Nội Dung Chính
Trang 45
Nói đến sức sống của Truyện Kiều, người ta thường nghĩ trước hết đến văn bản ngôn từ do đại thi hào Nguyễn Du viết nên và khả năng làm lay động tâm trí bao thế hệ độc giả Việt Nam của nó, bất kể việc tầm nguyên bản gốc Truyện Kiều là câu chuyện vô cùng phức tạp. Nhưng vấn đề cần được nhìn nhận sâu hơn nữa với những quan sát mở rộng về hàng loạt tác phẩm thuộc nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau vốn lấy cảm hứng từ Truyện Kiều. Có thể nói, có một Truyện Kiều khác, hay đúng hơn, nhiều Truyện Kiều khác, tồn tại không chỉ trong các sáng tác ngôn từ mà còn trong cả hội hoạ, âm nhạc và đặc biệt trong nhiều vở diễn trên sân khấu. Đã có không ít vở chèo, cải lương, kịch nói được dàn dựng căn cứ vào những kịch bản chuyển thể truyện thơ của Nguyễn Du. Điều thú vị khác là hiện nay, Truyện Kiều còn gọi nguồn cảm hứng cho điện ảnh – loại hình nghệ thuật hiện đại nhất, tuy ra đời muộn nhưng lại có sức hấp dẫn lớn đối với người xem đương đại.
Không chỉ Truyện Kiều, những tác phẩm văn học lớn nhất của nhân loại đều có đời sống rộng hơn trang sách, trong đó, có đời sống trên sân khấu. Các tiểu thuyết Những người khốn khổ và Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (Paris) của Vich-to Huy-gô (Victor Hugo) đã được đưa lên sân khấu toàn thế giới và luôn nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của công chúng. Năm 2020, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã công diễn vở nhạc kịch Những người khốn khổ. Chương trình biểu diễn này được xem là một trong những sự kiện văn hoá nỗi bật của năm.
1. Ngoài tồn tại dưới dạng văn bản ngôn từ, tác phẩm văn học còn có thể tồn tại dưới dạng thức nào khác?
2. Những dạng thức tồn tại khác đó có ý nghĩa gì đối với đời sống của tác phẩm văn chương?
Trang 46
I. ĐỌC KỊCH BẢN SÂN KHÂU
BÀI THAM KHẢO
Lời nói dối cuối cùng (Trích)
Lưu Quang Vũ
Tóm tắt vở kịch: Công tử Lần phải lòng cô Lụa, cô gái xinh đẹp và nổi tiếng vì dệt lụa khéo ở làng. Công từ giao cho Bờm, người hầu của mình, trong vòng mười ngày, phải làm cho cô Lụa thích mình. Cuội – kẻ nói dối nổi tiếng – cũng phải lòng cô Lụa. Cuội đã mách cho Bờm một cách đề giúp công tử Lân tán tỉnh cô Lụa là đề công từ đứng ở bãi cỏ trước nhà Lụa rồi Cuội nấp ở bụi cây phía sau, cất lời yêu thương và thổi sáo để làm Lụa rung động. Sáng hôm sau, khi gia nhân nhà cụ Chánh đến đòi nợ thì cậu Lân lại xuất hiện ra tay cứu giúp và hỏi cưới cô Lụa. Vào ngày cưới của công tử Lãn và cô Lụa, Cuội đóng giả làm Thành hoàng làng để nói sự thật cho cô Lụa biết, bắt cóc mẹ cô Lụa, đề nghị cô đi trốn cùng mình và rủ cả Bờm đi theo.
Đến kinh thành, Cuội lấy bánh đa của Nha và hứa với Nha sẽ trả nợ sau bằng cách cho Nha làm vua như ước nguyện của chủ. Bằng tài nói dối của mình, Cuội đã vào được cung vua giả làm quan ngự y để chữa bệnh vô sinh cho nhà vua và hoàng hậu. Bờm giả làm người hầu của Cuối, cô Lụa giả làm học trò của Cuội dưới cái tên Nam Trang tài nhân, còn mẹ của Lụa giả làm Bạch mao tiên cô.
