Nội Dung Chính
(Trang 31)
Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
Yêu cầu • Xác định rõ vấn đề xã hội được thảo luận. • Nêu được nhận xét, đánh giá về ý kiến của những người khác. • Trình bày được ý kiến của bản thân về vấn đề (góc nhìn riêng và những phân tích, đánh giá cụ thể). • Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề. |
Chuẩn bị thảo luận
Chuẩn bị nói
Lựa chọn đề tài
– Đề tài thảo luận có thể được khai thác từ đề tài của các bài viết đã thực hiện; cũng có thể là một đề tài mới.
– Thực tế luôn có những vấn đề xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người; được nhìn nhận, đánh giá từ những quan điểm khác nhau. Song, nên lựa chọn vấn đề gần gũi, có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với môi trường học đường. Ví dụ: tình yêu tuổi học trò; xu hướng sống đơn giản; việc dùng xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp thông thường...
(Trang 32)
Tìm ý và sắp xếp ý
– Đề tài thảo luận là một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau nên người nói không chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân mà còn phải nắm được một số cách nhìn nhận, đánh giá khác. Việc nắm bắt đúng những ý kiến, quan điểm khác nhau là cơ sở để thúc đẩy cuộc trao đổi, thảo luận, đối thoại thành công.
– Có thể trả lời một số câu hỏi gợi ý sau để hình thành nội dung của ý kiến thảo luận: Vì sao bạn quan tâm đến vấn đề xã hội này? Vấn đề đã được nhìn nhận, đánh giá từ những góc nhìn, những quan điểm khác nhau như thế nào? Quan điểm của bạn đối với vấn đề xã hội này là gì? Vì sao bạn có quan điểm như vậy? Bạn muốn trao đổi, thảo luận gì với những người có ý kiến khác?...
Xác định từ ngữ then chốt
Để thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, cần chú ý sử dụng các từ ngữ then chốt như: theo quan điểm của tôi, cách tiếp cận vấn đề, góc nhìn khác biệt, quan điểm chung....
Phương tiện hỗ trợ
Có thể chuẩn bị một số phương tiện hỗ trợ cho việc trình bày ý kiến như: tranh ảnh, trích đoạn ngắn từ phim tài liệu, biểu đồ,... có liên quan trực tiếp và có tác dụng minh hoạ cho vấn đề cần thảo luận.
Chuẩn bị nghe
– Tìm hiểu đề tài, nội dung của vấn đề xã hội được đưa ra thảo luận; xác định quan điểm cá nhân trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
– Suy đoán về ý kiến có thể có liên quan đến vấn đề xã hội được thảo luận; hình dung xem các ý kiến đó dựa trên những lí lẽ gì.
Thảo luận
Người nói | Người nghe |
– Giới thiệu được vấn đề cần thảo luận. – Tóm lược những ý kiến khác nhau về vấn đề; trình bày ý kiến cá nhân, sử dụng lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của mình; trao đổi, thảo luận với những người có ý kiến khác, ... – Khái quát những điểm chung có thể thống nhất; nhấn mạnh tác dụng của cuộc thảo luận đối với cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề xã hội. | – Lắng nghe, ghi chép lại những ý kiến muốn trao đổi với người nói. – Chuẩn bị nội dung trao đổi. |
(Trang 33)
Để việc thảo luận có hiệu quả, người nói, người nghe cần tự đánh giá và đánh giá về ý kiến trao đổi theo các nội dung trong bảng sau:
STT | Nội dung đánh giá | Kết quả | |
Đạt | Chưa đạt | ||
1 | Bám sát vấn đề xã hội được thảo luận và nêu được ý kiến xác đáng. | ||
2 | Có nhận xét, đánh giá thoả đáng về các ý kiến khác. | ||
3 | Hướng về người cùng thảo luận để trao đổi ý kiến; thể hiện thái độ tôn trọng, tinh thần cầu thị. | ||
4 | Biết sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ; biết điều chỉnh nội dung, giọng điệu cho phù hợp với không khí thảo luận. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn