Tri Thức Tổng Quát | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 | Chuyên Đề 3: Đọc, Viết, Giới Thiệu Một Tập Truyện Ngắn Hoặc Một Tiểu Thuyết - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 - Chuyên Đề 3 - Tri Thức Tổng Quát

Nội Dung Chính

  1. Thơ

Trang 67

Yêu cầu cần đạt

•  Biết cách đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

•  Biết cách viết bài giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

•  Biết cách trình bày, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

Thơ

Thơ là dạng thức tổ chức ngôn từ nghệ thuật biểu cảm, có nhạc tính, gần với lời ca, tiếng hát, phân biệt với văn xuôi vốn sử dụng ngôn từ gần với lời nói thông thường. Ý thơ thường hàm súc, cô đọng, xúc cảm trong thơ thường được dồn nén, song thế giới nghệ thuật thơ lại được kiến thiết bởi những hình ảnh, sắc màu sinh động, giàu tính biểu trung với những phép chuyên nghĩa, những kết hợp ngôn từ ấn tượng, có thể được "lạ hoá", khơi gợi liên tưởng phong phú, do vậy mà đa nghĩa, có nhiều hàm ý. Với tổ chức ngôn từ như thế, thơ có khả năng diễn tả những suy tư, tình cảm mãnh liệt hoặc những rung cảm tinh tế, phức tạp, đôi khi mơ hồ, khó lí giải của con người đối với những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.

Thơ rất đa dạng về loại và thể. Về loại hình sáng tác, có thể phân biệt thơ trữ tình với thơ tự sự (sử thi, truyện thơ,...), kịch thơ, hoạt cảnh thơ. Về thể thơ, có thể phân biệt những thể thơ có thi luật ổn định như thơ lục bát, song thất lục bát, các thể thơ Đường luật, thơ xon-nê (sonnet), thơ hai-cư (haiku).... với thơ tự do, thơ văn xuôi. Về dung lượng, có thể phân biệt bài thơ nhỏ với trường ca. Về đề tài, có thơ ngụ tình (tình cảm giữa con người với con người, với gia đình, quê hương, Tổ quốc,...), thơ thuyết lí (suy tư về những triết lí nhân sinh, đạo đức,...), thơ tả cảnh (thể hiện cảm xúc trước một cảnh thiên nhiên hay khung cảnh nào đó), thơ tức sự (thể hiện cảm xúc, suy tư trước một sự việc, hiện tượng, một tình huống cuộc sống nào đó) hay những dạng phức hợp của các đề tài trên.

Trang 68

Mỗi một thời đại thi ca, cũng như một trào lưu, trường phái thi ca có một vẻ mặt riêng, được xác định bằng những đề tài, chủ đề, thể thơ, hình ảnh thơ, kiểu nhân vật trữ tình, phương thức cấu tứ,... mang tính đặc trưng.

Một số bài thơ có thể được chính tác giả hay người tuyển chọn hợp lại thành chùm thơ, dựa trên sự thống nhất hay liên quan với nhau về đề tài, chủ đề, giai đoạn sáng tác, thể loại,...

Tập hợp nhiều bài thơ (có thể xen lẫn cả trường ca) trong một cuốn sách làm thành tập thơ.

Tập thơ có nhiều loại:

Tập thơ của một tác giả có thể được chính tác giả hay người biên soạn, nhà xuất bản tuyển lựa theo các tiêu chí khác nhau: thời gian, địa điểm, giai đoạn sáng tác, hoặc loại hình tác phẩm (thể thơ, đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình tượng....). Nhan đề của tập thơ có thể được đặt theo tên một bài thơ, trường ca tiêu biểu nhất, cũng có thể được đặt theo tiêu chí lựa chọn dựa vào tính tiêu biểu của tác phẩm. Vì vậy, nhiều tập thơ có tên là Tuyển tập.

Tập thơ của nhiều tác giả được nhóm tác giả hay người biên soạn, nhà xuất bản tuyển lựa. Việc tuyển lựa có thể được tiến hành theo tiêu chi giai đoạn lịch sử, thời đại, thành phần xã hội, lứa tuổi, giới tính, trào lưu, trường phái.... theo tiêu chí loại hình tác phẩm (thể thơ, đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình tượng....). Một tập thơ như thế có khi mang tên một bài thơ, trường ca tiêu biểu được chọn đưa vào sách, nhưng cũng có khi mang tên mới, được đặt trong quá trình làm sách, không gần với bài cụ thể nào, miễn sao bao quát được vấn đề, khía cạnh chung nào đó của cả tập.

Truyện ngắn

Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, thường được viết bằng văn xuôi, ngắn gọn, súc tích. Hệ thống tình tiết, chi tiết trong truyện ngắn cô đúc, tập trung cao độ vào một câu chuyện diễn ra trong một không gian, thời gian dồn nén, trong đó có thể có một tình huống truyện được "lạ hoá" đến bất thường với một biến cố làm thay đổi cuộc sống của nhân vật. Truyện ngắn thường được tổ chức đơn tuyến, nếu có mở rộng cũng là theo nguyên tắc liên tưởng, tương phản, có thể tỉnh lược những móc nối, những dẫn dắt. Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, song phông nền, bối cảnh có thể gọi liên tưởng bao quát từ một lát cắt cuộc sống đến cả một đời người, một thời đại, một mô hình cuộc sống.

Truyện ngắn khi đăng tải trên báo, tạp chí thường kỉ có thể được tác giả hay người tuyển chọn móc nối, nhóm lại với nhau thành truyện ngắn bộ đôi, bộ ba hay chùm truyện ngắn.

Tập hợp nhiều truyện ngắn trong một cuốn sách làm thành tập truyện ngắn.

Trang 69

Tập truyện ngắn có thể có các loại:

Tập truyện ngắn của một tác giả là kết quả tuyền lựa của chính tác giả hay người biên soạn, nhà xuất bản theo các tiêu chí: thời gian, địa điểm, giai đoạn sáng tác,...; loại hình tác phẩm (loại truyện, đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình tượng....). Nhan đề của tập truyện ngắn có thể lấy theo nhan đề một truyện nào đó từng được dư luận tán thường rộng rãi, cũng có thể lấy tên chung là Tuyển tập (theo tiêu chí đã được xác định từ trước).

Tập truyện ngắn của nhiều tác giả được chính nhóm tác giả hay người biên soạn, nhà xuất bản tập hợp theo tiêu chỉ giai đoạn lịch sử, thời đại, thành phần xã hội, lứa tuổi, giới tính, trào lưu, trường phái,... hay tiêu chí loại hình tác phẩm (loại truyện, đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình tượng....). Nhan đề của tập truyện ngắn có thể là tên một truyện nỗi bật, cũng có thể là một tên mới được đặt ra dựa vào điểm chung nào đó giữa các truyện.

Tiểu thuyết

Tiểu thuyết là loại hình tự sự cỡ lớn, có khả năng tạo nên một thế giới nghệ thuật hư cấu bao quát thời gian, không gian sống của nhiều nhân vật. Khác với sử thi, tiểu thuyết có thể bao quát cả cuộc sống cộng đồng, nhưng bao giờ cũng tập trung sự chú ý vào những khía cạnh như cuộc sống sinh hoạt thường ngày, những suy tư, trăn trở, những biến động tâm lí, tính cách của con người đời tư được miêu tả như người đương thời, gần gũi với người đọc.

Mạch truyện kể của tiểu thuyết thường được ngắt thành các chương (hồi) hay được phân ra thành phần, quyền, tập. Không hằn vì tiểu thuyết có dung lượng lớn mà tác giả phải ngắt mạch kẻ thành các chương, phần như vậy. Đối với nhiều tiểu thuyết, việc chia chương, phần.... có tác dụng giúp tác giả dễ dàng chuyển từ tuyến truyện này sang tuyến truyện khác, từ nhân vật này sang nhân vật khác, thay đồi giọng kể, điềm nhìn, tạo tương phản đối sánh, trì hoãn hoặc tăng tốc độ sự kiện, hành động, tạo nhịp điệu cho mạch truyện kể.

Một tiểu thuyết có thể có nhiều nhân vật chính và trong số đó, nhân vật nào đóng vai trò quan trọng hơn cả trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Ở trường hợp tiểu thuyết chỉ có một nhân vật trung tâm, câu chuyện về nhân vật trung tâm đó sẽ đóng vai trò chủ đạo trong cốt truyện. Trường hợp tác phẩm có đến mấy nhân vật trung tâm thì tương quan giữa các nhân vật sẽ cho thấy xung đột cơ bản của tác phầm hoặc sự đa dạng của những hệ giá trị khác nhau tồn tại đồng thời trong cuộc sống.

Những nhân vật phụ không tham gia nhiều vào vận động chung của cốt truyện, song vẫn có thể ít nhiều đóng vai trò tạo phông nền, bối cảnh, vai trò môi giới, xúc tác cho cốt truyện vận động, góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Tin tức mới


Đánh giá

Tri Thức Tổng Quát | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 | Chuyên Đề 3: Đọc, Viết, Giới Thiệu Một Tập Truyện Ngắn Hoặc Một Tiểu Thuyết - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Vật Lí 10

Công nghệ trồng trọt 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Hóa học 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.