LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 7 - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Biết cách kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.


I – TỪ SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT ĐẾN ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

Cho các sự việc và nhân vật sau:

a) Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.

b) Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại.

c) Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.

Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Có thể theo các bước sau đây.

– Bước 1: Lựa chọn sự việc chính. (Một trong ba sự việc trên.)

– Bước 2: Lựa chọn ngôi kể. (Người kể ở ngôi thứ mấy, xưng là gì?)

– Bước 3: Xác định thứ tự kể. (Câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào và kết thúc ra sao?)

– Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết. (Ví dụ: ở trường hợp (a): Lọ hoa đẹp như thế nào (miêu tả)? Khi làm vỡ, thái độ, tâm trạng của em ra sao (biểu cảm, suy nghĩ)?,... Trường hợp (b): Đó là một bà cụ như thế nào? Cụ lúng túng, sợ sệt khi qua đường ra sao (miêu tả)? Tình cảm và thái độ của em khi thấy cụ già như thế (biểu cảm)... Trường hợp (c): Đó là một món quà như thế nào (miêu tả)? Cảm xúc của em như thế nào (biểu cảm)?…)

– Bước 5: Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.

II – LUYỆN TẬP

1. Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết.

Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

2. Tìm trong trong ngắn Lão Hạc của Nam Cao đoạn văn kể lại giây phút trên. Sau đó, so sánh với đoạn văn của mình vừa viết để rút ra nhận xét:

– Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào?

– Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?

– Đoạn văn của em đã kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa?

ĐỌC THÊM

1. Dế Mèn kể về giây phút cuối cùng của Dế Choắt (cái chết của Dế Choắt do Dế Mèn gây ra):

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí,

trong Ngữ Văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

2. Người anh kể về giây phút khi thấy mình được em gái vẽ trong tranh (người anh vốn hay ghen tị với em gái mình):

Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và long nhân hậu của em con đấy”.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi,

trong Ngữ Văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

Tin tức mới


Đánh giá

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 7 - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 8 - Tập 1

  1. Bài 1
  2. Bài 2
  3. Bài 3
  4. Bài 4
  5. Bài 5
  6. Bài 6
  7. Bài 7
  8. Bài 8
  9. Bài 9
  10. Bài 10
  11. Bài 11
  12. Bài 12
  13. Bài 13
  14. Bài 14
  15. Bài 15
  16. Bài 16
  17. Bài 17

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.