Nội Dung Chính
- I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh
- 1. Đặc điểm thực vật học
- 2. Yêu cầu ngoại cảnh
- II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc
- 1. Kĩ thuật trồng
- 2. Kỹ thuật chăm sóc
- III. Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán
- 1. Thời kì kiến thiết cơ bản
- 2. Thời kì kinh doanh
- IV. Kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả
- 1. Điều khiển ra hoa
- 2. Tăng khả năng đậu quả
(Trang 36)
Bài 5: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI
Hình 5.1. Cây xoài
Sau bài học này, em sẽ:
• Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.
• Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây xoài.
Quan sát Hình 5.1 và kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, em hãy nêu đặc điểm hoa của cây xoài.
I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh
1. Đặc điểm thực vật học
Cây xoài (Mangifera indica L.), thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceace), có các đặc điểm thực vật học chính như sau:
a) Bộ rễ
Cây xoài có bộ rễ rất phát triển, mọc sâu và lan rộng nên có khả năng hút nước, chất dinh dưỡng rất mạnh phục vụ cho sinh trưởng và phát triển của cây.
b) Thân, cành
Cây xoài là cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 5 m đến 10 m, đường kinh tán rộng từ 8 m đến 10 m. Một năm xoài có thể ra từ 3 đợt đến 4 đợt lộc nên bộ tán phát triển nhanh tạo khả năng quang hợp và tích luỹ vật chất rất lớn.
c) Lá
Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to (Hình 5.2a).
d) Hoa
Hoa xoài nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành (Hình 5.2b). Chùm hoa dài khoảng 20 – 30 cm, có khoảng 200 – 400 hoa/chùm. Có hai loại hoa là hoa đực và hoa lưỡng tỉnh. Hoa lưỡng tính có tuyến mật nên có khả năng thu hút côn trùng, tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn.
e) Quả
Quả xoài chín thường có màu vàng hoặc tím (Hình 5.2c); thịt quả vàng, ngọt, có mùi thơm hấp dẫn. Mỗi quả có một hạt khá to. Khối lượng quả tuỳ theo giống, có quả nặng trên 1 kg.
(Trang 37)
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 5.2 và nêu một số đặc điểm thực vật học của cây xoài.
Hình 5.2. Một số bộ phận của cây xoài
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Mô tả đặc điểm thực vật học của một số giống xoài đang được trồng phổ biến ở gia đình, địa
phương em hoặc em biết.
2. Yêu cầu ngoại cảnh
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cây xoài sinh trưởng, phát triển là từ 24 °C đến 27 °C. Tuy nhiên, xoài là giống cây nhiệt đới nên có thể chịu được mức nhiệt độ cao lên đến khoảng 40 °C – 45 °C tuỳ giống. Thời gian lạnh kéo dài sẽ làm cây bị ảnh hưởng như rụng lá, rụng hoa, ảnh hưởng đến sự phát triển của quả.
b) Lượng mưa và độ ẩm
Cây xoài thích hợp trong điều kiện lượng mưa trung bình khoảng 1000 – 1200 mm/năm, độ ẩm không khí từ 55% đến 70%. Ở những vùng có đủ nước tưới, quả có phẩm chất ngon hơn và năng suất cũng cao hơn.
c) Ánh sáng
Cây xoài thuộc loài cây ưa sáng, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng trực xạ. Những cành bên ngoài nhận được ánh sáng đầy đủ sẽ ra hoa nhiều, quả có màu sắc đẹp hơn, chất lượng tốt hơn.
d) Đất trồng
Cây xoài có khả năng thích nghi với nhiều loại đất, trong đó thích hợp nhất là đất phù sa hoặc đất thịt pha cát, thoát nước tốt, độ pH từ 5,5 đến 7,0.
e) Gió
Gió là nguyên nhân gây nên rụng hoa, rụng quả, vì vậy khi quy hoạch vườn trồng xoài nên lưu ý không trống ở những nơi thường có gió lớn. Nơi chịu ảnh hưởng của gió lớn theo mùa thì phải bố trí hệ thống cây chắn gió hợp lí.
(Trang 38)
II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc
1. Kĩ thuật trồng
a) Thời vụ
Thời vụ trồng thích hợp là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10).
b) Khoảng cách
Khoảng cách trồng trung bình là 3 m × 4 m; 5 m × 5 m; 6 m × 6 m; 7 m x 7 m hoặc 8 m × 8 m tuỳ theo từng giống và kĩ thuật thâm canh.
c) Chuẩn bị hố trồng
Đào hố bằng dụng cụ thích hợp (xẻng, thuởng, cuốc,...). Hố trồng xoài có đường kinh từ 80 cm đến 90 cm, sâu khoảng 40 – 50 cm. Lượng phân bón lót cho mỗi hỗ từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ và 1 kg phân lân. Trộn đều phần đất đã đào với toàn bộ lượng phân bón lót, sau đó lấp trở lại hỗ trồng. Cần lưu ý những vùng đất trũng thấp như Đồng bằng sông Cửu Long phải đào mương lên liếp hoặc đắp ụ cao, tránh ngập úng làm hỏng rễ xoài.
d) Trồng cây
Tạo một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 cm đến 3 cm, dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Cắm cọc chống và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay. Dùng đất mặt vun vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo, gờ xung quanh cao hơn từ 20 cm đến 25 cm so với mặt vườn. Phủ gốc bằng xác thực vật khô, tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
Một số giống xoài được trồng phổ biến ở Việt Nam
Hiện nay, một số giống xoài đang được trồng phổ biến ở nước ta như như xoài Cát Chu, xoài Cát Hoà Lộc, xoài Đài Loan, xoài Châu Hạng Võ (hay còn gọi là xoài Châu Nghệ), xoài Xiêm núm, xoài Úc, một số giống xoài địa phương và nhập nội khác. Nhiều nơi đã hình thành những vùng trồng tập trung như xoài Cát Chu (Đồng Tháp), xoài Cát Hoà Lộc (Tiền Giang), xoài Xiêm Núm (Vĩnh Long), xoài Úc (Khánh Hòa), xoài Đài Loan (An Giang),...
(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn kĩ thuật canh tác cây xoài thích ứng với biến đổi khi hậu – NXB Nông nghiệp, năm 2021)
2. Kỹ thuật chăm sóc
a) Làm cỏ, vun xới
Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 lần đến 3 lần/năm để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn nấp của sâu, bệnh và làm cho đất tơi xốp.
b) Bón phân thúc
* Lượng bón
Lượng phân bón thúc hằng năm cho cây xoài tiến hành theo Bảng 5.1.
(Trang 39)
Bảng 5.1. Lượng phân bón thúc hằng năm cho cây xoài
Thời kì | Lượng phân bón (kg/cây/năm) | |||
Phân hữu cơ | Phân đạm | Phân lân | Phân kali | |
Thời kì kiến thiết cơ bản | 15,0-30,0 | 0,3-1,0 | 0,5-1,8 | 0,3-0,6 |
Thời kì kinh doanh | 50,0-70,0 | 1,3-3,5 | 2,0-5,5 | 0,8-2.0 |
(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn kĩ thuật canh tác cây xoài thích ứng với biến đổi khí hậu – NXB Nông nghiệp, năm 2021)
* Thời điểm và mục đích bón phân
- Thời kì kiến thiết cơ bản: Bón 4 đến 5 lần/năm vào giai đoạn xoài ra lộc mới (tháng 2 đến tháng 10).
- Thời kì kinh doanh: Lượng phân bón được chia làm 4 lần (Bảng 5.2).
