VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 15 - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh ngục tù khốc liệt của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.


VĂN BẢN

Vẫn là hào kiệt(1), vẫn phong lưu(2),

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Đã khách không nhà trong bốn biển(3),

Lại người có tội giữa năm châu(4).

Bủa(5) tay ôm chặt bồ kinh tế(6),

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

(Phan Bội Châu(*), trong Thơ văn yêu nước và cách mạng

đầu thế kỉ XX, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)

Chú thích:

(*) Phan Bội Châu (1867 -1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 33 tuổi, Phan Bội Châu đỗ Giải nguyên (đỗ đầu kì thi Hương). Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX, từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Phan Bội Châu cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Tác phẩm của ông bao gồm rất nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường: Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), văn tế Phan Châu Trinh (chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán),…

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư (Thư viết trong ngục) viết bằng chữ Hán, sáng tác vào đầu năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam. Ngục trung thư có thể xem là tập tự truyện đầu tiên của Phan Bội Châu, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh. Phan Bội Châu làm bài thơ này bộc lộ cảm xúc của mình trong những ngày đầu mới vào ngục. Nhan đề bài thơ là do những NBS sách về sau đặt.

(1) Hào kiệt: người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường.

(2) Phong lưu: có dáng vẻ lịch sự, trang nhã; còn có nghĩa là mức sống khá giả. Ở đây chỉ vẻ ung dung, đường hoàng.

(3) Ý nghĩa muốn nói về cuộc đời hoạt động cách mạng xa quê hương đất nước của Phan Bội Châu.

(4) Vì hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu đã bị trục xuất khỏi Nhật Bản, đang sống không hợp pháp ở Trung Quốc, lại đã bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt cho nên dường như đi đến đâu ông cũng bị truy đuổi như một tội phạm.

(5) Bủa tay: mở rộng vòng tay để ôm lấy (có bản chép là dang tay, nghĩa cũng gần như vậy).

(6) Kinh tế: nói tắt của kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời (không phải là kinh tế theo nghĩa hiện nay). Cả câu ý nói con người này vẫn ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời.

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Phân tích cặp câu 1 – 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục (chú ý các từ hào kiệt, phong lưu và quan niệm chạy mỏi chân thì hãy ở tù).

2. Đọc lại cặp câu 3 – 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5 – 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt này?

4. Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

Ghi nhớ

Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh ngục tù khốc liệt của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.

LUYỆN TẬP

Ôn lại những kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

ĐỌC THÊM

Tôi biết sớm chiều gì đây, đầu tôi cũng lìa khỏi cổ, nhưng tôi vẫn lấy làm vui vẻ. Than ôi! Bao nhiêu năm bôn tẩu, mưu'tính trăm việc mà không nên một việc gì, nghĩ mình tội nặng lỗi nhiều, có vui gì sông nữa mà ham.

Song trước khi chết, không lẽ không thốt ra một vài tiếng kêu đau thương sau chót. Ai biết lòng ta chăng? Ai bảo ta có tội chăng? Còn một giây phút, trước khi ta phải chôn mình dưới đâ't, ta cũng muôn cạn lời ta nói. Chiếc bóng bơ vơ trời biên, ngọn đèn leo lét gió mưa, ta thâm giọt lệ còn lưu lại mâ'y chục năm nay, gom góp lịch sử một đời ta, hoà với máu mà viết ra tập sách này. Hỡi ba ngàn muôn đồng bào chí ái chí thân, dầu ai biết lòng ta chăng? Dầu ai buộc tội ta chăng? Khi đọc tập sách này, sẽ thây giọt máu hầu khô mà vẫn còn đầm đìa ở trên mặt tờ giấy vậy.

(Phan Bội Châu, Ngục trung thu, trong Văn thơ Phan Bội Châu chọn lọc,

NXB Văn học, Hà Nội, 1967)

Tin tức mới


Đánh giá

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC | Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Bài 15 - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 8 - Tập 1

  1. Bài 1
  2. Bài 2
  3. Bài 3
  4. Bài 4
  5. Bài 5
  6. Bài 6
  7. Bài 7
  8. Bài 8
  9. Bài 9
  10. Bài 10
  11. Bài 11
  12. Bài 12
  13. Bài 13
  14. Bài 14
  15. Bài 15
  16. Bài 16
  17. Bài 17

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.