Nội Dung Chính
Trang 55
I. ĐỌC KỊCH BÀN SÂN KHẤU
• Nếu được yêu cầu chuyển thể một tác phẩm văn học lên sân khấu, bạn sẽ chọn tác phẩm nào? Vì sao?
• Đọc truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và cho biết: Nếu chuyển thể tác phẩm này thành một tiểu phẩm sân khấu, bạn sẽ lựa chọn cảnh nào? Hãy cho biết lí do lựa chọn của bạn.
BÀI THAM KHẢO
Mị cởi trói cho A Phủ (Chuyển thể một đoạn trong Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
Mị cởi trói cho A Phủ là kịch bản chuyển thể hai trường đoạn trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) của nhà văn Tô Hoài sang ngôn ngữ sân khấu. Bối cảnh được xác định là một đêm mùa xuân với hai nhân vật chính, một nữ, một nam - những người đang lâm vào cảnh sống địa ngục ở nhà thống lí Pá Tra. Mị (nhân vật nữ) phải chịu thân phận đau khổ của người con dâu gạt nợ, tuy vậy, giấc mơ về cuộc sống tự do không hề lụi tắt, chỉ chờ dịp là bùng lên. Còn A Phủ (nhân vật nam) là một con ở gạt nợ, lúc này đang chịu hình phạt nặng nề, bị trói đứng vào cột để chờ chết. Hai người có thể đồng cảm được với nhau trong nhận thức về thân phận, cảnh ngộ và tình thế hay không? Nếu có, sự đồng cảm này sẽ dẫn họ đến những hành động gì? Rõ ràng, đây là những câu hỏi thể hiện kịch tính của sự việc
Kịch bản dưới đây đã hợp nhất và chuyển thể hai trường đoạn đặc sắc trong truyện ngắn sang hình thức nhạc kịch, có thể được dàn dựng đề biểu diễn trên nền ngôn ngữ của âm nhạc và vũ đạo.
_____________________________________________________________________________
Xem đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, trang 65-66 trong sách này.
Trang 56
Chú ý đến các chỉ dẫn sân khấu (âm thanh, ánh sáng, hành động của các nhân vật,...).
CẢNH LỄ HỘI
Một khung nhà có cửa sổ bên phải sân khấu (4 người giữ). 10 người (bao gồm MỊ QUÁ KHỨ) nhảy múa trên nền nhạc dân tộc.
(biểu cảm: vui tươi, tràn đầy sức sống)
Có tiếng sáo, tiếng nói cười.
MỊ HIỆN TẠI (ngồi trong nhà, nhìn cảnh lễ hội qua cửa sổ).
Chuyển cảnh: Mọi người rời đi.
MỊ QUÁ KHỨ (ở lại – bên trái sân khấu, vẫy tay chào tạm biệt)
CẢNH MỊ QUÁ KHỨ VÀ MỊ HIỆN TẠI
Một khung nhà có cửa sổ bên phải sân khấu (giữ nguyên).
Chia đôi sân khấu.
MỊ HIỆN TẠI
Đi ra khỏi khung nhà một cách vội vã, đưa tay ra như muốn năm lấy gì đó, nhưng lại rụt tay lại, hai tay để trước ngực.
Chú ý đến diễn xuất của các diễn viên. Cho biết diễn xuất đô thể hiện cảm xúc gì của nhân vật.
MỊ QUÁ KHỨ
Sau khi tạm biệt đám người, múa cùng MỊ HIỆN TẠI
MỊ HIỆN TẠI
(Biểu cảm nuôi tiếc, đau đớn mắt ngước cao nhìn trời.)
(Hát)
Tôi mơ về nơi tình yêu nhân thế
Khi xung quanh đây chẳng còn cõi lầm than
Tôi mơ về nơi tình yêu không chết
Khi xuân đang sang và tiếng sáo bình an
Khi tâm hồn đây còn chưa tăm tối
Ngập trong màn đêm, quạnh hiu chốn chiều hôm
Thanh âm mênh mang buồng không heo hắt
Vùi sâu thật sâu địa ngục chốn trần gian.
Đưa tay lên ngực, nhìn sang phía MỊ QUÁ KHỨ
MỊ QUÁ KHỨ đang múa
______________________________________________________
Lời bài hát được mô phỏng theo ca khúc / dreamed a dream (Tôi mơ một giấc mơ) trong vở nhạc kịch Những người khốn khổ được công diễn lần đầu vào năm 1980 tại Pháp.