Trong thời gian ở trong cung, em gái hoàng hậu là Quận chúa Kim Hoa đem lòng si mê Cuội, còn người hầu của Quận chúa là Sim lại phải lòng Nam Trang tài nhân. Theo lời khuyên của Cuội là phải trọng âm nhạc, nhà vua đã triệu Điền, người gây đàn nguyệt nổi tiếng Long Thành vào cung, nhà vua không hiểu được tiếng đàn của Điền, mà chỉ thích nghe ông đàn thùng biểu diễn. Cuội bày mưu đề nhà vua và hoàng hậu nhận Nha, cậu bán bánh đa, là thế tử giáng trần. Nhưng không muốn sống trong sự xa hoa dối trá, Nha bỏ ngôi vị thế từ đề về quê tiếp tục bán bánh đa, Điền cũng bỏ cung vua đề trở về làm người gày đàn nguyệt như xưa. Quận chúa đến gặp Cuội để bảo rằng ngày mai, cùng lễ kết hôn của Quận chúa và quan ngự y (Cuội), Sim cũng được gả cho Nam Trang tài nhân. Lụa đến gặp Cuội báo tin mẹ cô đã mắt, cô cũng quyết định sẽ rời bỏ cung vua.
Trang 47
HỒI X
(Hoàng cung, nơi ở của Đại Đức thiền sư Cuội, Nha và Cuội)
Nha: Ông Cuội! Ông Cuội! Tôi chán cảnh ở đây lắm rồi! Ông bảo họ thả cho tôi về!
Cuội: Khẽ mồm chứ! Về là thế nào! Làm vua không muốn, muốn làm thằng bán bánh đa ngoài chợ.
Chú ý ngôn ngữ đối thoại giữa hai nhân vật.
Nha: Bản bánh đa cũng được. Bán bánh đa thích hơn. Ngoài chợ vui tha hồ chạy chơi thoải mái, muốn đánh khăng, đánh đáo, muốn nhảy ùm xuống sông bơi tuỳ ý. Ở đây chán lắm, toàn các ông quan mặt như bị thịt, chỉ khéo nịnh, chẳng có bạn nào chơi cả,... Lúc nào cũng bị canh giữ, như từ ấy,...
Cuội: Ai bảo chủ định trốn, tôi mới xin vua cho lính canh giữ chủ. Này, đừng điên! Có phải ai cũng được làm thế tử đâu, không khéo rồi chẳng mấy chốc làm vua như bỡn, "mèo mù vớ cá rán". Tôi nợ chú có xâu bánh đa, tôi trả chú bằng cái ngai vua, sướng thế còn đòi gì nữa.
Nha: Tôi cho ông xâu bánh đa đấy! Tôi cóc thích ở đây! Tôi về với mẹ tôi cơ, Tôi không thích làm vua.
Cuội: Ngốc ạ, không thích cũng phải làm. Tao có thích làm quan ngự y đâu, mà vẫn phải làm.
Nha: Tôi sẽ trốn.
Cuội: Này, liệu hồn. Chiều nay là lễ lên ngôi thế tử. Cả triều đình đã sửa soạn, đừng có vớ vẫn! Đừng hòng trốn. (Quát to) Lĩnh đâu! (Lính ra) Sao để thế tử đi chơi lang thang thế này, đã đến giờ phải học Tứ thu, đưa người về lầu! Mau!
(Lính "Dạ" và xông đến bế thốc Nha lên. Nha giãy giụa, tru tréo... Lính lôi Nha đi khuất. Anh Điền thập thò ngoài của rồi bước đến gần Cuội, tay anh cầm cây đàn, vai đeo tay nài.)
Cuội: (Ngạc nhiên) Anh Điền nữa, quan nhạc sư, đi đâu thế này?
Điền: Thưa ông, đến hôm nay thì tôi phải thưa thật với ông: tôi biết ông thương tôi, giúp tôi nhiều, nhưng đến hôm nay thì...
Cuội: Thì sao?
Chú ý các chỉ dẫn ngôn ngữ hình thể, cách diễn xuất cho diễn viên.