Bảng 5.2. Bón phân thức cho xoài ở thời kì kinh doanh
Thời điểm bón phân | Lượng và loại phân bón | Mục đích bón phân |
Lần 1 (sau thu hoạch quả) | 75% phân hữu cơ + 60% phân đạm + 50% phân lân + 40% phân kali. | Khôi phục sinh trưởng của cây. |
Lần 2 (khi cây bắt đầu ra hoa) | 50% phân lân + 30% phân kali. | Thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu quả. |
Lần 3 (say đậu quả 3 tuần) | 25% phân hữu cơ + 20% phân đạm + 15% phân kali. | Thúc quả non lớn. |
Lần 4 (sau lần 3 một tháng) | 20% phân đạm + 15% phân kali. | Tăng cường tích lũy vật chất trong quả, nâng cao chất lượng quả. |
* Cách bón
- Bón lần 1 (sau thu hoạch): Kết hợp bón phân vô cơ và toàn bộ lượng phân hữu cơ bằng cách đào rãnh rộng khoảng 20 – 30 cm, sâu khoảng 15 – 20 cm xung quanh theo hình chiếu của tán cây, rải phân hữu cơ xuống trước, sau đó đến phần vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
- Các lần bón sau: Hoà loãng phân vào nước để tưới cho cây hoặc rải đều phân theo hình chiếu tán cây (cách gốc khoảng 50 cm), tưới nước đề phân tan và ngấm vào đất, sau đó tưới giữ ẩm thường xuyên để cây hấp thụ phân bón hiệu quả.
c) Tưới nước
- Thời kì kiến thiết cơ bản: Từ 2 ngày đến 3 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới từ 10 lit đến 30 lít/cây tuỳ theo độ tuổi cây.
- Thời kì kinh doanh: Giai đoạn phân hoá mầm hoa (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau) và giai đoạn quả chuẩn bị thu hoạch cần hạn chế tưới nước; các giai đoạn còn lại (giai đoạn sau thu hoạch, bật các đợt lộc, bật hoa và dưỡng quả) tưới từ 2 ngày đến 3 ngày một lần, mỗi lần tưới từ 40 lít đến 50 lít/cây.
(Trang 40)
Ưu tiên sử dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm để bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
KHÁM PHÁ
Vì sao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần bón phân sau mỗi đợt cây xoài ra lộc mới?
d) Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ
* Một số loại sâu hại
- Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis): Bọ trĩ đẻ trứng trong mô lá non, quả non hoặc trong cành non. Trưởng thành và ấu trùng chích hút, gây hại trên các bộ phận non của cây như chồi non, lá non, hoa và quả non. Cây bị bọ trĩ hại có là bị cong queo, hai mép cúp xuống (Hình 5.3a); chồi non không phát triển được, thui rụng; hoa bị héo và rụng hàng loạt; vỏ quả có màu xám, sần sùi (Hình 5.3b).
a) Lá bị bọ trĩ hại
b) Quả bị bọ trĩ hại
Hình 5.3. Xoài bị bọ trĩ hại
- Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis): Trưởng thành đẻ trứng ở dưới vỏ quả, sau khoảng 2 – 3 ngày trứng nở thành sâu non đục phá thịt quả thành những đường hầm làm cho thịt quả bị thối (Hình 5.4).
a) Trưởng thành
b) Sâu non hại quả
c) Quả bị ruồi đục
Hình 5.4. Ruồi đục quả
(Trang 41)
- Rầy bông (Idioscopus niveosparsus): Trưởng thành và ấu trùng chích hút nhựa của hoa và lá non (Hình 5.5). Hoa bị rầy chích hút sẽ trở nên nâu, khô và sau đó sẽ rụng. Rầy còn tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
- Câu cấu (Hypomeces squamosus) : Là một loài bọ cánh cứng. Chúng ăn lá non làm khuyết lá, cắn đứt chồi non. Nếu mật độ cao, chúng sẽ ăn làm cho lá xơ xác (Hình 5,6).
Hình 5.5. Rầy bông hại xoài
Hình 5.6. Câu cấu hại xoài
- Sâu đục thân (Plocaederus ruficornis): Trưởng thành đẻ trứng ở những vết thương trên thân và cành cây. Trứng nở thành sâu non ăn phần vỏ rồi đục vào trong thân, cành, làm cho thân, cành sinh trưởng kém hoặc có thể bị gãy hoặc làm chết cây (Hình 5.7).
