Tổng Kết Phần Tiếng Việt: Lịch Sử, Đặc Điểm Loại Hình Và Các Phong Cách Ngôn Ngữ | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | Tuần 33 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 12 - Tập 2 - Tuần 33

Nội Dung Chính


1. Kẻ bảng sau vào vở rồi điền những nội dung cần thiết về tiếng Việt vào các mục trong bảng.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập

a) Về nguồn gốc, tiếng Việt thuộc :

– Họ :

– Dòng :

– Nhánh :

b) Các thời kì trong lịch sử :

– ...

– ...

– ...

– ...

– ...

a) ...

 

 

 

 

b) ...

 

 

 

c) ...

 

2. Kẻ bảng sau vào vở rồi điền tên các phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách (theo mẫu ở cột thứ ba trong bảng) :

  PCNN
...
PCNN nghệ thuật PCNN
...
PCNN
...
PCNN
...
PCNN
...
Thể loại văn bản tiêu biểu  

– Ca dao, vè, thơ,...

– Truyện, tiểu thuyết, kí,...

– Kịch bản

       

3. Kẻ bảng sau vào vở rồi điền tên các phong cách ngôn ngữ và các đặc trưng cơ bản của từng phong cách (theo mẫu ở cột thứ ba trong bảng):

  PCNN
...
PCNN nghệ thuật PCNN
...
PCNN
...
PCNN
...
PCNN
...
Các đặc trưng cơ bản  

– Tính hình tượng

– Tính truyền cảm

– Tính cá thể hóa

       

4. So sánh hai đoạn văn bản sau đây, xác định phong cách ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ của hai đoạn văn bản.

a) Mặt trăng : Vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời và chiếu sáng Trái Đất về ban đêm, có hình dạng nhìn thấy thay đổi dần từng ngày từ khuyết đến tròn và ngược lại.

(Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt,
NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2005)

b) Giăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng toả mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn.

(Nam Cao, Giăng sáng, trong Tuyển tập Nam Cao,
tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

5. Đọc văn bản (lược trích) sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Số : 2795/QĐ-UB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 1992

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BẢO HIỂM Y TẾ HÀ NỘI

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

– Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;

– Căn cứ Nghị định 299/HĐBT ngày 15 – 8 – 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế ;

– Xét đề nghị của các đồng chí Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH

I. Thành lập Bảo hiểm y tế (BHYT) Hà Nội. BHYT Hà Nội chịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của BHYT Việt Nam (Bộ Y tế).

Địa điểm đặt tại số 18 phố Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

BHYT Hà Nội có nhiệm vụ :

1. Tổ chức thực hiện BHYT tại Hà Nội theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15 – 8 – 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ BHYT (trừ các đối tượng là cán bộ công nhân viên đang công tác tại các cơ quan Trung ương).

2. Tuyên truyền và giải thích về lợi ích của BHYT cho nhân dân, hướng dẫn việc thực hiện BHYT cho các quận, huyện ; các sở, ban, ngành ; các đơn vị làm bảo hiểm.

3. Phối hợp với các phòng, ban chức năng của Sở, các bệnh viện để tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh được BHYT, đồng thời hướng dẫn hoặc kí kết hợp đồng dịch vụ y tế cho các nhu cầu BHYT.

II. Tổ chức của BHYT Hà Nội : có 1 Giám đốc, 1 – 2 Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng.

III. Tại mỗi huyện tổ chức một chi nhánh BHYT huyện trực thuộc BHYT Hà Nội.

IV. [...]

V. [...]

VI. Các đồng chí Chánh văn phòng UBND thành phố ; Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố ; Chủ tịch UBND các quận, huyện ; Giám đốc các sở, các đơn vị có liên quan và Giám đốc BHYT Hà Nội thi hành quyết định này.

                                                    TM. UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
                                                                  KT. CHỦ TỊCH
Nơi nhận :                                                PHÓ CHỦ TỊCH
[...]                                                                  (Đã kí)

Yêu cầu :

a) Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

b) Phân tích đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu của văn bản.

c) Giả định rằng văn bản trên vừa mới được kí và ban hành một vài giờ trước, anh (chị) hãy đóng vai một phóng viên báo hằng ngày viết một tin ngắn theo phong cách ngôn ngữ báo chí (thể loại bản tin) để đưa tin về sự kiện ban hành văn bản.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Tổng Kết Phần Tiếng Việt: Lịch Sử, Đặc Điểm Loại Hình Và Các Phong Cách Ngôn Ngữ | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | Tuần 33 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

  1. Tuần 19
  2. Tuần 20
  3. Tuần 21
  4. Tuần 22
  5. Tuần 23
  6. Tuần 24
  7. Tuần 25
  8. Tuần 26
  9. Tuần 27
  10. Tuần 28
  11. Tuần 29
  12. Tuần 30
  13. Tuần 31
  14. Tuần 32
  15. Tuần 33
  16. Tuần 34
  17. Tuần 35

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.