Điền: Tôi ở đây đã gần một tháng, phải nói nhờ ơn ông bày mẹo, vẽ trò, tôi đã được nhiều bổng lộc, được vua quý, lại được cả phẩm hàm chức tước nữa,... Toàn những thứ xưa kia kẻ đánh đàn nghèo khổ này chẳng bao giờ được hưởng. Nhưng... Vâng,
Trang 48
tôi đã nghĩ kĩ rồi ông ạ... Thân tôi đã được an nhân no ấm, nhưng tôi lại chẳng được là người gảy đàn nguyệt nữa - người gảy đàn nguyệt nổi tiếng ở Long Thành. Không đánh đàn thì tôi cũng chẳng biết sống để làm gì, buồn lắm. Giờ tôi chỉ là lão đốt pháo bông, pháo đùng mua vui cho nhà vua, là thằng hề, là kẻ bịp bợm không hơn không kém. Mà Điển này đâu phải kẻ như thế! Xin ông, cho tôi được trở về nhà, làm người gảy đàn nguyệt nghèo khổ như cũ, nghèo khổ nhưng trong sạch, thảnh thơi thế lại hơn... Tôi xin trả lại ông "cây đàn pháo", trả lại chức nhạc sư... Tôi xin về...
Cuội: Sao anh lại?
Điên: Ông cứ xin vua trao chức nhạc sư cho ông đàn thùng, ông ấy mang cái đàn thùng vào, tặng luôn ông ấy cái đàn pháo nữa, vua sẽ rất quý ông ấy, tôi chẳng muốn cướp bát cơm của bác hàng thùng. Tôi là người gảy đàn, tôi trở về với nghề của tôi. Tôi đã quyết rồi, không ai ngăn tôi được... Chào ông! (Cẩm đàn, xốc tay nài đi khuất. Cuội buồn rầu nhìn theo thì Quận chúa Kim Hoa và cô Sim xuất hiện.)
Quận chúa: (nũng nịu) Chàng ở đây mà để em đi tìm mãi. Sao trông chàng ngơ ngẩn thế kia. Ôi, ngày mai đã là lễ xe duyên của chúng mình. Quận chúa Kim Hoa kết hôn cùng quan ngụy trẻ tuổi... Ôi, chàng có vui không? Chàng có nhớ thiếp không?
Cuội: Nhớ lắm. Tôi nhớ nàng lắm Quận chúa ạ. [...]
Chú ý ngôn ngữ đối thoại giữa hai nhân vật.
Quận chúa: Ôi chàng ơi, em muốn báo chàng một tin này... Sim, lại đây em! Chàng ạ, việc này em đã tâu với Đức vua, người rất hài lòng, nhưng em cũng phải nói qua với chàng. Ngày mai, ngày cưới của chúng mình... Em muốn ngày vui ấy thêm thật trọn vẹn... Sim, con hầu của em, nó sẽ còn theo hầu chúng ta mãi... Nó rất ngoan... Lâu nay nó nặng lòng yêu thầm nhớ vụng Nam Trang tài nhân, Nam Trang tài nhân cũng đang đơn lẻ, chưa người hầu hạ sớm hôm. Em đã xin với Đức vua, gà Sim cho Nam Trang tài nhân.
Cuội: Sao? Cô Sim... lấy... tài nhân.
Quận chúa: Ừ, ngày mai, lễ cưới của chúng mình, cũng là lễ xe duyên cho đôi trẻ. Chàng thấy không được sao? Chàng không mùng sao?
Cuội: Nhưng mà... Ừm, mùng, mừng! (Lầu bầu) Khi thật! Sao mà lắm chuyện rắc rối thế này!
Quận chúa: Ôi, chàng nhìn kìa: cái Sim nó đang đỏ mặt và sung sướng... Thôi, em về lâu đây, còn phải thử đôi hài mới. Lão thợ hài đóng sai hết... [...]
Lụa: Mừng anh. Thế là anh sung sướng nhé: sắp được làm chồng bà Quận chúa, sắp làm em rể nhà vua.
Trang 49
Cuội: Kia, Lụa!
Lụa: Tôi biết rồi cuối cùng sẽ là như thế này, những trò mưu mẹo gian dối của anh cuối cùng cũng là để đạt đến như thế này. Anh thoả mãn nhé, ông em rể của Đức vua, chồng của bà Quận chúa cao sang...
Cuội: Không! Không thể thế được, bởi vì... Chẳng lẽ Lụa không biết tôi yêu Lụa, bao lâu nay, tôi chỉ yêu Lụa, làm tất cả những việc này cũng là vì Lụa.
Lụa: Vì tôi?
Cuội: Vâng, tôi nói thật lòng. Tôi xin thể.
Lụa: Lời thề của chú Cuội! Buồn cười chua: chú Cuội nói thật lòng!
Cuội: (Sầm mặt) Tôi biết: cũng như mọi người, Lụa khinh rẻ, ghét bỏ tôi. Không ai cho thằng Cuội được thành thật. Mỗi khi tôi thành thật, Lụa có nghe đâu, có tin đâu. Ai tin thằng Cuội, đến nỗi tôi chỉ còn biết nói dối. Tôi là tên bịp bợm đáng ghét. Tôi là thằng Cuội!
Lụa: Không, Cuội, tôi biết: anh vẫn không phải kẻ gian dối lừa lọc, xưa anh cũng là người trung hậu chất phác như Bờm. Nhưng anh đã chọn cho mình con đường gian dối mưu mẹo. Mới đầu chỉ là đối ít thôi để sống, rồi quen đi, cứ dấn mãi vào, không khác được. Cái mặt nạ gian dối anh mang mãi, nó trở thành gương mặt thật của anh, xấu xa, đáng ghét.
Cuội: Nhưng Lụa phải biết tôi làm những việc như vậy để làm gì? Tôi muốn mang lại điều tốt, điều lành cho người khác, dù có phải mưu mẹo, lừa lọc.
Lụa: Không thể có được điều tốt lành bằng những cách thức xấu xa. Anh lừa bịp bọn ác bọn xấu, thật ra cũng là anh dựa vào chúng nó. Sẽ không ai cần điều tốt lành có được bằng cách ấy... Đối với tôi, thế là đủ rồi. Tôi đến đây lần cuối, để chào từ biệt anh... Cũng có lúc tôi thẩm quý mến anh đấy, nhưng bây giờ thì... Tiếp tục ở đây, rồi tôi cũng sẽ không còn là tôi nữa mất thôi. Anh cứ việc ở lại với những điều gian dối của anh, tôi đi...
Cuội: Lụa, nhưng còn mẹ?
Lụa: (Khê) Mẹ tôi... đã chết rồi, đã chết đêm qua...
Cuội: Sao?
Lụa: Bà buồn nhớ quê nhà và không quen cảnh sống mà anh giam hãm mẹ tôi vào... Thôi, anh ở lại... Chúc anh vui sướng... Vĩnh biệt (Ra nhanh).
Cuội: (Gọi theo) Lụa! Lụa!
([...] Cuội một mình, buồn bã, Bờm xuất hiện.)
Trang 50
Bờm: Anh Cuội ơi, thế tử đã trốn đi... Cô Lụa cũng đã bỏ đi... Đi hẳn...
Cuội: Ta biết rồi. Thế là chỉ còn lại hai ta thôi. Thằng Cuội, thằng Bờm. Chỉ còn hai ta thôi, Bờm nhỉ?
Bờm: Thưa anh... Em định đến xin với anh... Đã lâu lắm em không về quê, không hiểu ruộng nương nhà cửa thế nào, thấy u em ra sao... Em phải về. Nề anh, em đã ở đây lâu quá.
Cuội: Cả chủ cũng... Bờm, ở đây với ta, chủ được sung sướng cơ mà.
Bờm: Vâng, em được ăn no mặc ấm, nhưng sung sướng thì... Em không biết nói dối, vì anh mà em đã phải gian đổi đôi ba lần. Em sợ rồi quen thân đi. Nhưng... anh Cuội ạ, có khác gì đâu: trước em là thằng hầu của công tử Lăn, giờ em là thằng hầu của quan ngự y. Trước là thằng hầu, nay vẫn là thằng hầu. Mà em thì vốn là một tay lục điền khá cơ đấy... Em còn ruộng vườn ở quê... Xin phép anh em về... Nếu anh có gặp cô Sim, em gửi lời chào. Cô bé ngoan quá, giá em lấy được một cô vợ như thế... nhưng em lại chỉ là thằng Bờm... thằng Bờm có cái quạt mo... Thôi, xin chào anh... Em sẽ không bao giờ quên anh, anh Cuội ạ. (Bờm đi khuất.)
Cuội: Sao? Mọi người đều bỏ ta mà đi... Chẳng còn ai... Chẳng còn gì... Không! Lụa ơi! Bờm ơi! Hãy nghe tôi! Nghe tôi nói thật! Cho tôi được nói thật. (Ôm mặt) Muộn quá rồi... Tất cả đã đi... Không ai cần mày, mày không làm được gì cho ai... Ở trên đời, có ai khổ như mày không, thằng Cuội? (Như muốn và khóc. Đèn tắt.)
HỒI XI
(Đoạn kết,
Bãi sông. Những lùm cây. Kính kì phía xa.
Lụa một mình, đứng nhìn về phía kinh thành.)
Lụa: Thôi, thế là từ giã đất Kẻ Chợ, cái kinh thành gian dối, lừa lọc, hỗn độn, ta đi... Từ biệt con người ta đã ở gần trong những ngày qua - anh chàng Cuội. Anh ở lại vui sướng với chúc tước giàu sang, với bà vợ dòng dõi... Cô Lụa lại trở về là cô Lụa... Từ biệt Nam Trang tài nhân...
(Bòm từ dưới sông lên, tay cầm mái chèo.)
Bòm: Thuyền đã sẵn sàng rồi chị Lụa ạ. Thuận gió, buồm căng, sẽ chẳng mấy buổi là về đến làng quê em... Đất ở đó trù phú, tha hồ cày cuốc trồng trọt... (Nhìn về phía kinh thành, chạnh buồn.). Lúc đến Kẻ Chợ, có u của chị, có anh Cuội, giờ thì... bác không còn mà cũng chẳng có anh Cuội... Tối nay anh Cuội sẽ thui thủi một mình...
Trang 51
Lụa: Bờm, chủ không bao giờ được nhắc đến cái tên ấy trước mặt ta nữa, nếu chủ muốn nhận ta là chị gái của chủ, nhớ chưa?
Bờm: (Thở dài) Nhớ ạ. Xin phép chị, em xuống thuyền trước. (Bờm đi khuất xuống sông. Có tiếng gọi: "Nam Trang tài nhân! Nam Trang tài nhân!". Rồi Sim xuất hiện.)
Sim: Nam Trang tài nhân! Chàng đi? Sao chàng nỡ đột ngột bỏ kinh thành mà đi, không nói gì với em?
Lụa: Cô Sim... Tôi phải đi, cô Sim đáng mến ạ.
Sim: Chàng đi đâu, Nam Trang tài nhân? Em đã không ở với bà Quận chúa nữa, cho em đi với chàng... Chàng đừng cười, hoa chạy theo tìm bướm, thật không ra sao phải không chàng, nhưng em... em không giấu... em không biết nói dối, em là đứa con gái quê mùa dại dột... Sao mà em yêu chàng!
Lụa: Ôi cô bé, tội nghiệp cô. Ta không thể yêu em được, mà em cũng không thể yêu ta được, bởi vì... ta không phải Nam Trang tài nhân, ta không phải trai, ta cũng là gái như em thôi (Bỏ khăn đầu, mái tóc dài xoã xuống lưng.)
Sim: (Kinh ngạc sững sờ) Sao thế này... Nam Trang tài nhân?
Lụa: Em tốt lắm. Em đừng ở lại nơi đó nữa. Đó là nơi biến người tốt thành kẻ xấu, người trung thực thành kẻ giả dối, chỉ lọc lừa gian trá mới sống được nơi ấy. Em muốn có người trai đáng cho mình yêu dấu ư? Cô bé ngốc ngếch, sao cô lại theo đuổi một người gái giả trai, biết đâu ở bên cô có một người trai khác, cũng tốt, cũng trung hậu, yêu mến cô vô cùng... Người trai ấy kia!
(Bờm xuất hiện, tay cầm mái chèo.)
Bờm: Cô Sim.
Sim: Anh Bờm!
(Cùng lúc ấy vang lên tiếng sáo, tiếng sáo mà đêm nào Cuội đã thổi trước của sổ nhà Lụa, tiếng sáo thiết tha trìu mến, thổn thức, rồi tiếng nói cất lên: “Tôi nhớ mãi lần đầu gặp Lụa. Khi đó Lụa không để ý đến tôi đâu, nhưng tôi đã đứng lặng nhìn em mãi ... Nụ cười dịu dàng, cái nhìn trong trẻo, đôi mắt soi vào đâu ở đó chỉ có ánh sáng và niềm vui. Ước gì tôi còn nguyên vẹn cuộc đời tốt lành, trong trắng để trao em...". Cuội xuất hiện từ sau bụi cây.)
Cuội: Lụa, tôi không thể ở lại một mình. Tôi không thể sống không có Lụa, không thể sống với điều gian dối. Tôi biết, em vẫn còn khinh ghét tôi nhiều lắm, nhưng hãy cho tôi được đi cùng, chúng ta sẽ tìm đến một cuộc sống không cần đến điều dối trá. Tôi muốn được nhìn thấy em, ở bên em... Lụa!
(Nha, Nhai và lũ trẻ con chạy ùa ra.)
Trang 52
Lũ trẻ: (Nhạo nhạo) Anh Cuội!
Cuội: Các em ạ, anh sắp phải đi.
Lũ trẻ: Đi đâu?
Cuội: Đi lên giời. Anh nhất quyết rồi. Anh sẽ lên mặt trăng ở với cô Hằng, chăn trâu ở đó. Mỗi đêm rằm, các em nhìn lên mặt trăng, sẽ thấy anh. Mặt trăng tròn sáng vô cùng, như tấm gương soi rọi tâm hồn con người, sẽ có hình anh ở đó. (Với khán giả) Đấy là lời nói đổi cuối cùng, câu chuyện dối trá cuối cùng của chú Cuội.
(Tiếng sóng nước. Cánh buồm căng lên.)
BÀI HÁT KẾT THÚC
Từ giã những điều gian dối
Ta về với đồng ruộng quê hương
Với những bàn tay làm lụng
Những con người chân thật
Những tâm hồn biết ca hát và yêu nhau...
HẾT
(Lưu Quang Vũ, Nàng Xi-ta (Sita) và những vở kịch khai thác tích truyện dân gian, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, tr. 171-151)
Lưu Quang Vũ, kí hoạ của Bùi Xuân Phái
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là nhà thơ, nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của Việt Nam thời kì hiện đại. Ông đã viết gần 50 vở kịch. Các vở kịch do ông viết đều được dàn dựng và biểu diễn trên sân khẩu của các đoàn nghệ thuật trong cả nước, gây được tiếng vang với cả công chúng và giới nghiên cứu, phê bình. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
Kịch bản Lời nói dối cuối cùng được in trong tuyển tập Nàng Xi-ta và những vở kịch khai thác tích truyện dân gian. Đây là tuyển tập bao gồm 5 vở kịch khai thác từ tích truyện dân gian: Nàng Xi-ta; Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ông vua hoá hổ; Linh hồn của đá và Lời nói dối cuối cùng. Vở kịch được biên soạn dựa trên những câu chuyện dân gian về nhân vật Cuội như Nói dối như Cuội, Sự tích chú Cuội cung trăng. Ngoài ra, Lưu Quang Vũ còn khai thác các chất liệu dân gian khác như bài ca dao Thằng Bờm có cái quạt mo,...
Trang 53
1. Tìm đọc các truyện dân gian Nói dối như Cuội, Sự tích chú Cuội cung trăng và cho biết: Có những nhân vật mới nào trong kịch bản của Lưu Quang Vũ so với truyện dân gian? Các nhân vật đó đóng vai trò gì trong vở kịch?
2. Khi xây dựng hình tượng nhân vật Cuội, tác giả đã tiếp thu và cải biên những gì ở truyện dân gian? Sự tiếp thu và cải biên đó có thuyết phục hay không? Vì sao?
3. Cuộc đối thoại giữa Lụa và Cuội thể hiện mâu thuẫn gì? Các mâu thuẫn đó được thể hiện bằng ngôn ngữ như thế nào? Ngôn ngữ đó có gì khác so với ngôn ngữ giao tiếp thông thường?