Hình 5.7. Cây xoài bị sâu đục thân gây hại
*Biện pháp phòng, trừ
- Chăm sóc, bón phân cân đối, tạo điều kiện cho cây ra lộc, ra hoa tập trung.
- Sau thu hoạch tiến hành tỉa cành để hạn chế sự phát triển của sâu hại.
- Cắt bỏ, thu gom các bộ phận bị hại của cây đem tiêu huỷ.
- Phát hiện, tiêu diệt trưởng thành hay sâu non bằng biện pháp thủ công như bắt bằng tay, dùng bẫy đèn, bẫy dinh, dùng dây thép luồn vào lỗ sâu đục,...
(Trang 42)
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng để phòng, trừ.
* Một số bệnh hại
- Bệnh thán thư: Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, thường xuất hiện và gây bệnh nặng trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh gây hại trên lá, hoa, quả, gây ra những đốm đen, có thể làm rụng hoa, quả non (Hình 5.8).
Hình 5.8. Bệnh thán thư gây hại trên lá (a); hoa (b) và quả xoài (c)
- Bệnh phấn trắng: Bệnh do nấm Oidium mangiferae gây ra. Khi bệnh xuất hiện, các sợi nấm màu trắng tạo thành từng đám trông như bụi phấn (Hình 5.9a). Bệnh chủ yếu gây hại trên hoa và gây ra hiện tượng rụng hoa, quả non.
- Bệnh xì mủ: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra. Bệnh thường gây hại trên lá, quả. Vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương cơ giới tạo ra các vết đen có quầng vàng trên lá (Hình 5.9b), vết đen và xì mủ trên quả (Hình 5.9c). Bệnh nặng có thể làm lá bị khô và rụng.
Hình 5.9. Bệnh phần trắng (a) và bệnh xì mủ vi khuẩn (b, c) trên xoài
* Biện pháp phòng, trừ
- Cắt tỉa cho cây thông thoáng, loại bỏ, thu gom và đem tiêu huỷ các bộ phận của cây bị bệnh nặng.
- Bón phân hữu cơ kết hợp bổ sung nấm đối kháng Trichoderma vào đất xung quanh gốc cây.
(Trang 43)
- Bao quả bằng túi bao chuyên dụng để ngăn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc gốc đồng hoặc các loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng để phòng, trừ.
III. Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán
1. Thời kì kiến thiết cơ bản
Khi cây có chiều cao từ 1,0 m đến 1,2 m tiến hành bấm ngọn, để lại độ cao của thân chính từ 0,6 m đến 0,8 m. Khi các chồi mọc ra, chọn giữ lại từ 2 đến 3 chỗi khoẻ, phân bố đều ra các hướng làm cảnh cấp 1. Khi cành cấp 1 dài khoảng 1,0 – 1,2 m, tiếp tục cắt để tạo cành cấp 2 và làm tương tự để tạo cảnh cấp 3.
2. Thời kì kinh doanh
Cây xoài có khả năng sinh trưởng rất khoẻ, vì vậy hằng năm cần tỉa thưa và cắt ngắn đầu cành để khống chế tán cây. Ngoài ra, cần cắt bỏ những cành bị sâu, bệnh, cành bị che khuất bên trong tán.
IV. Kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả
1. Điều khiển ra hoa
Kích thích tạo mầm hoa. Sau thu hoạch khoảng 45 ngày, sử dụng Paclobutrazol 10% với liều lượng từ 10 g đến 20 g/m đường kính tán, pha với khoảng 20 – 30 lit nước, tưới đều xung quanh tán cây.
Kích thích ra hoa: Sau khi xử lí Paclobutrazol từ 40 ngày đến 60 ngày, tiến hành phun 3% (lần 1), sau đó 7 ngày phun 1,5% (lần 2). Phun ướt đều trên hai mặt lá.
2. Tăng khả năng đậu quả
Sử dụng
LUYỆN TẬP
1. Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.
2. Trình bày kĩ thuật trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây xoài.
VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức để thực hiện việc trồng và chăm sóc cây xoài ở địa phương em.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn