Phần 2: Viết Bài Về Một Tập Thơ, Một Tập Truyện Ngắn Hoặc Một Tiểu Thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 | Chuyên Đề 3: Đọc, Viết, Giới Thiệu Một Tập Truyện Ngắn Hoặc Một Tiểu Thuyết - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 - Chuyên Đề 3 - Phần 2: Viết Bài Về Một Tập Thơ, Một Tập Truyện Ngắn Hoặc Một Tiểu Thuyết


Trang 77

I. MỤC ĐÍCH VIẾT

Viết về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết là hình thức trình bày kết quả của sự tiếp nhận, thẩm thấu, đánh giá những nội dung đã được đọc bằng ngôn ngữ viết.

Việc viết về một tác phẩm đã đọc có nhằm tới những mục đích khác nhau, hướng đến những đối tượng người đọc khác nhau như:

– Khi thiên về nghiên cứu, viết gắn liền với việc đưa ra những phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích về tác phầm, giúp người đọc nhận ra được những giá trị sâu sắc của tác phẩm. Bài viết lúc này có cấu trúc gần như văn bản nghị luận.

– Khi thiên về thưởng thức, rung cảm, tri âm, viết là bày tỏ những cảm xúc, rung động và trải nghiệm của cá nhân người viết về một số phương diện, giá trị nổi bật của tác phẩm, lấy ra những nét đặc sắc nhất về nội dung và nghệ thuật đề bình giá, làm rõ những giá trị thẩm mĩ của văn bản với sự đồng điệu của cái tôi tác giả – người viết. Bài viết lúc này có
tính chất của một văn bản biểu cảm.

– Khi thiên về giới thiệu, quảng bá, viết là truyền tải đến người đọc những thông tin quan trọng về nội dung và nghệ thuật của văn bản, dấu ấn riêng của tác giả, điểm đặc biệt
của văn bản trong quá trình sáng tác hoặc những điểm hấp dẫn về xuất bản,... phù hợp với thị hiếu và sự tiếp nhận của người đọc. Văn bản được tạo lập lúc này thường là văn bản thông tin.

Bạn sẽ hướng tới mục đích nào khi viết về tác phẩm bạn đã đọc?

II. MỘT SỐ HƯỚNG VIẾT BÀI

1. Viết theo hướng nghiên cứu văn học

Để viết bài theo hướng này, người viết phải có sự chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng: tìm hiểu từ đặc điểm phong cách của tác giả tới bối cảnh sáng tác của cả thời kì hoặc nền văn học; bên cạnh việc tham khảo nhiều tài liệu nghiên cứu đã có về đối tượng, cần xây dựng được cho mình một quan điểm đánh giá rõ ràng, những luận điểm chính đều phải được triển khai đầy đủ với hệ thống dẫn liệu, bằng chứng phong phú, sát hợp; đảm bảo sự kết hợp nhuần nhị giữa những đánh giá khái quát và phân tích cụ thể, tinh tế, làm nổi bật được nét đặc sắc của đối tượng (tập thơ, tập truyện ngắn hay cuốn tiểu thuyết).

Trang 78

Ngôn ngữ được sử dụng trong bài viết theo hướng này cần đảm bảo tính khách quan, khoa học, nên tiết chế việc biểu lộ cảm xúc chủ quan hay triền khai những liên tưởng, liên hệ "ngoài ria", ít gắn với trọng tâm của vấn đề được bàn tới.

ĐỌC VĂN BẢN

Tựa “Gió đầu mùa"

Khái Hưng

Tác giả bài tựa đã giới thiệu quan niệm về truyện ngắn của Thạch Lam theo cách nào?

Viết truyện ngắn nào có khó gì đâu! Một sự xảy ra ở ngoài phố làm rung động trái tim ta, một câu chuyện thuật trong phòng khách làm nở một nụ cười khoái trá trên môi ta, một khu rừng âm u lạnh lẽo, một xóm nhà tranh rải rác dưới ven đổi, một cái quán bán nước, một cái xe với anh phu kéo,... hay không cái gì cả, sự trống rỗng một phút, một giây của tâm hồn. Những cảnh tượng ấy dù trọng dù khinh đều là đầu để câu chuyện, đều kích thích trí nghĩ ta mà ngấm ngầm tự cấu tạo nên một truyện ngắn. Ta chỉ việc viết lên giấy những điều trông thấy, nghe thấy và những ý tưởng nấy ra trong thâm tâm ta. Có thế thôi. Cái khó - nếu quả có cái khó - chỉ ở chỗ phải biết có thế thôi.

Đó là quan niệm về truyện ngắn của Thạch Lam, tác giả tập truyện Gió đầu mùa.