4. Có thể xem việc tác giả đưa vào vở kịch nhân vật Bòm (vốn ở trong một bài ca dao không nằm trong chùm truyện dân gian về Cuội) là một phá cách, sáng tạo hay không? Vì sao?
5. Ở đoạn kết của vở kịch, Cuội đã quyết định bay lên trời. Theo bạn, quyết định này có mâu thuẫn với các lời nói và hành động của Cuội trong các đoạn trên hay không? Vì sao?
6. So sánh đoạn kết của truyện dân gian Sự tích chú Cuội cung trăng với đoạn kết vở kịch Lời nói dối cuối cùng, bạn thấy có điểm gì khác nhau? Ý nghĩa của sự khác nhau đó là gì?
7. Thông qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đề cập vấn đề gì trong đời sống đương đại?
8. Nếu muốn biểu diễn vở kịch này, bạn sẽ làm gì để kịch bản của Lưu Quang Vũ gần gũi hơn với đời sống đương đại?
II. XEM VỞ DIỄN
Vở kịch Lời nói dối cuối cùng được Lưu Quang Vũ sáng tác vào năm 1985, sau đó được công diễn trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ trong những năm 1986, 1987. Năm 2016, nhân kỉ niệm 28 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ, vở kịch đã được dàn dựng lại trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ, do Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung làm đạo diễn.
Nếu không có điều kiện xem trực tiếp vở diễn Lời nói dối cuối cùng trên sân khấu, bạn có thể xem các video về vở diễn này trên internet.
Trang 54
Tuỳ điều kiện từng nơi, bạn có thể xem những vở diễn khác dựa trên kịch bản chuyển thể một tác phẩm văn học nào đó mà bạn đã quen biết. Khi xem, hãy chú ý so sánh đời sống trên sân khấu và đời sống trong văn bản ngôn từ gốc của một tác phẩm văn học, từ đó, rút ra những nhận xét cần thiết về vấn đề sân khấu hoá tác phẩm văn học.
Trả lời câu hỏi
1. Đọc thông tin về ê-kíp sản xuất của vở kịch Lời nói dối cuối cùng năm 2016 và cho biết vai trò của mỗi thành phần tham gia vở kịch.
Tác giả: Lưu Quang Vũ
Đạo diễn: Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung
Họa sĩ: Nghệ sĩ Ưu tú Doãn Bằng
Nhạc sĩ: Quốc Trung
Thiết kế ánh sáng: Xuân Khánh
Biên đạo múa: Nghệ sĩ Ưu tú Cao Ngọc Ánh
Trợ lí đạo diễn: Quỳnh Dương
Truyền thông: am5
Chỉ đạo thực hiện chương trình: Giám đốc Trương Nhuận
Âm thanh: Ngọc Long – Anh Tuấn
Ánh sáng: Hoài Anh
Chỉ huy buổi biểu diễn: Nghệ sĩ Quỳnh Dương, nghệ sĩ Ngọc Quang
2. Bạn nhận xét như thế nào về cách sử dụng ngôn ngữ hình thể của diễn viên trên sân khấu? Ngôn ngữ hình thể ấy đóng vai trò gì trong việc thể hiện nhân vật?
3. Ngôn ngữ của người Việt nơi thôn quê xưa đã được thể hiện qua những yếu tố nào trong các lời đối thoại trên sân khấu?
4. Không gian sân khấu khác không gian đời thực ở điểm nào? Làm thế nào để có thể vừa truyền tải được thông điệp nghệ thuật, vừa đem lại cho người xem cảm giác sống động, tự nhiên nhất?
5. Các yếu tố như ánh sáng, âm thanh, đạo cụ có tác dụng gì?
6. So sánh kịch bản sân khấu và vở diễn, bạn có nhận xét gì về những cải biên của đạo diễn và diễn viên?
7. Làm thế nào để một vở diễn vốn được dàn dựng dựa trên truyện cổ dân gian và được viết từ hơn hai mươi năm trước lại có thể gần gũi và hấp dẫn những người xem đương đại?
8. Việc sân khấu hóa có tác động như thế nào tới số phận của tác phẩm văn chương?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn