Nói và nghe | Ngữ văn 10 - Tập 2 | Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 2 - Nói và nghe - Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Làm rõ sự cần thiết và ý nghĩa của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.


(Trang 93)

Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

Yêu cầu

• Làm rõ sự cần thiết và ý nghĩa của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

• Đánh giá được văn bản trên các tiêu chí: tính mạch lạc, logic của bố cục; sự tường minh của các điều khoản; tính chuẩn mực của ngôn ngữ diễn đạt và chính tả; sự hợp lí của các hình ảnh, logo được sử dụng; hiệu quả tác động vào thị giác của phông chữ, màu chữ...

• Nêu được phương án chỉnh sửa cụ thể để có văn bản hoàn thiện.

Chuẩn bị thảo luận

Chuẩn bị nói

Lựa chọn đề tài

Nhóm học tập hoặc cả lớp lựa chọn một văn bản nội quy hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng để thảo luận (văn bản được chọn có thể là sản phẩm của hoạt động viết, văn bản tự sưu tầm hay văn bản mới mà cả nhóm, lớp dự định cùng nhau xây dựng).

(Trang 94)

Tìm ý và sắp xếp ý

Để ý kiến thảo luận có chất lượng, bạn cần chú ý nhận xét chung về văn bản hay nhận xét về từng phương diện của văn bản: tiêu đề, bố cục, các điều khoản hoặc các ý hướng dẫn, cách trình bày văn bản về mặt hình thức,... Chú ý phác thảo một văn bản hoàn thiện hơn theo ý kiến cá nhân.

Xác định từ ngữ then chốt

Đối với dạng hoạt động thảo luận về một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng, cần chú ý sử dụng các từ ngữ then chốt như: theo tôi, theo ý kiến của tôi, văn bản này đã quy định, những điều khoản trong văn bản,...

Phương tiện hỗ trợ

Chuẩn bị phần trình chiếu và văn bản được đưa ra thảo luận (hoặc văn bản đang được phác thảo, cần trưng cầu ý kiến tập thể để hoàn thiện).

Chuẩn bị nghe

Người nghe đọc lại các yêu cầu đối với văn bản nội quy, văn bản hướng dẫn nơi công cộng, ghi chép một cách vắn tắt các tiêu chí để làm cơ sở cho việc đánh giá, góp ý về ý kiến thảo luận. Nếu người nói cung cấp trước văn bản, bạn có thể phác thảo các ý tưởng thảo luận để góp phần xây dựng được một văn bản hoàn thiện hơn.

Thảo luận

Người nói Người nghe

• Trình bày ý kiến:

– Mở đầu: Trước khi trình bày nội dung chính, cần thuyết minh cụ thể mục đích và bối cảnh sử dụng của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

Triển khai: Kết hợp nhịp nhàng giữa phần nói và phần trình chiếu văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh,...

Kết luận: Nhấn mạnh các điểm mấu chốt cần được trao đổi, thảo luận thêm trong văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

• Tiếp thu trao đổi:

– Thể hiện được tinh thần cầu thị.

– Bảo vệ ý kiến của mình, làm rõ thêm những điều còn khiến người nghe băn khoăn.

– Nắm bắt đúng nội dung ý kiến của người nói.

– Nêu nhận xét về ý kiến tham gia thảo luận.

– Đặt câu hỏi để người nói làm rõ thêm về ý kiến đã phát biểu.

(Trang 95)

Để cuộc thảo luận đạt hiệu quả mong muốn, người nói, người nghe cần tự đánh giá và đánh giá về ý kiến thảo luận theo các nội dung trong bảng sau:

STT Nội dung đánh giá Kết quả
Đạt Chưa đạt
1 Nêu được những yêu cầu về thể thức đối với một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.    
2 Nêu được nhận xét xác đáng về ưu điểm, nhược điểm của văn bản đưa ra thảo luận.    
3 Các ý tưởng được trình bày một cách rõ ràng và thuyết phục.    
4 Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng hợp lí.    
5 Thực hiện việc đối thoại trên tinh thần hợp tác, tạo ra không khí thảo luận cởi mở, có tính xây dựng.    
6 Thống nhất được với những người tham gia thảo luận về phương án sửa chữa, hoàn thiện văn bản.    

 

Tin tức mới


Đánh giá

Nói và nghe | Ngữ văn 10 - Tập 2 | Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.