Theo tác giả, những câu chuyện đượcbkể trong truyện của Thạch Lam có đặc điểm gì?

Một gia đình hai vợ chồng trẻ với đứa con đầu lòng mới ra đời, một dãy phố chợ tối tàn với bọn ngụ cư nghèo đói, cái vui sướng của một người thất nghiệp về làng sống với dân quê, sự đùa bỡn oái oăm của duyên số, cái kết quả tai hại của một cơn giận, súc áp bức quyết liệt của sự đói, cái chết đau đớn của người bạn trẻ nghèo. Toàn những chuyện giản dị cả. Muốn tả những sự xảy ra hằng ngày ấy, tác giả không cần đến những tình tiết ngoắt ngoéo, tối tăm, nhiều khi rất trẻ con mà ta thấy nhan nhản trong những truyện kiểu cách, loè loẹt của những nhà văn thiếu thành thực.

Tác giả đánh giá như thế nào về phẩm chất thành thực trong truyện của Thạch Lam? Qua đánh giá đó, có thể nhận ra quan niệm gì của chính người viết bài tựa?

Thành thực, đó là đức tính không có không được của nhà văn. Ở Thạch Lam, sự thành thực lại trở nên sự can đảm. Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vì sự thành thực (nhất trong truyện Ngày mới). Tôi xin thú thực rằng những điều xét nhận gay go về mình và những người sống chung quanh mình, tôi cũng thường có, song vị tất đã dám viết ra. Nhưng sao lại thế nhỉ? Đáng lẽ bọn nhà văn chứng ta ai ai cũng phải can đảm hơn người thường. Đáng lẽ ta phải

Trang 79

mạnh bạo viết nên điều mà mọi người, mà ta, nhất là ta, giấu kĩ ở tận đáy linh hồn, những nỗi băn khoăn, những nỗi vui mừng, lo sợ, tức tối, thèm muốn, ghen ghét đang ẩn náu trong khối óc, trong trái tim ta. Tôi vẫn ước ao có cái can đảm ấy, nhưng không sao có được, cái can đảm mà tôi thấy ở Tôn-xtôi (Tolstoy), mà trong đám văn sĩ mới nước ta tôi thấy ở Thạch Lam.

Lòng ta là một thế giới mênh mông. Nếu ta để trí suy xét của ta len vào các ngách các nơi kín tối, chăm chỉ tìm tòi, ta sẽ thấy nhiều sự mới lạ. Tưởng sống tới trăm tuổi ta
cũng không biết thực rõ được lòng ta.

Phải tả chân thường khoe khoang chỉ suy xét theo phương diện khách quan. Nhưng chỉ theo phương diện khách quan liệu có được không? Tả một người giận dữ mà chỉ tả những hiện trạng của sự giận dữ thì bức tranh của ta không thể đầy đủ được. Muốn nó đầy đủ, ta phải hỏi lòng ta, ta phải hỏi kí ức ta xem khi ta tức giận thì ý nghĩ và tính tình ta ra sao, thì cảm giác ta ra sao, hơn thế, ta phải sống lại một cơn giận.

Người chủ động trong truyện Một cơn giận của Thạch Lam có thể chỉ là Thạch Lam. Ông tự vẽ ông. Nhưng cũng có thể là bức tranh tả chân hết thảy ai ai trong một cơn giận vô lí giữa lúc ta thấy "lòng ta chán nản và buồn bực, những ngày mà tự nhiên không hiểu sao, ta thấy khó chịu và hay gắt gỏng".

Tác giả bày tỏ sự đồng cảm với "phương diện chủ quan trong truyện của Thạch Lam như thế nào? Vì sao có sự đồng cảm đó?

Có lẽ vì không bao giờ rời bỏ phương diện chủ quan nên Thạch Lam dễ làm ta rung động: trước ta, chính ông đã rung động. Tả cái lạnh đầu mùa, ông nhớ ngay tới cảm giác mà ông có “một đêm mưa rào rồi trời bỗng đổi ra gió bấc" (Gió lạnh đầu mùa). Ông tả cái ngõ hẻm ở một xóm quê bằng cảm giác của ông khi ông đi qua nơi đó: "một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai. Tâm ngửng đầu lên nhìn: chàng vừa đi vào dưới vòm tre xanh trong ngô." (Trở về). Cả đến một buổi gặt, ông cũng tả bằng cảm giác của ông: "Tân chủ ý đưa cái hái cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm chàng say sưa như men rượu" (Những ngày mới).

Theo tác giả, Thạch Lam thuộc "dạng nhà văn” nào? Những bằng chứng được nêu lên ở đây là gì?

