Nghị Luận Về Một Tác Phẩm, Một Đoạn Trích Văn Xuôi | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | Tuần 21 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 12 - Tập 2 - Tuần 21


1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài

Đề 1. Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.

Đề 2. Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

Gợi ý thảo luận

Đề 1

a) Tìm hiểu đề

Khi nói phân tích một truyện ngắn là nói đến thao tác chính (chứ không phải là thao tác duy nhất) cần vận dụng. Viết văn nghị luận nhiều khi phải dùng phối hợp các thao tác như phân tích, bình luận, giải thích, chứng minh,...

Muốn phân tích, phải đọc toàn bộ truyện, rồi tách ra từng phương diện để khảo sát, nhận xét ; sau đó chọn ba, bốn phương diện đặc sắc và tiêu biểu nhất để trình bày.

b) Lập dàn ý

Mở bài : Giới thiệu ngắn gọn truyện ngắn Tinh thần thể dục.

Thân bài :

– Đặc sắc của kết cấu truyện.

– Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện.

– Đặc điểm ngôn ngữ của truyện (ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ các nhân vật).

– Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện.

Kết bài : Đánh giá chung về truyện ngắn Tinh thần thể dục (có thể nêu những đóng góp của truyện ngắn đối với dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng và văn học Việt Nam nói chung).

Đề 2

a) Tìm hiểu đề

– Có sự khác nhau về từ ngữ được sử dụng trong hai văn bản không ? Những loại từ ngữ nào xuất hiện nhiều trong văn bản Chữ người tử tù ? Những loại từ ngữ nào xuất hiện nhiều trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia ? (Nêu dẫn chứng cụ thể.) Vì sao có những sự khác nhau đó ? Theo anh (chị), nguyên nhân nào là chủ yếu ?

– Có sự khác nhau về giọng văn trong hai văn bản không ? Sự khác nhau đó là gì ?

b) Lập dàn ý

Mở bài : Văn học cần sự phong phú và đa dạng để tái hiện muôn mặt khác nhau của đời sống. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ và giọng văn cũng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng đó.

Thân bài : Có thể viết theo trình tự :

– Sự khác nhau về từ ngữ được sử dụng trong hai văn bản (nêu dẫn chứng để chứng minh).

– Sự khác nhau về giọng văn trong hai văn bản (nêu dẫn chứng để chứng minh).

– Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

Kết bài : Đánh giá chung sự khác nhau về từ ngữ, giọng văn trong hai văn bản.

2. Từ các đề bài và gợi ý thảo luận ở trên, anh (chị) hãy nêu đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

GHI NHỚ

• Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng : có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.

• Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi thường có các nội dung :

– Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.

– Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.

– Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.

LUYỆN TẬP

Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc.

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Nghị Luận Về Một Tác Phẩm, Một Đoạn Trích Văn Xuôi | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | Tuần 21 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

  1. Tuần 19
  2. Tuần 20
  3. Tuần 21
  4. Tuần 22
  5. Tuần 23
  6. Tuần 24
  7. Tuần 25
  8. Tuần 26
  9. Tuần 27
  10. Tuần 28
  11. Tuần 29
  12. Tuần 30
  13. Tuần 31
  14. Tuần 32
  15. Tuần 33
  16. Tuần 34
  17. Tuần 35

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.