. Gió

Gió có tác dụng hỗ trợ quá trình thụ phấn, thụ tinh của nhiều loại cây ăn quả. Tuy nhiên, nếu gió to có thể làm rụng hoa, rụng quả, gãy cành, thậm chí đồ cây. Vì vậy, khi thiết kế vườn cây ăn quả cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn trồng. Đối với các loại cây ăn quả có cành và tán phát triển mạnh (nhãn, vải, chôm chôm,... ) cần cắt tia thường xuyên để tạo độ thông thoáng và khống chế chiều cao của tán cây nhằm hạn chế tác động của gió. 

KẾT NỐI NĂNG LỰC

Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở địa phương em.

IV. Một số ngành nghề liên quan

1. Nhóm ngành chế biến và bảo quản rau, quả (mã nhóm ngành: 1030)

Nhóm ngành này gồm:

- Sản xuất nước ép từ rau, quả (10301): gồm sản xuất nước ép không có đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn; sản xuất nước ép hỗn hợp từ
rau và quả.

- Chế biến và bảo quản rau, quả khác (10309): gồm chế biến thực phẩm chủ yếu là rau, quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh; bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,...; chế biến thức ăn từ rau, quả chế biến mứt rau, quả; chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mút dạng nước (thạch hoa quả); chế biến và bảo quản khoai tây.

2. Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm (0132)

Gồm các hoạt động.

- Sản xuất giống cây lâu năm như giảm cành, tạo chồi, cấy ghép chồi, tạo cây con để nhân giống cây trực tiếp hoặc tạo từ các gốc ghép cành thành các chồi non để cho ra sản phẩm cuối cùng là cây giống.

- Gieo ươm, cấy ghép, cắt cành và giám cảnh các loại cây cảnh.

3. Dịch vụ trồng trọt (1061)

Gồm các hoạt động.

- Phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống sâu, bệnh cho cây trồng, kích thích tăng trưởng, bảo hiểm cây trồng.

(Trang 10)

- Cắt, xén, tỉa cây lâu năm.

- Kiểm tra hạt giống, cây giống; kiểm soát loài sinh vật gây hại trên giống cây trồng.

- Cho thuê máy nông nghiệp có người điều khiển.

- Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ trồng trọt.

V. Đánh giá khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan

Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân sẽ giúp học sinh chọn được một nghề, một ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Theo lí thuyết của Holland, bất kì ai cũng thuộc một trong sáu nhóm sở thích nghề nghiệp đặc trưng sau: Realistic – tạm dịch là thực tế (R); Investigate - tìm tòi (I); Artistic - nghệ thuật (A); Social - xã hội (S); Enterprising - dám làm (E) và cuối cùng là Conventional - quy củ (C). Ứng với mỗi nhóm sẽ có những lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp, trong đó nhóm sở thích nghề nghiệp R phù hợp với lĩnh vực trồng cây ăn quả và một số ngành nghề liên quan.

Để đánh giá khả năng, sở thích của bản thân đối với nghề trồng cây ăn quả và một số ngành nghề liên quan theo lí thuyết của Holland, em hãy thực hiện bài trắc nghiệm sau đây:

Bước 1: Tự cho điểm theo các tiêu chí ở Bảng 1.1 với các mức tương ứng như sau:

- Không đúng với bạn: tương ứng 0 điểm.
- Chỉ đúng trong một vài trường hợp: tương ứng 1 điểm.
- Chỉ một nửa là đúng với bạn: tương ứng 2 điểm.
- Đúng với bạn trong hầu hết mọi trường hợp, chỉ có một vài trường hợp là chưa đúng lắm: tương ứng 3 điểm.
- Hoàn toàn đúng với bạn: tương ứng 4 điểm.

Bảng 1.1. Một số tiêu chí đánh giá

STT Tiêu chí đánh giá Kết quả tự đánh giá
1 Có tính tự lập ?
2 Suy nghĩ thực tế ?
3 Thích nghi với môi trường mới ?
4 Có thể vận hành, điều khiển các máy móc, thiết bị ?
5 Làm các công việc thủ công như gấp giấy, cắt, dán, đan, móc ?
6 Thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ ?
7 Thích làm việc sử dụng tay chân hơn là sử dụng trí óc ?
8 Thích làm những công việc có thể thấy được kết quả ngay ?
9 Thích làm công việc ngoài trời hơn là trong phòng học, văn phòng ?

(Nguồn: huongnghieppviet.com)

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Giới thiệu chung về cây ăn quả | Công Nghệ 9 (Trồng cây ăn quả) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 9 (Trồng cây ăn quả)

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.