Nếu ta có thể chia ra làm hai dạng nhà văn nhà văn
thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác, thì tôi
quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới. Ở chỗ mà
người khác dùng tư tưởng, dùng lời có khi rất rậm để
tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói một cách rất giản dị cái cảm
giác của ông. Cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi

Trang 80

đi xa hơn, sâu hơn tư tưởng vì có cái ta cảm thấy mà không thể dùng tư tưởng để mô tả, giải phẩu cái cảm giác của ta ra được, dù là một cái cảm giác nhẹ nhàng, “cái rung động khẽ như cánh bướm non" của người cha đứng ngắm đứa con đầu lòng nằm ngủ.

Chính tác giả cũng bảo cho ta biết rằng "cái rung động khẽ như cánh bướm non" ấy là một "tình cảm sâu xa".

Việc nối kết những điều được thể hiện trong sáng tác với đặc điểm con người thực ngoài đời của tác giả có ý nghĩa gì?

Thực vậy, những cảm giác đạm mạc như thế mà ta thấy khắp trong truyện của Thạch Lam đều giấu một tình cảm sâu xa. Tác giả, mà ta tưởng rất điềm tĩnh, kì thực là một người có những tính tình mãnh liệt. Đứng trước sự khốn cùng của bác Lê, tác giả chỉ thủ thỉ nói: "giá cứ có người muốn làm thì cũng không đến nỗi". Nhưng trong cái thủ thỉ ấy ta cảm thấy lòng tức giận sôi lên đến cực điểm. Sau năm, sáu năm xa cách, người con mới giàu có về thăm mẹ già nghèo ở nhà quê, khi hắn ta từ giã bà cụ ra đi, tác giả thản nhiên lạnh lùng viết: "Ra đến ngoài, Tâm nhẹ hẳn mình. Chàng tự cho là đã làm xong bốn phận". Nhưng sự thản nhiên, sự lạnh lùng ấy giấu một tính tình khinh bỉ, một cảm tưởng chua chát không biết đến chừng nào.

Những kẻ giàu có huênh hoang trong bọn trưởng giả như người con trong truyện Trở về, Thạch Lam rất ghét, cũng như ông rất yêu, rất thương bọn nghèo đói, bọn bác Lê, anh Sinh, cu Dư,... Ông đem hết tâm hồn ra để ghét, tuy ông chỉ lãnh đạm nôi đến họ. Lòng ghét âm thầm và dữ dội của ông có khi làm cho ông thiên lệch. Một lần nghe tôi đọc đến tên một người bạn mới giàu sang, ông chau mày nói: "Ồ! Tôi ghét hắn ta lạ". Tôi chưa kịp hỏi vì lẽ gì thì ông đã tiếp luôn: "Trông cái mà hắn ta phỉnh phính, cái bụng hắn xế xệ!".

Rồi ta sẽ thấy trong những tác phẩm của Thạch Lam rất nhiều nhân vật có cặp má phinh phính và cái bụng xệ.

(Khái Hưng, Lời tựa tập truyện ngắn Gió đầu mùa - Thạch Lam, 3/12/1937, NXB Hội Nhà văn – Công tì cổ phần Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2014)

Việc nối kết những điều được thể hiện trong sáng tác với đặc điểm con người thực ngoài đời của tác giả có ý nghĩa gì?

Trả lời câu hỏi

1. Văn bản đã giới thiệu và phân tích những nội dung nổi bật gì của tập truyện Gió đầu mùa của Thạch Lam?

2. Xác định dàn ý của bài viết và nhận xét về cách trình bày lí lẽ và bằng chứng của tác giả.

3. Bài viết của Khái Hưng giúp bạn biết điều gì về Thạch Lam và các truyện ngắn của ông trước khi đọc tập truyện Gió đầu mùa?

Trang 81

2. Viết theo hướng thường thức, trải nghiệm

Đây là lối viết theo kiểu tản văn hoặc tuỳ bút, mà ở đó, người viết bộc lộ cảm nhận, suy nghĩ riêng đối với những nét nổi bật, xuyên suốt về một đặc điểm nội dung hay nghệ thuật, thể hiện giá trị của tác phẩm hoặc phong cách của tác giả – điều làm nên giá trị và sức hấp dẫn của tập thơ, truyện ngắn hoặc tiểu thuyết, đặc biệt ở phương diện thẩm mĩ.

Lối viết này dẫn người viết đến với bút pháp trữ tình, chấm phá, gợi cho người đọc liên tưởng đến nhiều điều cả trong lẫn ngoài tác phẩm. Qua đó, người viết vừa giới thiệu được về tác phẩm, vừa thể hiện cái tôi trữ tình của mình.

ĐỌC VĂN BẢN

Chân trời không bao giờ cũ

Vương Trí Nhàn

Người viết cho biết điều gì về đời văn Hồ Dzếnh?

Hồ Dzếnh qua đời ở tuổi 75, song quả thật, ông đã ngưng viết trước đó rất lâu. Sau hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) cũng đã có một vài cuốn sách mang tên ông được xuất bản – cả sách sáng tác lẫn sách dịch – có điều chúng không có gì đáng kể và thực sự là trong cuốn Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc làm năm 1987 khi ông còn sống, phần chủ yếu vẫn là tập truyện ngắn Chân trời cũ cùng ít bài thơ trong Quê ngoại.

Có gì đặc biệt trong cách tác giả ghi nhận giá trị tập truyện ngắn "Chân trời cũ?

Bảo rằng về già, Hồ Dzếnh sống trong chờ đợi thì cũng không hẳn. Những gì tâm huyết đã mang cống hiến cho đời và ông sống khá thanh thản. May mà trong trường hợp này lịch sử đã công bằng. Mấy năm trước khi mất, chẳng những Hồ Dzếnh có tuyển tập mang tặng bạn bè mà ông còn có dịp chứng kiến Chân trời cũ được in lại ở mấy chỗ, trong sự
tha thiết yêu chiều của bạn đọc, nhất là những bạn đã đọc văn Hồ Dzếnh từ lâu, mà không kiếm được sách. Thật là một sự ơn trả nghĩa đến xứng đáng.

Cuộc đời mỗi nhà văn – cũng giống như cuộc đời mỗi con người – là một cái gì độc đáo, không ai giống ai, và mọi ý muốn người ta áp đặt cho nhau, khuyên bảo nhau, suy cho cùng đều chả mấy nghĩa lí số phận là cái không ai có thể chọn lựa.

Dẫu sao nghĩ lại thì thấy trừ những kẻ bất tài và lười biếng, ở đây, trong văn chương đại khái có hai cách tồn tại. Một là những tác giả, viết luôn tay, viết rất đều, có khi lại hoạt động trên các thể loại khác nhau, và như có bàn tay vàng, làm gì cũng nổi lên tự nhiên và sự nghiệp toà ngang dãy dọc đồ sộ. Và thứ hai là loại người sống như kẻ lơ đãng,

Trang 82

tâm trí để tận đâu đâu, họ chỉ viết rất ít, cả một đời văn thu gọn trong một vài quyển sách chỉ đó. Song chỉ thế thôi mà cứ sống mãi trong lòng người yêu văn chương. Không nói đâu xa, ngay trong các nhà văn Việt Nam thế kỉ hai mươi cũng đã thấy có sự phân chia đôi ngả đôi dòng như vậy. Một bên là Khải Hưng, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính,... và bên kia là Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Nhược Pháp, và lùi về phía sau một chút, là Quang Dũng.

Tác giả suy ngẫm như thế nào về những cách tồn tại trong văn chương?

 

Tác giả nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa cuốn "Chân trời cũ" với tên tuổi của Hồ Dzếnh?

Cố nhiên, Hồ Dzếnh cũng thuộc cái loại thứ hai chúng ta đang nói. Tên tuổi ông gắn liền với Chân trời cũ, ở đó người ta đọc ra tiểu sử, những từng trải riêng của đời sống và cả cách cảm cách nghĩ riêng của Hồ Dzếnh trước cuộc đời này nữa. Mặc dù được viết ra khi tác giả mới 26 tuổi, và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người, song Chân trời cũ lại có một sự già dặn riêng. Nó là thứ văn chương không có tuổi. Thậm chí – bây giờ đã đến lúc có thể nói được điều này - nó là thứ văn chương viết xong người ta có thể gác bút, có thể buông tay nhắm mắt. Và chỉ nhờ thế, cuốn sách chưa đầy 200 trang đó, mới đủ tư cách để đưa một con người trở thành một tên tuổi vĩnh viễn trong lịch sử văn học.

Tìm những từ ngữ khái quát được giá trị cơ bản của cuốn sách.

Những người có dịp gặp Hồ Dzếnh mấy năm cuối đời hẳn còn nhớ ông già trên 70 tuổi ấy luôn luôn có cái vẻ thản nhiên, hình như mọi chuyện "thế sự buồn rầu và cảnh đời hùng tráng" - chữ của Hồ Dzếnh - mình đều đã biết cả rồi, thiệt hơn thế nào cũng được, cuộc sống là thực mà cũng là một cõi hư vô nào đó. Thành thử, ông lại luôn luôn tìm được niềm vui hồn nhiên của mình. Nụ cười ấy đã thường trực trong tâm trí Hồ Dzếnh cho đến khi ông chia tay chúng ta.

(Vương Trí Nhàn, Chuyện cũ văn chương, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr. 89-91)

Trả lời câu hỏi

1. Sự đồng cảm của người viết với tác giả Hồ Dzếnh và tập Chân trời cũ đã được thể hiện như thế nào trong bài viết?

2. Bài viết đã giúp bạn hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa văn và đời? Theo bạn, cách tiếp cận sáng tác từ góc nhìn của tác giả bài viết có đặc điểm và ưu thế gì?

3. Hãy nhận xét về giọng điệu của bài viết và sự phù hợp của nó với đối tượng được nói tới.

4. Sau khi đọc bài viết, bạn có muốn tìm đọc tập truyện ngắn Chân trời cũ không? Vì sao?

Trang 83

3. Viết theo hướng giới thiệu, quảng bá

Đây là cách giới thiệu hướng đến mục tiêu gợi ý đọc sách và phát triển thị trường sách. Khi thực hiện mục tiêu này, cần quan tâm đến nhu cầu và đặc điểm của đối tượng tiếp
nhận để chọn lối viết phù hợp.

Để quảng bá tác phẩm, thu hút sự chú ý của người đọc, người viết có thể tập trung giới thiệu những nội dung nổi bật nhất của cuốn sách hoặc những điểm đáng chú ý về tác giả, quá trình sáng tác. Cách giới thiệu này giúp người đọc tiếp cận được những thông tin đa dạng có liên quan đến tác phẩm và tác giả trước khi đọc tác phẩm.

Sản phẩm của cách viết này có thể là văn bản thông tin đa phương thức (kết hợp kênh chữ và kênh hình).

ĐỌC VĂN BẢN

Nhà thơ Quang Dũng - khúc song hành thơ và hoạ

Chu Hồng Tiến

Hướng tới kỉ niệm 100 năm ngày sinh Quang Dũng (1921-2021), NXB Kim Đồng đã ra mắt tuyển tập "Nhà thơ Quang Dũng - Người mang trong trắng đi tìm thanh cao", tuyển chọn những bài thơ, bức tranh nổi bật của nhà thơ. Cuốn sách do hai tác giả Phương Thảo (con gái của Quang Dũng) và hoạ sĩ Tô Chiêm biên soạn, gồm ba phần chính: 30 bài thơ, 29 bức tranh - là tác phẩm của Quang Dũng và một số bài giới thiệu, phê bình.

Cách giới thiệu đặt trọng tâm vào những thông tin cơ bản về cuốn sách.

Toàn bộ các bài thơ trong tập Nhà thơ Quang Dũng - Người mang trong trắng đi tìm thanh cao được in dựa theo bút tích chép tay của ông trong các cuốn số, thư từ, tư liệu,... được gia đình và bạn bè ông gìn giữ.

Giới thiệu những nét nổi bật về cuộc đời và sáng tác của tác giả Quang Dũng.

Người mang trong trắng đi tìm thanh cao

Nhà thơ Quang Dũng (1921–1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê gốc ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Với cuộc đời cống hiến cho công cuộc kháng chiến và nghệ thuật, ông từng nhận Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Trang 84

Quang Dũng làm thơ từ tuổi niên thiếu, đến năm mười sáu tuổi đã có thơ đăng báo. Bài thơ Chiêu Quân viết năm 1937 với những câu thơ mang dấu ấn thời kì Thơ mới, nhưng vẫn có một sắc thái riêng của Quang Dũng: "Tì bà lanh lảnh buốt cung thương / Tang tình năm ngón sâu dâng lệ... / Lã chã trời Phiên mua tuyết xuống / Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang".

Quang Dũng tham gia cách mạng từ ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, làm phải viên Phòng quân vụ Bắc Bộ. Kháng chiến bùng nổ, ông làm Chính trị viên phó đại đội vệ binh khu II một thời gian thì được cử đi học lớp Bổ túc quân sự ở Sơn Tây. Đến đầu năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến mới được thành lập với nhiệm vụ phối hợp cùng bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân Pháp. Chiến sĩ Tây Tiến là những người hào hoa, vui nhộn ngay cả trong hoàn cảnh rất gian nan. Chính trong môi trường này, Quang Dũng đã có được những bài thơ hay bậc nhất trong nền thơ ca kháng chiến cứu quốc: "Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi / Tháng Chạp màn sương trùm đất nước / Gió mùa chết héo mạ non xanh / Sương muối thấm vào bao đạn ướt" (Những làng đi qua)....

Có thể nói, con đường số phận đã đưa Quang Dũng đến với đoàn Tây Tiến. Và rồi, tài năng của ông đã khiến một phần đời sống tinh thần của đoàn bình này, qua những bài thơ, bức tranh, còn sống lâu dài trong nền văn học và trong tâm hồn bao thế hệ độc giả.

hinh-anh-phan-2-viet-bai-ve-mot-tap-tho-mot-tap-truyen-ngan-hoac-mot-tieu-thuyet-13209-0

Kí hoạ đèo Mã Phục của Quang Dũng

Trang 85

Thơ ông như cuộc kiếm tìm khuôn mặt, hình dáng đích thực của tình yêu, của số phận trong cái khốc liệt của chiến tranh. Đời sống kháng chiến trong thơ ca của ông là cuộc đối thoại tràn trề sức trẻ, biến những gian nan, cách xa, lửa đạn thành kỉ niệm của tình yêu thương đùm bọc: "Tiếng hát hành quân vui trong mưa / Gió bấc về sân buổi tiễn đưa / Nài chuối tiễn nhau em mới cắt / Nắm cơm hàng xóm gửi trung đoàn" (Những làng đi qua).

Bộc bạch, mô tả hoàn cảnh, không khí kháng chiến, nhưng cái đích đến của nhà thơ là tình yêu và khát vọng hoà bình. Ngập tràn thơ Quang Dũng là thế giới hoang dã cây cỏ, hoa lá, chim muông. Thiên nhiên đã truyền vào thơ ông những âm thanh, sắc màu vang động, những vẻ đẹp lộng lẫy và những bí ẩn kì diệu như cánh đồng, dòng sông, hồ nước, dãy núi, trong một trí tưởng tượng vô tận: "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy / Có thấy hồn lau nẻo bến bờ / Có nhớ dáng người trên độc mộc / Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" (Tây Tiến).

Những phương diện nổi bật đáng chú ý của cuốn sách.

Không gian thơ và hoạ

Không gian hội hoạ mà ta cảm nhận được trong thơ Quang Dũng cũng là không gian cảm giác. Ở nhiều bài thơ, qua cách miêu tả đối tượng, cách thức tổ chức câu thơ, dễ thấy yếu tố không gian hội hoạ được gọi lên bởi sự tinh tế của cả thị giác và cảm giác: "Đường ấy đi về qua bóng núi / Miếu đêm soi lạnh xuống sông dài / Lay động màn sương trên khói sóng/ Thuyền câu ai gõ mạn xa khơi" (Đường trăng).

Cũng vậy, không gian tranh của ông dung dị, khoảng đạt như chứa chất bao nỗi niềm, cảm xúc, cảnh sắc thiên nhiên gắn bó với tâm trạng, và qua đó thể hiện tình cảm của tác giả.

hinh-anh-phan-2-viet-bai-ve-mot-tap-tho-mot-tap-truyen-ngan-hoac-mot-tieu-thuyet-13209-1

Tranh Kháng chiến của Quang Dũng, về năm 1967

Trang 86

Thời niên thiếu, Quang Dũng rất yêu thơ và hội hoạ, được bố mẹ dành cho một buồng riêng trong căn nhà gác thoáng rộng. Ở đó, chính Quang Dũng đã trang trí căn buồng bằng nhiều bức tranh ông tự vẽ, những tranh vẽ trên toan, lồng khung treo lên và cả mấy bức ông vẽ thẳng vào tường (Người mẹ của Quang Dũng vẫn giữ gìn nguyên vẹn những bức vẽ đó đằng đẵng suốt bao năm, khi Quang Dũng đi kháng chiến).

Nhiều bài thơ được thi sĩ vẽ minh hoạ bằng bút chì ngay bên cạnh. Hoạ sĩ Tô Chiêm nhận định: "Ông thích tự làm bìa, minh hoạ cho thơ và bút kí của mình. Dường như người nghệ sĩ tài hoa ấy mong muốn những đứa con tinh thần có được sự hài hoà tuyệt đối".

Tranh Quang Dũng chủ yếu là phong cảnh: Nhớ Tây Tiến, Đường lên Tây Bắc, Làng ven đê sông Đáy, Mây đầu ô, Dốc Yên Phụ, Vườn đào Nhật Tân, Ba Vì,... Vẽ là cách để Quang Dũng ghim giữ lại bằng ngôn ngữ tạo hình những cảm xúc trong thơ. Tranh của Quang Dũng dựng nên một thế giới thanh bình và lãng mạn, an hoà, như điều luôn được thể hiện trong thơ, văn của ông (tương tự, trong mỗi bài thơ, trang văn của ông có chứa sẵn một bức tranh, một bản nhạc).

Quang Dũng tựa bóng "mây phiêu lưu, mây lang thang", hồn nhiên viết thơ trên từng tờ giấy vương vãi hoặc trong số tay của các bè bạn. Cũng vậy, say mê vẽ, vượt thoát tham vọng có tác phẩm để đời, ông vẽ như chỉ để lưu giữ lại kỉ niệm với bờ bãi, sông nước, làng mạc, cỏ cây, con người,... Màu sắc, đường nét như tự do đến với ông nhưng có lẽ chính vì vậy mà các bức hoạ của ông luôn thể hiện được nét riêng, chiếm được trọn vẹn cảm tình của những người mê thơ - hoạ, thích nét tài hoa, tài tử ở những lớp nghệ sĩ đặc biệt như Quang Dũng.

(Theo Chu Hồng Tiến, Thể thao và Văn hoá, ngày 13/11/2020)

Trả lời câu hỏi

1.  Bài viết đã đưa đến những thông tin gì về cuốn sách?

2.  Những nội dung nổi bật nào của cuốn sách đã được tác giả giới thiệu? Cách giới thiệu đó có thể khơi lên ở người đọc những ấn tượng gì về cuốn sách?

3.  Cách trình bày, triển khai văn bản này có điểm gì khác so với hai văn bản trên?

Trang 87

III. THỰC HÀNH VIẾT

Chuẩn bị

– Chọn giới thiệu tác phẩm (tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết ở Phần 1; chọn một trong các hướng giới thiệu ở Phần 2).

– Xem lại phiều đọc sách để hình dung tổng thể:

+ Những thông tin chung về cuốn sách (tên sách, sách của một hay nhiều tác giả, năm xuất bản, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời,....).

+ Những nội dung chính của cuốn sách (theo các đặc điểm của tập thơ, tập truyện ngắn hay tiểu thuyết).

+ Những cảm nhận, ấn tượng của người đọc về cuốn sách.

– Xem lại nội dung và yêu cầu của cách viết mà bạn lựa chọn.

Lập dàn ý

Bài viết theo hướng nghiên cứu

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhận xét chung về những giá trị nổi bật hoặc những nét đặc sắc tạo nên dấu ấn của tác phẩm.

Thân bài: Trình bày tổng quan về những giá trị nổi bật của tác phẩm hoặc từng khia cạnh đáng chú ý về nội dung và nghệ thuật, mỗi ý được giới thiệu cần có trích dẫn cùng một số phân tích cụ thể (về những ví dụ tiêu biểu) để tạo điểm nhấn.

– Với tác phẩm truyện ngắn hoặc tiểu thuyết: Chú ý đến đề tài, chủ đề, các tuyến nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, bút pháp hoặc phong cách của tác giả.

– Với tác phẩm thơ: Chú ý đến mạch cảm xúc, thế giới hình tượng, nghệ thuật xây dựng hình ảnh, bút pháp hoặc phong cách của tác giả.

Kết bài: Đánh giá vị trí của tập thơ hoặc tập truyện ngắn trong sự nghiệp của tác giả và trong nền văn học, nêu những điểm thống nhất trong dư luận của công chúng văn học về
sức lôi cuốn của tác phẩm.

Bài viết theo hướng thưởng thức, trải nghiệm

Mở bài: Những ấn tượng đậm nét của người viết về nội dung, nghệ thuật của cuốn sách, về tác giả cuốn sách hoặc một kỉ niệm sâu đậm của cá nhân có liên quan đến
tác giả, tác phẩm.

Thân bài: Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ, trải nghiệm của cá nhân người viết về các vấn đề có liên quan trong tác phẩm, qua đó tái hiện những nét nổi bật nhất về nội dung, nghệ thuật hoặc những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả, thể hiện qua các ví dụ tiêu biểu.

Trang 88

Kết bài: Nói về những cảm xúc tiếp nối mà tác phẩm mang lại hay những cảm nhận từ phía độc giả về sức hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm.

Bài viết theo hướng giới thiệu, quảng bá

Mở bài: Những thông tin chung về cuốn sách (tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số đơn vị tác phẩm trong tập thơ, tập truyện, số chương/ phần trong cuốn tiểu thuyết) hoặc
những thông tin đặc biệt về cuốn sách (bối cảnh xuất bản, hình thức trình bày,...).

Thân bài: Trình bày những thông tin nổi bật nhất về tác giả, tác phẩm (đề tài chính, thế giới nhân vật, hình tượng trung tâm, khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật) hoặc quá trình sáng tác có thể gây ấn tượng đậm nét đối với người tiếp nhận.

Kết bài: Khái quát những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc.

Khi tổ chức văn bản, có thể sử dụng một số hình thức quen thuộc của văn bản thông tin như: sa-pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu gạch đầu dòng trong văn bản. Văn bản hoàn chỉnh thường là văn bản đa phương thức.

Viết

- Chuẩn bị tâm thế, cảm xúc khi viết bài.

- Chú ý khai thác, vận dụng tối đa những tư liệu thu thập được cũng như những ý này sinh trong quá trình đọc đã được ghi chép dưới hình thức phiếu.

- Bài viết có thể do cá nhân hoặc nhóm thực hiện, viết ở lớp hay ở nhà tuỳ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể.

Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Kiểm tra độ chính xác của những trích dẫn, kể cả trích dẫn từ văn bản văn học được phân tích, đánh giá, giới thiệu lẫn trích dẫn từ những bài nghiên cứu, giới thiệu mà mình đã tham khảo.

- Rà soát lại văn bản về phương diện mạch lạc và liên kết, có thể đào hay sửa lại các phần, các câu văn làm ảnh hưởng đến tính nhất quán của bài viết.

- Cân nhắc chọn các hình ảnh minh hoạ sao cho bài viết đạt được hiệu quả tác động tối đa.

- Kiểm tra văn bản viết về phương diện chính tả và diễn đạt, đảm bảo cho bài viết đạt được độ chuẩn mực cần có.

Trang 89

IV. BÁO CÁO KẾT QUẢ

1. Hình thức tổ chức

– Đọc và góp ý theo nhóm:

+ Nội dung hoạt động của nhóm được xác định căn cứ vào một trong hai chủ đề trao đổi chính: trao đổi về một kiểu văn bản đã viết (nghị luận, biểu cảm, thông tin) hoặc trao đồi về một thể loại được giới thiệu (tập thơ, tập truyện ngắn, tiểu thuyết).

+ Đọc một bài đề cả nhóm cùng theo dõi hoặc các cá nhân trong nhóm đồi bài cho nhau để đọc, nhận xét.

+ Dựa vào hệ thống tiêu chí các loại bài đề tự đánh giá hoặc đánh giá bài viết của bạn trong nhóm.

– Chọn bài tiêu biểu để đọc và trao đổi trước lớp.

2. Tiêu chí đánh giá bài viết

Để nhận xét, đánh giá bài viết, cần dựa vào những nhóm tiêu chí sau:

– Tiêu chí nhận xét, đánh giá bài viết theo hướng nghiên cứu

STT                                                       Tiêu chí
1 Xác định và trình bày được những vấn đề trọng tâm của tác phẩm.
2 Thể hiện quan điểm và thái độ của người viết về vấn đề được đề cập.
3 Sử dụng lí lẽ, bằng chứng phù hợp đề triển khai các ý được nêu trong bài viết.
4 Tổ chức bài văn thành ba phần hợp lí: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
5 Sử dụng các phương thức liên kết để tạo sự liền mạch, nhất quân trong từng đoạn
và giữa các đoạn.
6 Dùng từ, đặt câu đúng; diễn đạt trong sáng, rõ ràng.
7 Viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng quy cách.

 

– Tiêu chí nhận xét, đánh giá bài viết theo hưởng thưởng thức, trải nghiệm

STT                                                       Tiêu chí
1 Bộc lộ được những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm cá nhân về tác phẩm.
2 Làm nổi bật được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
3 Tổ chức bài văn linh hoạt, mở bài và kết bài có tính khơi gợi.

Trang 90

4 Sử dụng các phương tiện liên kết để tạo sự liền mạch, nhất quán trong từng đoạn
và giữa các đoạn.
5 Sử dụng kết hợp các yếu tố biểu cảm với thuyết minh, nghị luận một cách hiệu quả.
6 Dùng từ, đặt câu đúng; diễn đạt rõ ràng, trong sáng.
  Viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng quy cách.

 

– Tiêu chí nhận xét, đánh giá bài viết theo hướng giới thiệu, quảng bá

STT                                                       Tiêu chí
1 Xác định và trình bày, giới thiệu được các thông tin cơ bản về tác phẩm.
  Thể hiện được nội dung thông tin một cách linh hoạt.
  Sử dụng các phương pháp trình bày thông tin hợp lí.
  Tổ chức bài văn thành ba phần hợp lí: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
  Sử dụng các phương tiện liên kết để tạo sự liền mạch, nhất quán trong từng đoạn và giữa đoạn.
  Dùng từ, đặt câu đúng; diễn đạt rõ ràng, trong sáng.
  Viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng quy cách.

 

1.  Sưu tầm những bài viết hay, có giá trị về một tập thơ, lập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết để mở rộng kiến thức và học hỏi kinh nghiệm viết.

2.  Tìm hiểu phong cách viết của những tác giả có bài được sưu tầm ở trên.

3.  Viết về một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã đọc.

Tin tức mới


Đánh giá

Phần 2: Viết Bài Về Một Tập Thơ, Một Tập Truyện Ngắn Hoặc Một Tiểu Thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 | Chuyên Đề 3: Đọc, Viết, Giới Thiệu Một Tập Truyện Ngắn Hoặc Một Tiểu Thuyết - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Công nghệ trồng trọt 10

Vật Lí 10

Hóa học 10

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.