Trang 57
CẢNH MỊ CỞI TRÓI CHO A PHỦ
Chú ý đến hiệu ứng ánh sáng và diễn xuất của diễn viên.
ÁNH SÁNG
Ánh sáng tự nhiên/ ánh sáng xanh 50%, đèn phía trên và phía trước chiếu vào A Phủ ở đoạn "Tôi mơ...".
Đèn phía trước chiếu vào Mị khi đi vào, ánh sáng tự nhiên 60% (để nhìn thấy diễn viên phụ).
Ánh sáng mạnh dần lên khí Mị tiến tới chỗ A Phủ.
Đèn phía trên chiếu vào A Phủ, đèn phía trên và phía trước chiếu vào Mị.
Ánh sáng xanh cảnh cởi trói.
Ánh sáng tự nhiên 50%, đèn phía trước chiếu vào A Phủ và Mị.
Đèn tắt toàn bộ.
Ánh sáng bật chỉ tập trung vào A Phủ bị trói và Mị.
A PHỦ
(Hướng mặt về phía xa xăm
Các bóng ma múa hình tượng đây thừng xuất hiện
Biểu cảm sợ sệt
Cố gắng phản kháng nhưng không thể.)
(Hát)
Tôi mơ về nơi bình minh đang tới
Tan bao vinh quang của ngày tháng còn đâu
Bơ vơ tôi mơ tình yêu đã chết
Không gian hoang vu chỉ còn có mình ta
Màn đêm tới không chút hi vọng
Vờn những bóng ma lang dại còn vương
Hoà trong tiếng âm u nơi này
Cùng giết chết tâm hồn héo hơn.
MỊ
(Hát đuổi cùng lúc với A Phủ)
Hoà trong tiếng âm u nơi này
Cùng giết chết tâm hồn héo hơn... ôi tôi dâng lấy
Trang 58
MỊ
(Ôm nồi cơm bước ra từ cánh gà.
Đặt lên bếp thổi lửa.
Biểu cảm buồn chán, không cảm xúc.
Liếc nhìn A Phủ rồi lại làm việc.)
A PHỦ
(Sự vùng vẫy yếu dần, buông thông tay bất lực.)
(Hát)
Lặng thình nhìn căn phòng hoang heo hắt
MỊ (hát đuổi)
... Máu xiết lấy tấm thân gây
A PHỦ
Ôi... tâm hồn ta, lìa xác với trần gian
MỊ (hát đuổi)
... Loài người tàn ác một đời
A PHỦ
Tôi đang đôi tay ghì chặt thân thể
MỊ (hát đuổi)
... Mơ tình yêu nhân thế
A PHỦ
Mang bao âu lo tôi dâng tặng người
MỊ (hát đuổi)
... Tan bao âu lo trong lòng này
MỊ
Như bao thanh âm lạc trong đêm tối
Thanh xuân chơi vơi hoà tiếng sáo còn vang
Nhen lên trong tim là bao mơ ước
Tương lai không giam người trong kiếp khổ đau.
(Toan lại gần cứu thì bị cản lại bởi bóng ma
Múa hình tượng dây trói của chính Mị
Bật ra khỏi bóng ma
Chạy đến bên A Phủ
Chú ý chỉ dẫn diễn xuất.
Trang 59
Đưa tay nâng mặt A Phủ lên, nhìn một lúc rồi đặt xuống
Nhìn ngó xung quanh, sờ vào đây trói xung quanh A Phủ
Biểu cảm xót thương, lo lắng
Giọng hổn hển.)
Chú ý sự thay đổi trong hình thức lời thoại của nhân vật so với đoạn đầu.
Chúng nó thật độc ác, chúng nó bắt trói người ta thâm tím cả mình mấy. Chỉ đêm mai thôi là người kia chết. Chết đau, chết đới, chết rét, phải chết. Nhưng lỡ như cha con thống lí biết ta đã cởi trói cho hắn, ta cũng sẽ chết trên cái cọc ấy. Đến chết số phận cũng gắn vào một cái cọc, chết dưới lần dây hung hãn của một lũ ác độc.
(Cúi đầu suy nghĩ
Đứng thẳng dậy, hít một hơi lấy dũng khí
Giọng quả quyết.)
Không, A Phủ không thể chết được. Ta phải cứu lấy hắn, phải cứu lấy một mảnh đời bi thảm như ta.
(Chạy lại gỡ từng cánh tay đang tạo hình dây thừng ôm lấy A Phủ
Ánh sáng dần lan khắp sân khấu.)
A PHỦ
(Đổ nạp xuống vì mất sức.)
MỊ
(Dìu A Phủ đây, thúc giục, lay cho tỉnh
Giọng vội vã)
A Phủ chạy, chạy đi...
A PHỦ
(Ngoảnh nhìn Mị
Biểu cảm thương xót lo lắng
Giọng hồn hển.)
Còn cô... cô thì sao?
MỊ
(Lắc đầu, tiếp tục lay A Phủ dậy
Giọng vội vã)
Đừng lo cho tôi, chạy... chạy đi...
Trang 60
A PHỦ
(Nhìn Mị một thoáng rồi vùng chạy nhanh
Đang chạy thì hơi ngã khuỵu vì đau, tay ôm bắp đùi.)
MỊ
(Cúi đầu suy nghĩ
Ngẩng bật dậy
Giọng quả quyết, vội vã, hét.)
A Phủ cho tôi theo với
(Đứng dậy vừa chạy đến vừa nói.)
Cho tôi... cho tôi theo với
Nắm lấy cánh tay A Phủ
Ở lại đây thì chết mất.
A PHỦ
(Nhìn Mị một hồi
Gật đầu dứt khoát
Hít một hơi lấy dũng khí
Cầm tay Mị chạy khỏi sân khấu.)
Dẫn chuyện: Sau khi vượt qua muôn vàn khó khăn trắc trở, A Phủ và Mị đến được Phiềng Sa. Từ phía xa, họ đã nhìn thấy vẻ đẹp trù phú của rừng núi nơi đây cùng với những người dân chân chất đang hăng say lao động. Một tương lai mới đang vẫy chào hai người.
(Tập thể lớp M49, khoá 2017 – 2020, Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trả lời câu hỏi
1. Kịch bản sân khấu đã có thay đổi như thế nào về bố cục so với tác phẩm văn học? Sự thay đổi đó có thuyết phục không? Vì sao?
2. Những đoạn miêu tả nội tâm trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã được chuyển thể thành những yếu tố nào trong kịch bản sân khấu? Cách chuyển thể đó tạo nên hiệu ứng gì đối với người xem?
3. Các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, đạo cụ,... đã được sử dụng như thế nào trong kịch bản sân khấu? Nếu biểu diễn vở kịch, bạn sẽ điều chỉnh những yếu tố đó ra sao để phù hợp với điều kiện hiện có của mình?
Trang 61
4. Những chỉ dẫn diễn xuất có phù hợp với lời thoại của nhân vật và với nội dung, thông điệp của kịch bản hay không? Nếu được viết lại, bạn muốn thay đổi những gì?
5. Theo bạn, khi chuyển thể một tác phẩm văn học sang một kịch bản sân khấu, có thể sáng tạo những gì? Đâu là điều không thể thay đổi?
6. Hãy nhận xét về cách chuyển thể của tác giả trong kịch bản và đề xuất những thay đổi đề vở kịch có thể gần gũi hơn với khán giả dựa trên gợi ý sau:
NHẬN XÉT VỀ KỊCH BẢN | ||
Hạng mục | Đánh giá | Đề xuất thay đổi |
Bố cục | ||
Nhân vật | ||
Lời thoại | ||
Âm thanh | ||
Ánh sáng |
II. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BÀN CỦA HOẠT ĐỘNG SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Kịch bản
Kịch bản thể hiện ý tưởng chi phối quá trình sân khấu hoá. Kịch bản đòi hỏi người viết phải cân nhắc về thời gian và điều kiện khả thi. Thành tố quan trọng nhất của kịch bản là
hành động và lời thoại.
Hành động trên sân khấu không chỉ là động tác diễn viên thể hiện mà còn là sự biểu lộ ra bên ngoài mục đích, động cơ, lí tưởng của nhân vật để đạt được một kết quả nào đó. Hành động thường được biểu hiện một cách ước lệ. Ví dụ, trên sân khấu chèo, diễn viên có thể sử dụng chiếc quạt như một đạo cụ để thể hiện các hành động như đọc tờ lệnh của nhà vua (diễn viên xoè quạt ra, nhìn vào đó đọc chăm chú) hoặc trừng trị kẻ có tội (diễn viên cúp quạt vào rồi lại xoè quạt ra),...
Lời thoại trong kịch bản sân khấu có thể là lời đối thoại, tức lời các nhân vật nói với nhau, hoặc lời độc thoại, tức là lời nội tâm của nhân vật được thể hiện công khai trước khán giả. Bên cạnh đó, còn có thể nói tới bàng thoại – tức lời nhân vật nói với khán giả. Chẳng hạn, trong kịch của Béc-tôn Bơ-rếch (Bertolt Brecht), thường có hiện tượng các nhân vật đang trò chuyện với nhau thì bỗng một nhân vật tiến về phía khán giả,
Trang 62
nói với họ một vài câu để giải thích tình huống, chia sẻ một bí mật và giả định các nhân vật khác (trên sân khấu) không nghe thấy lời nói của mình. Thoại trong kịch bản sân khấu hoá cần phải là một thứ ngôn ngữ sắc sảo, gây ấn tượng mạnh bởi sự rõ ràng của quan điểm cá nhân hoặc những cách nói đặc biệt, dễ ghi sâu vào trí nhớ của người xem và lời
thoại không nên là những lời tản mạn, vu vơ, thiếu tính biểu cảm.
2. Dàn dựng
Nghệ thuật sân khấu vốn dĩ là loại hình nghệ thuật mang tính tập thể cao, nên việc sân khấu hoá tác phẩm văn học, dù chỉ diễn ra trong không gian học đường, vẫn là hoạt động
đòi hỏi khả năng làm việc nhóm, trong đó, sự phân công công việc theo năng lực và yêu cầu của nhiệm vụ học tập là rất cần thiết.
Ba thành phần cần phải quan tâm nhất trong hoạt động này là: kịch bản, đạo diễn (người làm việc với kịch bản, diễn viên và các thành viên khác trong nhóm để chuyển hoá văn bản ngôn từ của kịch bản thành một hoạt cảnh trình diễn); diễn viên (nhân tố hiện thực hoá ý đồ của kịch bản và đạo diễn trên sân khấu). Tuy nhiên, chỉ diễn viên là thành phần được hiện diện trực tiếp trên sân khấu, dù không có kịch bản và đạo diễn thì diễn viên không thể thực hiện được vai trò của mình.
Người được giao nhiệm vụ đạo diễn cần tư duy về loại hình sân khấu mà mình sẽ lựa chọn để sân khấu hoá tác phẩm văn học. Đó có thể là loại hình sân khấu truyền thống hoặc hiện đại. Trong môi trường học đường, học sinh cũng có thể thể nghiệm các hình thức sân khấu lai ghép như kịch và âm nhạc, kịch và múa,... Việc tính toán dàn dựng sân khấu (trong điều kiện có thể) cũng là việc phải lưu tâm. Chẳng hạn, cần thiết kế phông nền sân khấu như thế nào đề làm sống dậy bối cảnh, đặc biệt là những kịch bản lấy bối cảnh đặc thù như thời quá khứ hay không gian thiên nhiên.
Đối với diễn viên, diễn xuất không bao giờ chỉ là việc đọc thoại. Để diễn xuất tốt, diễn viên phải cảm thụ được kịch bản và nhân vật, chỉ khi đó mới có thể hình dung được các cách biểu hiện tính cách, nội tâm hay tư tưởng của nhân vật sao cho có thể gây ấn tượng mạnh với công chúng.
III. CÁC BƯỚC SÂN KHÂU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Hình thành ý tưởng
Chọn hiện tượng văn học
Bạn có thể chọn một nhân vật, tác phẩm, đoạn trích gây ấn tượng với bạn (gợi mở suy nghĩ, đối thoại, tưởng tượng, sáng tạo) hoặc gần gũi, quen thuộc, có khả năng gọi hứng thủ, sự đồng cảm, quan tâm của người xem.
Tìm kiếm ý tường sân khấu hoá
Ngoài việc sử dụng các chất liệu sân khấu để minh hoạ cho tác phẩm văn học, bạn cũng có thể phóng tác các tác phẩm văn học theo nhiều cách khác nhau: đối thoại với nhân vật,
Trang 63
đối thoại với tác giả, thay đổi điểm nhìn, kể tiếp câu chuyện, thay đổi kết thúc, thêm vào một nhân vật mới, thay đổi hình tượng nhân vật đã quen thuộc, thay đổi bối cảnh sống
của nhân vật,... Tuỳ vào thông điệp mà bạn muốn truyền tải tới người xem, bạn có thể lựa chọn những cách phóng tác khác nhau.
Lựa chọn hình thức biểu diễn
Trình diễn vở kịch một cách trực tiếp trên sân khấu hoặc trình diễn gián tiếp thông qua các video, webdrama trên những phương tiện truyền thông như trang web, trang mạng
xã hội,... Bạn cũng có thể lựa chọn các hình thức nghệ thuật khác nhau để trình diễn vở kịch như kịch nói, nhạc kịch, kịch hình thể, tuồng, chèo, múa rối,...
Lập dàn ý cho kịch bản
Để lập dàn ý cho kịch bản, cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi sau:
- Phần biểu diễn trên sân khấu sẽ chia thành các màn/ hồi như thế nào?
- Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự ra sao?
- Tầm quan trọng của từng cành là gì?
- Thông điệp bạn muốn truyền tải trên sân khấu là gì?
- Cần sắp xếp các yếu tố sân khấu ra sao để làm nổi bật thông điệp đã xác định?
Viết kịch bản
Kịch bản sân khấu là khâu trung gian để chuyển tác phẩm văn học (một loại hình nghệ thuật dùng đề đọc) sang trình diễn sân khấu (một loại hình nghệ thuật nghe nhìn). Việc
triển khai kịch bản sân khấu phụ thuộc chặt chẽ vào loại hình nghệ thuật mà bạn sử dụng để trình diễn, ví dụ: kịch bản cho một vở chèo khác với kịch bản cho một vở kịch hình thể. Song nói chung, việc viết kịch bản thường có các thao tác sau:
- Ghi tiêu đề kịch bản, tên tác giả, tác phẩm văn học mà bạn chuyển thể ở phần mở đầu của kịch bản.
- Ghi tiêu đề cảnh mỗi khi chuyển sang cảnh mới.
- Mô tả bối cảnh và hành động: Miêu tả ngắn gọn thời gian, địa điểm, giới thiệu tóm lược về nhân vật, cung cấp những chỉ dẫn về hành động, thái độ, ngữ điệu của nhân vật để có thể cụ thể hoà ý đồ của vở kịch trên sân khấu.
Tập dượt theo kịch bản và chỉnh sửa kịch bản
Quá trình tập dượt kịch bản là quá trình hiện thực hoá các ý tưởng sân khấu. Trong đó, đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ thiết kế,... đều trở thành những người đồng sáng tạo. Vì thế, quá trình tập dượt cũng đồng thời là quá trình sáng tạo và tiếp tục chỉnh sửa kịch bản ban đầu.
Trang 64
Biểu diễn
Mỗi loại hình sân khấu có một ngôn ngữ biểu đạt riêng, song toàn bộ quá trình biểu diễn trên sân khấu phải dựa trên sự hiểu biết và cảm nhận sâu sắc về nhân vật và thông điệp
trong vở kịch. Trong quá trình biểu diễn, cần lưu ý:
– Giọng nói trên sân khấu khác với giọng đối thoại trong giao tiếp đời thường, vì đó là giọng của nhân vật.
– Cử chỉ, hành động, hình thể cần lột tả rõ ý chí, động cơ, tính cách của từng nhân vật.
– Phông nền sân khấu mang tính ước lệ, vừa phải lột tả được thông điệp của vở kịch, vừa phải đem lại cho người xem cảm giác đó là không gian tự nhiên.
– Âm thanh, ánh sáng, đạo cụ,... cần được phối hợp để lôi cuốn người xem và góp phần biểu đạt thông điệp của vở diễn.
Lưu ý: Đối với các hình thức sân khấu hoá tác phẩm văn học như ngâm thơ, trình diễn thơ, hát ca khúc phổ thơ, diễn xướng sử thi hay truyện thơ,... có thể không nhất thiết tuân theo các bước trên. Tuy nhiên, vẫn cần định hình ý tưởng, cân nhắc về tính phù hợp của động tác trình diễn, trang phục và các hiệu ứng mà màn trình diễn có thể đem đến cho người thưởng thức.
IV. THỰC HÀNH
1. Thử diễn xuất một kịch bản chèo hoặc tuồng được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập một.
2. Sân khấu hoá truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao), bắt đầu từ lời kể của nhân vật anh con trai lão Hạc.
3. Dàn dựng màn đối thoại giữa một nhân vật là con người hiện đại với nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) nhằm làm rõ lựa chọn của Ngô Tử Văn.
4. Đặt sự kiện được kể trong đoạn trích Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) vào bối cảnh đời sống đương đại và dàn dựng thành một vở kịch ngắn trên sân khấu.
5. Dàn dựng một màn đối thoại với các nhân vật trong truyện dân gian Việt Nam.
Trang 65
TƯ LIỆU
Vợ chồng A Phủ (Trích)
Tô Hoài
Tóm tắt: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài sáng tác vào năm 1952 và cho in trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là Mị và A Phủ, đôi trai gái người Mông ở vùng Hồng Ngài, Tây Bắc. Mị là một cô gái xinh đẹp, tài hoa và yêu chuộng tự do. Vì gia đình có nợ nhà thống lí Pá Tra một khoản tiền từ lâu chưa trả được nên Mị bị A Sử – con trai của thống lí – bắt về làm vợ. Từ đó, Mị phải làm con dâu gạt nợ, chịu sự bóc lột cả về thể chất lẫn tinh thần, sống khổ sở hơn cả trâu ngựa. Thế nhưng, vào một đêm tình mùa xuân, khi nghe tiếng sáo gọi bạn từ xa vằng tới, Mị đã bồi hồi nhớ về thời thiếu nữ và muốn thoát khỏi cuộc sống ngục tù trong nhà thống lí Pá Tra. Nhưng khát vọng giải thoát và hướng đến tự do của Mị đã bị A Sử dập tắt phũ phàng. Sau đêm ấy, Mị lại trở về với nếp sống lầm lũi, câm lặng, chịu đựng, sống mà như đã chết. A Phủ là một chàng trai mồ côi cha mẹ từ nhỏ, khoẻ mạnh và dũng cảm. Trong hội xuân, A Phủ đã đành A Sử do bất bình về những hành động gây sự của hắn. Việc này khiến A Phủ bị nhà thống lí Pá Tra bắt phạt vạ 100 đồng bạc. Vì không có tiền nộp phạt, A Phủ phải làm con ở để trừ nợ, được giao việc chính là chăm sóc đàn bò của nhà thống li. Một lần, do đề hồ về mất một con bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra trừng phạt, bị trói đúng vào cột trong nhiều ngày giữa trời giá lạnh, không được cho ăn uống, chỉ còn chờ chết. Trước cảnh A Phủ chịu hình phạt tàn nhẫn này, ban đầu Mị thờ ơ, dùng dưng, nhưng khi bất chợt nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị đã thay đổi. Cô quyết định cởi trói cứu A Phủ, cùng A Phủ bỏ trốn sang Phiềng Sa rồi kết duyên vợ chồng.
Cảnh đêm tình mùa xuân và cảnh Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ được xem là hai trường đoạn đặc sắc, miêu tả sống động những biến chuyển trong tâm lí của nhân vật Mị.
***
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao
nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng. Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy đóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thúc sười lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trùng trùng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhung Mị vẫn thản nhiên thổi lửa,
Trang 66
hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lẽ mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hồm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mỹ chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mỹ nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mỹ đã cởi trói cho nô, Mị liền phải trôi thay vào đấy, Mỹ phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mỹ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mỹ chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật súc vung lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mỹ cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mỹ vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng đốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: "Đi với tôi". Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
(Lược phần cuối: Hai người thành vợ chồng và trốn sang Phiềng Sa. Quân Pháp tràn tới, dân Phiềng Sa lại hoang mang lo sợ. A Châu, cán bộ Đảng đã tìm đến. A Phủ kết nghĩa anh
em với A Châu. Rồi A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng với Mị và đồng đội bảo vệ quê hương.)
(Theo Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 13 – 14)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn