Bài 2: Nhân giống vô tính cây ăn quả | Công Nghệ 9 (Trồng cây ăn quả) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Nhân giống vô tính cây ăn quả


(Trang 12)

Bài 2: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ĂN QUẢ

hinh-anh-bai-2-nhan-giong-vo-tinh-cay-an-qua-5995-0

Hình 2.1. Cây ăn quả được nhân giống bằng phương pháp ghép

Sau bài học này, em sẽ:

  • Thực hiện được kĩ thuật nhân giống vô tính một số loại cây ăn quả phổ biến.
  • Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

Cây mít thường được nhân giống bằng phương pháp ghép (Hình 2.1). Em hãy kể tên một số loại cây ăn quả được nhân giống bằng phương pháp này.

I. Một số phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả

1. Giâm cành

- Khái niệm: Giâm cành là phương pháp tạo cây con từ đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời khỏi cây mẹ. Phương pháp này có thể được áp dụng cho một số loại cây ăn quả như cam, quýt, hồng, mận,...
- Thời vụ: Thời vụ giảm thích hợp từ tháng 2 đến tháng 4 (vụ xuân) và từ tháng 8 đến tháng 10 (vụ thu) ở các tỉnh phía Bắc; đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 5) ở các tỉnh phía Nam.
- Ưu và nhược điểm: Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, hệ số nhân giống tương đối cao. Tuy nhiên, cây được nhân giống bằng phương pháp này có nhược điểm là bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ.

KHÁM PHÁ

Kể thêm một số loại cây ăn quả được nhân giống bằng phương pháp giâm cành mà em biết.

2. Chiết cành

- Khái niệm: Chiết cành là phương pháp nhân giống bằng cách kích thích cho cành ra rễ trên cây mẹ, sau đó tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.
- Thời vụ: Thời vụ chiết thích hợp từ tháng 2 đến tháng 4 (vụ xuân) và từ tháng 8 đến tháng 9 (vụ thu) đối với các tỉnh phía Bắc; đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 5) đối với các tỉnh phía Nam.
- Ưu và nhược điểm: Phương pháp này có ưu điểm là cây con khỏe mạnh, nhanh cho quả. Tuy nhiên, cây được nhân giống bằng phương pháp này có nhược điểm

(Trang 13)

là bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ, hệ số nhân giống thấp.
KHÁM PHÁ
Mô tả các bước chiết cành một loại cây ăn quả đang được áp dụng ở gia đình, địa phương em.

3. Ghép

- Khái niệm: Ghép là phương pháp dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép) để tạo nên một cây mới.
- Thời vụ: Thời vụ ghép thích hợp từ tháng 1 đến tháng 4 (vụ xuân) và từ tháng 8 đến tháng 9 (vụ thu).
- Ưu và nhược điểm: Phương pháp này có ưu điểm là cây ghép có khả năng thích ứng cao, có bộ rễ khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kĩ thuật cao.

Ngoài các phương pháp giâm cành, chiết cành và ghép, một số loại cây ăn quả còn được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Đây là một phương pháp nhân giống hiện đại, có nhiều ưu điểm như chỉ cần một số lượng nhỏ nguồn vật liệu làm giống ban đầu, có thể nhanh chóng tạo ra một lượng lớn cây giống trong một thời gian ngắn; cây giống đồng đều, sạch bệnh, giữ được các đặc tính di truyền của cây mẹ, có thể thực hiện nhân giống quanh năm phục vụ nhu cầu sản xuất. Hiện nay, phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào đã được áp dụng trên một số loại cây ăn quả như cây chuối, cây dứa, cây nho,... mang lại hiệu quả cao.

II. Nhân giống cây ăn quả

THỰC HÀNH

1. Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành

a) Chuẩn bị
* Vật liệu
- Mẫu thực vật. Cành bánh tẻ của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương như ổi, chanh, quýt, táo, lê, nho, mận,...
- Giá thể: Giá thể giâm cành phải tơi xốp, không mang mầm bệnh, thông thoáng, thoát nước tốt; có thể sử dụng giá thể là cát sạch, đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc các giá thể hỗn hợp (phối trộn đất, xơ dừa, trấu hun,... với tỉ lệ thích hợp).
- Vật liệu khác: Thuốc kích thích ra rễ, nước sạch.
* Dụng cụ
Dao, kéo, bình tưới nước có vòi sen, lọ thuỷ tinh, túi bầu (kích thước tuỳ từng loại cây),...

(Trang 14)

b) Các bước tiến hành

hinh-anh-bai-2-nhan-giong-vo-tinh-cay-an-qua-5995-1

Bước 1: Chọn cành giâm

Chọn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ mắt, cành khoẻ mạnh, không bị sâu, bệnh.

Bước 2: Cắt cành giâm

Cắt vát cành giảm thành từng đoạn khoảng 5 – 10 cm, có từ 2 lá đến 4 lá. Bỏ đoạn ngọn cành và gốc cành sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá.

Bước 3: Xử lí cành giảm

Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, sầu từ 1 cm đến 2 cm, trong khoảng 5 – 10 giây (hoặc thực hiện theo hướng dẫn).

Bước 4: Cắm cành giâm

Cắm cành giâm hơi chếch, sâu từ 3 cm đến 5 cm, khoảng cách 5 cm × 5 cm hoặc 10 cm x 10 cm. Nếu giảm vào túi bầu thì mỗi túi bầu cắm một cành, xếp các túi bầu sát nhau để thuận lợi cho việc chăm sóc.

Bước 5: Chăm sóc cành giâm

Tuổi nước giữ ẩm. Sau từ 10 ngày đến 15 ngày, kiểm tra thấy cành giâm ra rễ nhiều, dài và chuyển màu trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm.

c) Thực hiện

Thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm giảm từ 10 cành đến 15 cành/loại cây (có thể giảm một hoặc nhiều loại cây) theo các bước ở mục b.

Cần chú ý đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.

d) Đánh giá

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và đánh giá kết quả của nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể đánh giá theo các tiêu chí gợi ý sau:
- Chuẩn bị. Đầy đủ về chủng loại, số lượng của vật liệu và dụng cụ.
- Quy trình thực hành: Tuân thủ các bước, thao tác thành thạo, đúng kĩ thuật
- Sản phẩm: Cành giâm đủ số lượng và đảm bảo chất lượng (khoảng cách, độ nghiêng, độ chắc chắn, số lá, tỉ lệ cành sống, tỉ lệ cành ra rễ,...).

(Trang 15)

- An toàn lao động: Sử dụng dụng cụ đúng chức năng và đúng cách, không xảy ra mất an toàn trong quá trình thực hành, cất giữ dụng cụ đúng quy định.
- Vệ sinh môi trường: Tuân thủ nội quy thực hành; không làm vương vãi trong quá trình thực hành; dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ sau thực hành.

2. Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành

a) Chuẩn bị
* Vật liệu
- Mẫu thực vật. Một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương như bưởi, cam, chanh, vải, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, xoài,...
- Giá thể: Giá thể bó bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để thuận lợi cho cành chiết ra rễ. Để có giá thể bó bầu tốt, có thể dùng đất vườn, đất phù sa, đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn với mùn hữu cơ (phân chuồng hoai mục, rễ bèo tây, phân hữu cơ,...) theo tỉ lệ 2 phần đất + 1 phần mùn hữu cơ. Sau đó, trộn đều và bổ sung nước sao cho giá thể bó bầu có độ ẩm từ 70% đến 80%.

- Vật liệu khác: Túi nylon, dây nylon; thuốc kích thích ra rễ.
* Dụng cụ
Dao, kéo chiết cành.

b) Các bước tiến hành

hinh-anh-bai-2-nhan-giong-vo-tinh-cay-an-qua-5995-2

Bước 1: Chọn cành chiết

Chọn cảnh có đường kính khoảng 1 – 2 cm, ở giữa tầng tán và vươn ra ánh sáng, lồng ngắn, cành mập (Hình 2.2a).

Bước 2: Khoanh vỏ

Dùng dao khoanh vỏ cành chiết ở vị trí cách chạc cành khoảng vị trí cách 10 – 15 cm, độ dài phần khoanh từ 3 cm đến 5 cm. Bóc hết lớp vỏ, cạo sạch phần vỏ sát phần gỗ. Để từ 2 đến 3 ngày cho khô vết khoanh (Hình 2.2b).

Bước 3: Bó bầu

Bôi thuốc kích thích ra rễ vào phần trên của vết cắt khoanh vỏ hoặc trộn cùng với giá thể bó bầu. Bó giá thể vào phần đã khoanh vỏ, bọc túi nylon ra ngoài và dùng dây nylon buộc chặt hai đầu (Hình 2.2c).

Bước 4: Cắt và giảm cành chiết

Khi nhìn qua túi nylon thấy rễ xuất hiện ở ngoài bầu có màu vàng ngà (khoảng 30 – 60 ngày sau khi bó bầu) thì cắt cành chiết ra khỏi cây, bóc túi nylon bó bầu rồi đem giâm trong nhà có mái che.

(Trang 16)

hinh-anh-bai-2-nhan-giong-vo-tinh-cay-an-qua-5995-3

Hình 2.2. Các bước chiết cành

c) Thực hiện

Thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm chiết từ 2 cành đến 3 cành/loại cây theo các bước ở mục b.
Cần chú ý đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.

d) Đánh giá

Tham khảo cách đánh giá ở mục “1. Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành”. Riêng tiêu chí sản phẩm đánh giá số lượng và chất lượng cành chiết (vị trí, kích thước cành chiết phù hợp, kích thước bầu phù hợp, nút buộc chắc chắn).

3. Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép

Có nhiều phương pháp ghép như ghép mắt (gồm ghép mắt chữ T, ghép mắt của sổ, ghép mắt nhỏ có gỗ), ghép cành, ghép đoạn cành, ghép chồi,... Dưới đây là phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ.
a) Chuẩn bị
* Vật liệu
- Mẫu thực vật: Cây làm gốc ghép (Hình 2.3a), cành để lấy mắt ghép (Hình 2.3b) của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương như cam, bưởi, vải, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, xoài,... Chọn cành bánh tẻ, sinh trưởng tốt, không bị sâu, bệnh để lấy mắt ghép. Cây làm gốc ghép và cây để lấy mắt ghép phải cùng họ với nhau. Mắt ghép phải được lấy từ cây đầu dòng, lấy ở cành đã thành thục, có mắt ngủ nổi rõ.

- Vật liệu khác: Dây buộc bằng chất liệu tự huỷ hoặc dây nylon.
* Dụng cụ
Dao ghép, kéo cắt cành (Hình 2.3c)

(Trang 17)

hinh-anh-bai-2-nhan-giong-vo-tinh-cay-an-qua-5995-4

Hình 2.3. Vật liệu, dụng cụ

b) Các bước tiến hành

hinh-anh-bai-2-nhan-giong-vo-tinh-cay-an-qua-5995-5

Bước 1: Lấy mắt ghép
Trên cành lấy mắt ghép, dùng dao cắt lấy một miếng vỏ dài khoảng 1,5 – 2,0 cm, có chứa mầm ngủ và một ít gỗ (Hình 2.4a).

Bước 2:  Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép

Chọn chỗ thân tương đối thẳng, cách mặt bầu cây gốc ghép khoảng 15 – 20 cm. Dùng dao cắt một miếng vỏ trên gốc ghép (như lấy mắt ghép) để tạo miệng ghép. Miếng vỏ này lớn hơn một ít so với mắt ghép (Hình 2.4b).

Bước 3: Ghép mắt

Đặt mắt ghép áp vào miệng ghép đã mở trên gốc ghép (Hình 2.4c) rồi dùng dây buộc quấn kín và ép chặt mắt ghép vào gốc ghép.

Bước 4: Chăm sóc cây ghép

Sau khi ghép khoảng 15 – 20 ngày, dùng kéo cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép ở phía trên mắt ghép khoảng 1,5 – 2,0 cm (Hình 2.4d), tháo bỏ dây buộc. Thường xuyên cắt bỏ các mầm không phải là mầm ghép. Khi mắt ghép bắt đầu bật mầm (Hình 2.4e), tưới phân NPK bổ sung để thúc mầm ghép sinh trưởng.

(Trang 18)

hinh-anh-bai-2-nhan-giong-vo-tinh-cay-an-qua-5995-6

Hình 2.4. Các bước ghép mắt nhỏ có gỗ

c) Thực hiện

Thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm ghép từ 5 cành đến 10 mắt (có thể ghép một hoặc nhiều loại cây) theo các bước ở mục b.
Cần chú ý đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.

d) Đánh giá

Tham khảo cách đánh giá ở mục “1. Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành". Riêng tiêu chí sản phẩm đánh giá số lượng gốc ghép hoàn thành, đường kính gốc ghép, vị trí ghép, kích thước mắt ghép,...).

VẬN DỤNG

Thực hiện nhân giống vô tính một loại cây ăn quả phù hợp với thực tiễn của địa phương em.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Nhân giống vô tính cây ăn quả | Công Nghệ 9 (Trồng cây ăn quả) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.