Nội Dung Chính
(Trang 34)
Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản: • Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản. • Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình. • Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc. • Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả. |
Ngôn chí (*)(Bài 3) --------------- Nguyễn Trãi --------------- Am trúc hiến mai(1) ngày tháng qua. Thị phi(2) nào đến cõi yên hà(3). Cơm ăn dầu có dưa muối; Áo mặc nài chi gấm là(4). Nước dưỡng(5) cho thanh, trì(6) thưởng nguyệt; Đất cày ngõ ải(7), lảnh ương hoa. Trong khi hứng động(8) vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần dặng dặng(9) ca. (Viện Sử học, Nguyễn Trãi toàn tập, Sđd, tr. 396) ------------------------------------ (*) Ngôn chí: chùm thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Ở đây, nhan đề Ngôn chí không giới hạn “nói chí” trong phạm vi hẹp (ý chí, chí khí, chí nam nhi) mà hàm chứa cả chí lẫn tình của nhà thơ. (1) Hiên mai: chỉ nơi ở yên tĩnh của người ẩn dật (hiên: mái hiên; mai: hoa mai, cây mai). (2) Thị phi: điều phải và điều trái, ý nói dư luận của người đời. (3) Yên hà: chỉ chốn thiên nhiên thanh tĩnh, cách xa cuộc sống xô bồ (yên: khói sương, khói sóng; hà: ráng trời, ánh rực rỡ của bầu trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn). (4) Là: một loại vải the mỏng. (5) Dưỡng: nuôi dưỡng, giữ gìn. (6) Trì: ao. (7) Ngõ ải: gần được ải (ải: đất trồng trọt sau khi đã được cày cuốc, được phơi nắng thành khô và tơi, bở). (8) Hứng động: cảm hứng, thi hứng được khơi dậy. (9) Dặng dặng: cất tiếng mà ngâm, ca. |
(Trang 35)
Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản: • Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản. • Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản. • Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông. • Sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử. |
Bạch Đằng hải khẩu
(Cửa biển Bạch Đằng)
--------------
Nguyễn Trãi
--------------
Phiên âm
Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng,
Quan hà bách nhị do thiên thiết,
Hào kiệt công danh thủ địa tằng. Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.
Dịch nghĩa
Gió bấc thổi trên biển, khí nổi cuồn cuộn,
Nhẹ giương cánh buồm thơ lướt qua cửa biển Bạch Đằng.
Như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ, núi uốn lượn quanh co,
Như cây giáo bị chìm, như chiếc kích bị gãy, bờ xếp chồng lởm chởm.
Hình thế núi sông hiểm yếu(1) do trời bày đặt,
Đây từng là nơi các bậc anh hùng hào kiệt lập công danh(2) .
Việc cũ ngoái đầu nhìn lại, ôi đã qua rồi,
Tới bên dòng ngắm cảnh, ý khôn nói xiết.
------------------------------
(1) Núi sông hiểm yếu: nguyên văn là: “quan hà bách nhị”, dẫn chữ trong Sử kí của Tư Mã Thiên, ý nói dựa vào địa hình núi sông hiểm trở nên hai người có thể địch nổi trăm người.
(2) Câu thơ muốn nhắc đến các anh hùng dân tộc từng lập nên kì tích trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền với chiến công đánh đuổi quân Nam Hán năm 938, Trần Hưng Đạo với cuộc đại phá quân Nguyên năm 1288,...
(Trang 36)
Dịch thơ
Biển rung gió bấc thế bừng bừng,
Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng.
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng.
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Việc trước quay đầu ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.
(Nguyễn Đình Hồ dịch, Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hoá – Viện Văn học, Hà Nội, 1962, tr. 27 – 28)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn