Nội Dung Chính
(Trang 118)
Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
Yêu cầu • Xác định rõ vấn đề xã hội cần thuyết trình. • Nêu được lí do lựa chọn vấn đề xã hội để thuyết trình (từ phía cá nhân người nói và nhu cầu thực sự của người nghe). • Làm sáng tỏ các phương diện (khía cạnh) chủ yếu của vấn đề xã hội được thuyết trình với lí lẽ và bằng chứng đầy đủ, thể hiện được quan điểm riêng của người nói. • Chọn được ngôn ngữ và giọng điệu thích hợp (sinh động, giàu sắc thái biểu cảm, có điểm nhấn,... ), kết hợp hài hoà với việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, hình ảnh minh hoạ,...) |
Chuẩn bị nói và nghe
Chuẩn bị nói
Lựa chọn đề tài
– Với đề tài đã được lớp hoặc nhóm học tập xác định trước thì người nói chỉ cần tìm tư liệu phù hợp để tổ chức bài nói của mình. Cái riêng của bài nói cũng như cách thực hiện bài nói lúc đó thể hiện ở những phát hiện và kiến giải mang tính cá nhân về vấn đề, cùng với khả năng diễn đạt và thu hút sự chú ý của người nghe.
– Với đề tài được tuỳ ý lựa chọn, người nói có thể tham khảo các đề tài xã hội đã được đề cập trong phần Đọc của bài học này. Ngoài ra, người nói nên chú ý đến đặc điểm nhận thức, tâm lí, thị hiếu, ... của người nghe để từ đó lựa chọn những đề tài xã hội gần gũi hoặc đang được quan tâm, gợi cảm hứng (đối với người nghe).
Gợi ý: Người nói có thể sử dụng hình thức khảo sát người nghe trước khi lựa chọn đề tài để có thêm căn cứ cho việc lựa chọn của mình.
Tìm ý và sắp xếp ý
– Nên dựa vào việc giải đáp cụ thể đối với các câu hỏi sau để tìm ý, xây dựng luận điểm: Vấn đề xã hội sẽ được trình bày ở đây là gì? Vì sao tôi muốn nói về vấn đề này? Vấn đề xã hội được trình bày có những khía cạnh nào cần đặc biệt lưu ý? Có điều gì cần điều chỉnh trong nhận thức của chúng ta về vấn đề xã hội đang được nói tới? Chúng ta nên có thái độ và hành động như thế nào trước vấn đề xã hội đó?....
– Bài thuyết trình cần trình bày được vấn đề xã hội đã lựa chọn, đồng thời nêu lên quan điểm của người thuyết trình; quan điểm sẽ được cụ thể hoá bằng các luận điểm.
(Trang 119)
Hai nội dung cơ bản trên có thể được trình bày lần lượt hoặc xen kẽ nhau tuỳ theo lựa chọn của người thuyết trình.
Xác định từ ngữ then chốt
Với dạng bài nghị luận thuyết trình về một vấn đề xã hội, các từ ngữ then chốt một mặt có tính khách quan (liên quan đến việc trình bày các thông tin về vấn đề xã hội), một mặt có tính chủ quan (liên quan đến việc thể hiện và bảo vệ quan điểm của người thuyết trình về vấn đề xã hội). Các từ ngữ có tính khách quan: theo... thì..., căn cứ vào..., theo tường thuật của...; các từ ngữ có tính chủ quan: tôi cho rằng..., tôi khám phá ra rằng..., điều tôi thấy đáng chú ý là..., từ góc nhìn của tôi..., theo quan điểm của tôi.....
Phương tiện hỗ trợ
Chuẩn bị các phương tiện như PowerPoint (nếu có) kết hợp tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, video,... Với bài thiên về khái quát, cần có những sơ đồ, bảng biểu tổng hợp; với bài thiên về cung cấp dẫn chứng cụ thể, xác thực thì việc sử dụng các hình ảnh trực quan, video,... nên được ưu tiên lựa chọn.
Chuẩn bị nghe
Tìm hiểu trước về đề tài thuyết trình. Nếu đó là đề tài được lớp hoặc nhóm học tập xác định sẵn, bạn cần tìm kiếm các tư liệu bàn về vấn đề xã hội đó, đồng thời phác thảo sơ lược những kiến giải của mình để trao đổi với người nói. Nếu người nói có sử dụng hình thức khảo sát trước buổi thuyết trình, bạn nên hưởng ứng việc khảo sát đó một cách nghiêm túc, cẩn thận, góp phần giúp người nói lựa chọn đúng vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm hoặc muốn tìm hiểu.
Thực hành nói và nghe
Người nói | Người nghe |
– Mở đầu: Nêu vấn đề xã hội và lí do lựa chọn. – Triển khai: Trình bày các luận điểm trong bài thuyết trình theo trình tự đã chuẩn bị, kết hợp hài hoà với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có) và các phương tiện hỗ trợ khác. – Kết luận: Khái quát lại những luận điểm chính, gợi ra hướng suy nghĩ tiếp về vấn đề; bày tỏ mong muốn nhận được sự trao đổi từ người nghe. Lưu ý: – Người nói cần kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ đã chuẩn bị với các phần nội dung cụ thể của bài nói (nhất là các phần cần nhấn mạnh hay thể hiện quan điểm riêng). – Sử dụng ngữ điệu (lên giọng, ngừng, nghỉ,... ) và ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...) một cách linh hoạt để gia tăng sức biểu đạt của bài nói, tạo ra sự tương tác tốt nhất với người nghe. | – Theo dõi phần trình bày mà người nói thể hiện bằng ngôn ngữ và bằng các phương tiện phi ngôn ngữ. – Nghe trên tinh thần cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận quan điểm của người nói và chuẩn bị thể hiện quan điểm của mình ở hoạt động Trao đổi. |
(Trang 120)
Trao đổi
– Người nghe phát huy vai trò chủ động bằng cách nêu vấn đề để trao đổi, tranh luận,....
– Người nói cần tự tin thể hiện quan điểm của mình, có thái độ tiếp nhận và phản hồi thích hợp trước những nhận xét, trao đổi của người nghe để phát triển và hoàn chỉnh ý tưởng, quan điểm của mình.
– Việc tự đánh giá và đánh giá về bài thuyết trình cần được thực hiện dựa theo các gợi ý trong bảng sau:
STT | Nội dung đánh giá | Kết quả | |
Đạt | Chưa đạt | ||
1 | Chọn được vấn đề xã hội có ý nghĩa, đang được quan tâm rộng rãi, khơi gợi được hứng thú của người nghe. | ||
2 | Có đủ ba phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận. | ||
3 | Thông tin về vấn đề xã hội và quan điểm về vấn đề đó được trình bày rõ ràng, sinh động. | ||
4 | Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng một cách hiệu quả: kết hợp hài hoà với phương tiện ngôn ngữ, phù hợp với tính chất của bài trình bày. | ||
5 | Có phong thái tự tin, có sự tương tác khi trình bày. | ||
6 | Có tinh thần cầu thị, cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận và đối thoại với các quan điểm khác nhau về vấn đề được trình bày. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn