Nội Dung Chính
(Trang 99)
Yêu cầu cần đạt
• Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội của văn bản; nêu được ý nghĩa của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
• Nhận biết và đánh giá được tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản. Viết được một bài luận về bản thân.
• Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.
• Có ý thức làm chủ bản thân, phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội và có đóng góp tích cực cho đời sống của cộng đồng.
TRI THỨC NGỮ VĂN Biểu đồ, sơ đồ trong văn bản thông tin Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan, đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin. Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn thể hiện vòng tuần hoàn của các sự vật, hiện tượng; sơ đồ Venn dùng để so sánh; biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thể hiện hệ thống cấp bậc của thông tin... Bài luận về bản thân Những tri thức học được qua sách vở và những trải nghiệm trong cuộc sống không chỉ giúp bạn hiểu biết thêm về con người và thế giới rộng lớn xung quanh, mà còn gợi cho bạn những suy ngẫm về bản thân: bạn là ai; mong muốn, ước mơ, niềm tin, giá trị sống của bạn là gì; đâu là thế mạnh của bạn; với tư cách là một cá nhân, bạn có mối quan hệ như thế nào với người khác, với thế giới tự nhiên, mỗi lựa chọn của bạn có tác động gì tới cuộc sống của chính bạn và của người khác.... Những suy nghĩ, quan điểm, kiến giải đó có thể được trình bày dưới dạng một bài luận về bản thân. Bài luận về bản thân là một loại văn bản nghị luận, thể hiện quan điểm, chủ kiến của người viết, có lập luận chặt chẽ và bằng chứng đáng tin cậy. Tuy nhiên, khác với |
(Trang 100)
bài nghị luận thông thường, bài luận về bản thân hướng vào việc tự bày tỏ, tự soi xét và chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ,... của chính người viết. Sự chân thành, sâu sắc trong suy ngẫm của người viết là yếu tố quan trọng nhất làm nên sức hấp dẫn của kiểu văn bản này. Viết một bài luận về bản thân là thực hành việc nhìn lại chính mình, tự ý thức về giá trị của chính mình – điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cuộc sống. |
VĂN BẢN 1
Về chính chúng ta
(Trích 7 bài học hay nhất về vật lí)
---------------------------------
Các-lô Rô-ve-li (Carlo Rovelli)
---------------------------------
Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên?
Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong vài trang giấy. Đó là một câu hỏi rất khó. Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta. Nhưng nếu né tránh hay phớt lờ -------------------------------- (1) Dịch giả dịch là quần tụ. |
(Trang 101)
câu hỏi ấy, thì theo tôi sẽ là bỏ sót những điều rất cốt lõi. Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy. “Chúng ta”, con người, trước hết là những chủ thể(1) biết quan sát thế giới này; những nhà sáng lập tập thể của bức tranh về thực tại mà tôi đã cố gắng mô tả lại. Chúng ta là các nút trong một mạng lưới những sự trao đổi, nhờ nó chúng ta truyền đi các hình ảnh, các công cụ, thông tin và kiến thức.
Nhưng chúng ta còn là một bộ phận hữu cơ của thế giới mà ta cảm nhận được; chúng ta không phải người quan sát đứng ngoài cuộc. Chúng ta nằm trong nó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lòng nó. Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử hay ánh sáng qua lại giữa những cây thông trên núi hay những ngôi sao trong các thiên hà. Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó. Điều này ngày càng rõ ràng qua nhiều thế kỉ, nhưng đặc biệt sáng rõ trong thế kỉ vừa qua. Chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ rồi hóa ra không phải vậy. Chúng ta từng nghĩ rằng mình là thứ tồn tại duy nhất, một chủng loài tách biệt hẳn với họ các động vật và thực vật, rồi phát hiện ra rằng mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thể quanh ta. Chúng ta có cùng tổ tiên xa xôi với con bướm và cây thông. Chúng ta giống như đứa trẻ, khi lớn lên nhận ra rằng thế giới không chỉ vẻn vẹn là những gì ở quanh mình như nó tưởng khi còn bé. Nó cần học hỏi để làm một người giữa những người khác. Noi gương những người khác và những thứ khác nữa, chúng ta học được mình là ai.
[...] Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới. Chỉ là phản ánh được ít hay nhiều mà thôi, nhưng quả thực nó phản ánh thế giới mà chúng ta sống trong đó. Cách kết nối giữa chúng ta và thế giới không phải là cái làm chúng ta đặc biệt hơn phần còn lại của tự nhiên. Mọi vật đều không ngừng tương tác với nhau, và khi làm thế, mỗi người trong chúng ta đều mang theo dấu vết của cái mà ta đã tương tác: và theo nghĩa ấy, mọi vật không ngừng trao đổi thông tin về nhau.
Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác. Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta; một cái đồng hồ có -------------------------------- (1) Chủ thể: con người với tư cách là một sinh vật có ý thức và ý chí, trong mối quan hệ đối lập với thế giới bên ngoài (gọi là khách thể). |
(Trang 101)
thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến; virus ; cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta (về cái đã làm cho tôi giống với cha của mình); và não của tôi tràn ngập những thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi. Chất liệu căn bản làm nên tư duy của chúng ta là tập hợp vô cùng phong phú các thông tin được tích luỹ, trao đổi và không ngừng được xây dựng kĩ lưỡng.
[...] Các giá trị đạo đức của chúng ta, cảm xúc của chúng ta, tình yêu của chúng ta cũng mang tính hiện thực không kém vì là một phần của tự nhiên, vì được chia sẻ với thế giới động vật, hay vì được quyết định bởi sự tiến hoá mà loài chúng ta đã trải qua suốt hàng triệu năm. Vì thế, chúng còn có giá trị hơn nữa: chúng có thực. Chúng là cái hiện thực phức tạp đã tạo nên chúng ta. Thực tại của chúng ta là những giọt nước mắt và nụ cười, lòng biết ơn và vị tha, sự trung thành và phản bội, là quá khứ luôn ám ảnh chúng ta và sự thanh thản. Thực tại của chúng ta được làm nên từ xã hội của chúng ta, từ cảm xúc nhờ âm nhạc đem lại, từ các mạng lưới kiến thức chung đan dệt phong phú mà chúng ta cùng nhau |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn